Mục lục nội dung

SEO là gì? Tại sao SEO lại cần thiết cho website

Tìm hiểu toàn tập về SEO
Khái niệm SEO là gì không còn quá xa lạ với hầu hết SEOer, và thật kỳ lạ là sau rất nhiều thời gian nghiên cứu về SEO, hôm nay tôi mới chính thức viết một bài nói về khái niệm SEO là gì?

SEO là gì mà bạn bè tôi là những chủ doanh nghiệp họ rủ nhau tham gia các lớp học đào tạo SEO nhiều vậy. Câu hỏi mà các chủ doanh nghiệp hay thắc mắc khi nghe đến SEO, bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn seo là gì, seo phải làm gì và tại sao bạn nên học seo để vượt qua đối thủ của mình trong kinh doanh.

SEO là gì?

SEO là viết tắt của “Search Engine Optimization” – “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” là một tập hợp các kỹ thuật tối ưu website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm của các keywords trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,…với mục tiêu cao nhất là lên top #1 trong các trang đầu tiên của SERPs.

SEO là gì?
Khái niệm SEO là gì?

Cụ thể ta có thể hiểu SEO là công việc tối ưu thứ hạng từ khóa của ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Các keywords có được thứ hạng trên kết quả tìm kiếm càng cao thì tỷ lệ tiếp cận khách hàng sẽ càng lớn, điều này cũng tương tự như việc bạn dành được một vị trí đẹp để đặt gian hàng tại các hội chợ triển lãm, giúp gian hàng dễ dàng nhận được sự chú ý của các vị khách.

Những công việc chính của người làm SEO:

  • Nghiên cứu và xác định những ý định tìm kiếm của người dùng có liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ.
  • Xây dụng các nội dung đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.
  • Tối ưu website dựa trên hơn 200 yếu tố xếp hạng được Google cung cấp nhằm giúp website trở lên thân hiện hơn với công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng các tín hiệu bên ngoài cho website.

Để một website đạt được một thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm (SERP) thì có 2 yếu tố quyết định đến sự dịch chuyển thứ hạng lên hay xuống của từ khóa là:

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage gồm các công việc tối ưu được thực hiện bên trong website, được lặp đi lặp lại nhiều lần như:

  • Tối ưu content
  • Tối ưu Internal link, External link
  • Tối ưu hình ảnh/video
  • Tối ưu source code website
  • Tối ưu hiển thị UI/UX
  • Tối ưu tốc độ tải trang

Mục đích chính của những việc này là để cải thiển thứ hạng của trang web trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Tối ưu SEO Onpage là một quá trình dài hơi và yêu cầu độ tỉ mỉ cao. Nhưng SEO Onpage sẽ là con đường dễ nhất đem lại hiệu quả nhanh chóng cho website nếu như bạn có thể kiểm soát được hoàn toàn 100% các yếu tố onpage trên trang web của mình.

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là tập hợp các thủ thật xây dựng và tối ưu các yếu tố được thực hiện bên ngoài website, tất cả nhằm giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với người dùng, đồng thời giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang web của bạn, các công việc trong SEO Offpage bao gồm:

  • Xây dựng liên kết (link building)
  • Phát triển marketing các kênh social media
  • Public Relations (các hoạt động PR cho website)
  • Local SEO

Vị trí của SEO trên kết quả tìm kiếm Google

Vị trí các kết quả SEO được hiển thị trên SERP
Vị trí hiển thị các kết quả SEO trên SERP

Như bạn thấy ở hình trên, 3 vị trí đầu tiên được hiển thị trên kết quả tìm kiếm đều thuộc về các website chạy Adwords (các kết quả Adword sẽ có chữ “Quảng cáo” xuất hiện trên mẫu quảng cáo). Phìa sau các kết Adwords sẽ là các kết quả SEO có được sau một quá trình nỗ lực tối ưu và đạt được các thứ hạng phổ biến thường được gọi từ #1 đến #10 (vị trí số 1 đến vị trí số 10 trên 1 trang)

Dĩ nhiên Google sẽ có những tiêu chuẩn thuật toán riêng để đánh giá chất lượng củng từng website từ mức độ liên quan, giá trị mà mang lại cho người dùng,… Các thuật toán này luôn được Google update thay đổi thường xuyên, nhiệm vụ của các SEOer là dựa trên các thuật toán đã được Google công bố, tìm ra các giải pháp tối ưu và giúp toàn website gia tăng các giá trị thực sự cho người truy cập, liên tục và bền bỉ quả mỗi ngày, mỗi năm.

Tuy rằng SEO website sẽ tốn nhiều công sức hơn so với việc bạn sử dụng các công cụ quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads,… nhưng thành quả của nó lại vô cùng hấp dẫn đối với người kinh doanh online!

SEO mang lại lợi ích gì cho các nhà knh doanh online

Đối với lĩnh vực kinh doanh online cả SEO và Adwords đều có vai trò chung đó là dẫn lối khách hàng đến với website bằng cách giúp website  đứng TOP từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.

Lấy một ví dụ đơn giản về SEO trong mảng kinh doanh thiết bị điện tử như smartphone. Khi bạn có nhu cầu mua một chiếc điện thoại mới như Iphone 12 chẳng hạn, điều đầu tiên chắc chắn bạn hay bất cứ ai khác sẽ làm đó là tìm kiếm thông tin của chiếc Iphone 12 đó.

Phương thức tìm kiếm thì có rất nhiều như hỏi bạn bè, lên các fanpage chuyên về công nghệ trên facebook,twitter,,.. hay lên youtube xem các reviewer đạp hộp chia sẻ chẳng hạn. Nhưng chắc chắn phương thức tìm kiếm được dùng phổ biến nhất sẽ là lên Google và gõ cụm từ “Iphone 12”.

Lập tức hàng hàng triệu kết quả được về chiếc Iphone 12 được trả về cho bạn đơn giản mà nhanh gọn (đúng như câu nói cái gì không biết thì tra Google ^^).

Quay trở lại chủ đề chính của chúng ta vậy SEO có lợi ích gì cho các nhà kinh doanh. Bạn sẽ hiểu sau khi nhìn các số liệu sau ngay thôi.

Thống kê tỉ lệ click trên 10 kết quả hàng đầu
Tỉ lệ click của 10 kết qyar tìm kiếm hàng đầu

Nhìn vào vào các số liệu trên chắc hẳn bạn có thể thấy các kết quả có lượng nhấp chuột cao nhất khi tìm kiếm trên google là 5 vị trí đầu tiêu (không tính các kết quả chạy quảng cáo).

Bạn hãy thử nghĩ mà xem, với nhu cầu của bạn đang là tìm hiểu thông tin để mua hàng.cụ thể là “Iphone 12”. Tôi có thể chắc chắn rằng 5 kết quả đầu tiên sẽ những kết quả bạn truy cập vào, và với khoảng 69 triệu người dân Việt Nam (ví dụ này chỉ xét trong lãnh thổ Việt Nam) đang sử dụng internet phàn đều lựa chọn 5 kết quả hàng đầu như bạn trong khi các kết quả mà google tìm kiếm đưa ra đều là website thương mại điện tử.

Chỉ cần vập thôi là bạn đã có thể mường tượng được các website được xếp hạng tìm kiếm cao thu hút được lượng khách hàng truy cập và khách hàng tiềm năng nhiều thế nào rồi đấy.

Lựa chọn công cụ tìm kiếm phù hợp

Các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất
Các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất

Hiện nay trên thế giới đang có hơn 25 công cụ tìm kiếm được sử dụng, mức độ phổ biến của từng công cụ tìm kiếm lại tùy thuộc nhiều vào các yếu tố tác động bên ngoài như: con người, quốc gia,…

Ví dụ, chúng ta có thể nhìn sang người hàng xóm Trung quốc, nếu bạn tìm kiếm từ khóa “công cụ tìm kiếm phổ biến tại Trung Quốc” kết quả trả về sẽ cho bạn biết được rằng Google thực sự không phải là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại đất nước tỷ dân này. Phổ biến nhất phải nói đến là “Baidu” một công cụ không thể thiếu với những ai sử dụng tiếng trung và có ý định kinh doanh tại thị trường này.

Lý do cho việc Google không thực sự được sử dụng phổ biến tại quốc gia này là vì Trung Quốc từ trước đến này vẫn luôn duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Thậm chí trong những năm trở lại, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm đối với nhiều thương hiệu của nước ngoài, bao gồm không ít thương hiệu công nghệ của Mỹ như Google, Twitter, Facebook,… cùng với đó là một bộ luật kiểm duyệt Internet khắt khe được ban hành gây không ít khó khăn cho các công ty công nghệ nước ngoài hoạt động trên môi trương Internet như Google cụ thể tác động của luật này đã được nhắc đến trong tại liệu trên wikipedia như sau:

Trên thực tế, việc kiểm duyệt không công bằng này trên toàn thế giới có thể được kiểm chứng bằng hiện tượng một số trang web hoàn toàn hoặc ở nhiều thời điểm không thể truy cập được, một số hoạt động kiểm duyệt chỉ mang tính tạm thời và thường thì bị “lách” qua khá dễ dàng. Mặt khác, việc kiểm duyệt thông tin trên Internet ở Trung Quốc, dựa trên một số mục tiêu xác định, và với sự hợp tác chủ động của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trong khu vực châu Á (như Google) nhằm chỉ cho phép tiếp cận những thông tin mà chính phủ Trung Quốc cho là tốt đẹp. Công cụ chính để kiểm duyệt Internet tại Trung quốc được gọi là “Phòng hỏa trường thành”.

Nguồn Wikipedia

Qua đây bạn có thể thấy rằng Google phổ biến nhưng không phải độc tôn trên thế giới, nếu như ở Việt Nam dễ dàng nhận thấy Google công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi nhất nhưng đối với một số quốc gia khác lại là không và cộng việc của bạn sẽ phải tìm hiểu là lựa chọn một công cụ tìm kiếm tốt nhất để giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng nhất có thể.

Một số các cộng cụ tìm kiếm phổ biến hiện này:

  • Google
  • Bing
  • Yahoo
  • Yandex
  • Baidu
  • DuckDuckGo
  • Ask

Về cơ bản, mỗi công cụ tìm kiếm sẽ có những thước đo riêng để đánh giá mức độ hữu ích để xếp hạng các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất đối với người dùng. Và công việc của những người làm SEO sẽ là nghiên cứu và tối ưu nhằm giúp các kết quả tìm kiếm giành được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm đó.

Những hình thức SEO phổ biến nhất hiện nay

Có khá nhiều hình thức SEO khác nhau, nhưng về cơ bản thì hiện tại các hình thức SEO đem lại hiệu quả cao và phổ biến thì có 6 dạng sau:

SEO Entity

SEO Entity
SEO Entity

Trong vài 1-2 năm trở lại đây, SEO Entity đang dành được rất nhiều sự quan tâm của giời SEOer Việt Nam.

Lý do cho việc phương thức SEO này trở thành đề tài được quan tâm đến vậy là do các thuật toán đánh gia s chất lượng nội dung của Google đang ngày càng trở lên thông minh hơn.

Những nội dung chất lượng hiện nay không còn được đánh giá qua con số unique 100% và tối ưu từ khóa là có thể dễ dàng đạt được TOP nữa. Bây giờ Google đã áp dụng thêm các 3 yếu tố đánh giá nội dung Expertise (mức độ chuyên môn) – Authoritativeness (mức độ thẩm quyền) – Trustworthiness (Mức độ tin cậy) hay còn được biết đến với khái niệm EAT.

Chính vì thế, SEO Entity có nghĩa là bạn phải chứng tổ được cho Google biết được rằng website của bạn là môt thực thể có thực và có chuyên môn lẫn uy tín trong lĩnh vực mà website bạn đang hoạt động.

SEO Keywords

SEO keywords
SEO keywords

SEO từ khóa là  sẽ chỉ tập trung duy nhất vào công việc tối ưu từ khóa để đạt được thứ hạng cao (TOP 10) trên kết quả tìm kiếm của Google.

Nhưng bạn cần lưu ý nếu muốn SEO từ khóa hiệu quả thì tổng thể website cần phải đảm bảo đã được tối ưu tốt về Onpage SEO, Offpage SEO và Technical (kỹ thuật).

SEO Social

SEO social
SEO social

Seo social một trong nhung hình thức SEO phổ biến nhất hiện nay nếu không muốn phải nói là buộc phải có trong quy trong quy trình SEO website hiện nay.

Điều quan trọng nhất trong nền tảng Social Media và SEO chính là nội dung phải hấp dẫn, độc đáo sẽ là yếu tố quyết định trong việc xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

SEO Image

SEO hình ảnh
SEO hình ảnh

SEO hình ảnh, đây là phương pháp tối ưu hóa cho hình ảnh website, hình ảnh sản phẩm đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm của Google và nhiều công cụ tìm kiếm khác. Công việc chính của tối ưu hình ảnh sẽ gồm 3 yếu tố sau:

  • Tối ưu hóa dung lượng file hình ảnh để tối ưu hóa tốc độ tải trang nhanh hơn.
  • Đặt tên file bằng từ khóa chính hoặc nội dung của hình, không dấu và ngăn cách với nhau bằng dấu “-”. Ví dụ như: dao-tao-seo.jpg
  • Tối ưu hóa các mục khác như: Alt tag, caption (chú thích hình ảnh), geo tag (xác định vụ trí cho hình ảnh), liệt kê hình ảnh vào sitemap…

SEO Mobile

SEO mobile
SEO mobile

Với khoảng 4 tỷ người dùng internet di dộng trên toàn thế giới, chiếm khoảng 51% dân số thế giới không khó để hiểu tại sao SEO Mobile lại quan trọng như vậy.

Về cơ bản thì quy trình SEO trên mobile và PC cũng gần như hoàn toàn giống nhau. Nhưng để triển khai SEO mobile một cách hiệu quả bạn cần phải tối ưu được hiển thị của website trở nên thân thiện trên màn hình điện thoại.

Nhằm giúp các website Google đã khuyến nghị các trang web nên được cài đặt AMP để tối ưu hiển thi trên di động.

Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra xem website của mình đã có AMP chưa thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách kiểm tra và cài đặt AMP tại đây:

Hướng dẫn cách kiểm tra và cài đặt AMP cho website

SEO Local

SEO local
SEO local

Nói đơn giản hơn, là khi bạn đã tạo website hoàn chỉnh và đặt mục tiêu thu hút khách hàng ghé đến cửa hàng/công ty của bạn tại địa phương đó, thì SEO Local là lựa chọn tốt nhất.

Khi SEO Local, bạn hãy thêm tên doanh nghiệp, thông tin liên hệ, địa chỉ công ty trong tất cả các trang trên website.

  • Tại mục trang chủ hãy thêm Local Business Schema
  • Tạo tài khoản Google My Business
  • Đăng ký doanh nghiệp với các trang local listing uy tín như: Foursquare, Yahoo small business, Yelp,…
  • Quảng cáo website trên các địa phương và danh mục. Ví dụ trên những trang báo online địa phương.

Khác biệt giữa SEO và Google Adwords

Khi bạn thực hiện search từ khóa, hầu hết các kết quả trả về sẽ gồm có các kết quả được chạy quảng cáo ads và kết quả được lên TOP bằng SEO. Vậy chúng có gì khác nhau?

Để bạn có thể phân biệt và hiểu rõ hơn, tôi đã thống kê tất cả sự khác nhau cơ bản giữa Google Adwords và SEO vào bảng dưới đây:

TIÊU CHÍSEOGoogle Adwords
Đối tượng sử dụngCó thể áp dụng cho tất cả các công cụ tìm kiếmDành cho các website của Goole và các website sử dụng Google Adsense
Hình thức truy cậpTruy cập từ Adwords sẽ mất phíTruy cập từ SEO hoàn toàn miễn phí
Cách thức lên TOP và vị trí hiển thị tìm kiếmQuảng cáo Adwords luôn đứng trên các kết quả SEO thường từ #1 -> #3

Để có thẻ nhận được một trong trong vị trí quảng cáo TOP sẽ tùy thuộc vào mức chi phí bạn bỏ ra để đấu giá cho quảng cáo đó

Cân nhiều thời gian và kỹ thuật để được vị trí TOP đầu trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên
Thời gian đạt TOPNgay khi chiến dịch được tạo xongSẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô dự án, mức độ cạnh tranh từ khóa,… mà có thể mất khoảng 6 tháng có khi lâu hơn để có thể đạt được thứ hạng tốt và traffic ổn định
Chi phí chiển khaiAdwords sẽ tố kém hơn so với SEO, đổi lại bạn có thể dễ dàng tính toán để cân bằng chi phí bỏ ra và doanh thu đạt đượcKhó khăn cho việc tính toán chi phí vì có nhiều yếu tố chiển khai SEO

Bù lại về lâu dài khi từ khóa đã được vị trí TOP, bạn sẽ không phải phải mất thêm chi phí cho nó nữa

Tối ưu từ khóaCó thể chọn nhiều từ khóa chạy cùng lúcTập trung vào một từ khóa trước, sau đó mở rộng ra nhiều keyword hơn với thời gian làm những keyword mở rộng ngắn hơn trước
Tỷ lện clickGoogle Ads chiếm khoảng 35% lượng click trên kết quả tìm kiếm

Nhưng Google Ads lại gặp phải tình trạng lượt click ảo

Các kết quả tự nhiên bằng SEO chiếm khoảng 65% tổng số lươt click
Thời gian đầu tư Ngắn hạnDài hạn
Mức độ tác độngChỉ tác động đến duy nhất URL được quảng cáo. các page khác trên cùng domain ít bị ảnh hưởngWebsite được tối ưu SEO thì tất cả các keyword trên cùng domain có sụ cạnh tranh thấp cùng được thúc đẩy theo

Mục tiêu khi làm SEO

Mục tiêu của SEO khá đơn giản, đó chính là lên Top Google? Không không hẳn như vậy, tôi tìm đến SEO không hẳn là vi Top mà là vì sức ảnh hưởng mà Top Google mang đến cho tôi. Đó chính là Doanh Thu và Thương Hiệu.

“80% user click vào kết quả Organic thay vì Google Ads. Và trong 80% đó có trung bình 65% click vào kết quả top 5.”

Những số liệu đó không nói dối. Do đó, trong quá trình làm SEO thì việc thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm là điều quan trọng nhất. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.

Quy trình 8 bước tối ưu website chuẩn SEO

Quyết định làm SEO cho website là một quyết định quan trọng giúp cải thiện vị trí trang web của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm với từ khóa mà bạn muốn SEO. Tuy nhiên trước khi làm SEO, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu SEO là gì? sau đó bạn cần nghiên cứu các lợi ích cũng như chi phí cần đầu tư cho công việc này.

Để khai thác SEO hiệu quả thì chiến lược SEO là yếu tố cực kỳ quan trọng, ngoài ra bạn cũng nên kết hợp thêm các công cụ marketing khác như Adwords để cải thiện hiệu quả của chiến dịch SEO hơn

Google, Bing và Yahoo là những bộ máy tìm kiếm lớn, vì thế nó xây dựng ra các tiêu chuẩn riêng để đánh giá và xếp hạng các website. Nếu website của bạn đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của máy tìm kiếm sẽ được đánh giá cao và có cơ hội vươn lên hàng TOP nhanh hơn.

Để không mất quá nhiều thời gian và công sức thực hiện, một người làm nghề SEO phải nắm rõ quy trình SEO cơ bản, cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dụng bộ từ khóa cần SEO

Nghiên cứu từ khóa bằng cách phân tích người dùng/đối thủ cùng với sự hỗ trợ từ các công cụ phân tích.

Bước 2: Phân tích 10 kết quả trên trang nhất Google

– Khi đã xây dụng được bộ từ khóa cần SEO, lúc này bạn cần phân tích những đối thủ đang được xếp hạng trong TOP 10 với từng từ khóa đó.

Bước 3: Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

– Ý định tìm kiếm (Search intent) từ lâu đã trở thành một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google. Để SEO thành công trong những năm tiếp theo chắc chắn bạn không thể không tìm hiểu về khái niệm này.

Bước 4: Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Xây dựng các nội dung chất lượng và độc nhất dựa trên bộ từ khóa.

Bước 5: Tối ưu On-pager

– Thực hiện tối ưu Onpage cho website như: url, title, description, thẻ heading,… cho content

Bước 6: Tối ưu Off-page

Tối ưu Offpage xây dựng hệ thống backlink, các site vệ tinh,…

Bước 7: Tiếp tục tối ưu và cải thiện nội dung

– Thường xuyên theo dõi kết quả để đưa ra đánh giá, tiếp tục thực hiện tối ưu hóa các yếu tố có thể ảnh hưởng đến SEO theo tiêu chuẩn tìm kiếm của Google.

Bước 8: Thực hiện tối ưu nâng cao

– Từ lượng Traffic và ranking đạt được, hãy dành thời gian để phân tích sâu hơn và tối ưu hóa nâng cao như: Audit content, Time On Site, Bounce Rate,…

Ai cũng có thể học SEO và làm SEO

Thực sự là vậy, chỉ cần bạn đủ quyết tâm, thời gian, công sức thậm chí cả tiền bạc là bạn đã có thể làm SEO. Bạn hoàn toàn có thể tự học SEO cơ bản ở nhà, tuy nhiên lời khuyên được đưa ra là bạn nên đi học SEO bởi vì điều đó sẽ tiết kiệm thời gian và giúp bạn có định hướng tốt nhất về SEO, điều quan trọng là bạn hãy lựa chọn cá nhân hoặc trung tâm đào tạo SEO uy tín.

Sau khi bạn đã tìm hiểu kỹ về SEO và có kiến thức cũng như các kỹ năng SEO tốt, bạn hoàn toàn có thể tự SEO website cho các dịch vụ cá nhân mình thậm ví việc bạn sẽ trở thành một chuyên gia SEO chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn cho chủ các trang web. Các dịch vụ SEO bao gồm:

  • Nhận xét về nội dung và cấu trúc của trang web.
  • Tư vấn kỹ thuật phát triển trang web như: lưu trữ, chuyển hướng, sửa trang lỗi…
  • Phát triển nội dung trang web.
  • Nghiên cứu từ khoá.
  • Đào tạo SEO.

Hãy nhớ rằng trang kết quả tìm kiếm của Google bao gồm các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) và các quảng cáo trả tiền (PPC), gọi là Google Adword (được đánh dấu bởi các tiêu đề “Liên kết được Tài trợ” hoặc “Tại sao lại là quảng cáo này“). Các vị trí trong khu vực quảng cáo được đấu giá, vị trí càng cao, càng đẹp chi phí càng lớn. Ngược lại, vị trí trong khu vực kết quả tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và tố chất của người làm SEO. Bạn không thể dùng tiền để mua vị trí tốt trong khu vực này.

Những câu hỏi để đánh giá năng lực của một chuyên gia SEO:

  • Hãy kể cho tôi nghe về những dự án thành công mà bạn đã từng tham gia?
  • Phong cách SEO của bạn là gì? Bạn có tuân theo chỉ dẫn của Google khi tiến hành công việc không?
  • Bạn có cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng sau khi hợp đồng kết thúc không?
  • Khi nhận một hợp đồng, mục tiêu của bạn là gì? Bạn cần bao lâu để hoàn thành mục tiêu đó? Bạn căn cứ vào yếu tố nào để đánh giá một chiến dịch SEO có thành công hay không?
  • Bạn đã từng SEO website nào trong lĩnh vực của tôi chưa? Nếu 3có thì đó là trang nào? Nếu chưa thì bạn sẽ bổ sung kiến thức bằng cách nào?
  • Trong khu vực (hoặc thành phố này) bạn đã từng nhận dự án SEO nào chưa? Nếu có thì đó là dự án nào? Nếu chưa thì bạn có tự tin nhận dự án này hay không?
  • Kỹ thuật SEO quan trọng nhất của bạn là gì?
  • Bạn sẽ chia sẻ với tôi tất cả những thay đổi mà bạn sẽ thực hiện với trang web cũng như các khuyến nghị kèm theo lời giải thích chi tiết chứ?

Làm thế nào để chọn được một người làm SEO tốt

Sau khi đã tìm hiểu những nội dung và hiểu rõ định nghĩa SEO là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực đầy tính nghệ thuật. Bạn đang cần tìm một đối tác tốt và đang băn khoăn các vấn đề sau:

1. Nếu bạn đang cân nhắc về việc thuê một người làm SEO (SEOer), thì bạn nên thuê càng sớm càng tốt. Thời điểm hợp lý là khi bạn đang xem xét việc thiết kế lại trang web, hoặc lập kế hoạch xây dựng một trang web mới. Điều này đảm bảo ngay từ đầu trang web của bạn đã được thiết kế thân thiện với tất cả các máy tìm kiếm. Nếu trang web đã có từ lâu và bạn không muốn thay thế nó, vẫn sẽ có những chuyên gia SEO giỏi sẵn sàng giúp đỡ bạn nâng cao thứ hạng của trang web đó.

2. Nếu may mắn được làm việc với một chuyên gia SEO giỏi, bạn sẽ nhận được vô số lời khuyên hữu ích giúp trang web của bạn giành được, giữ vững và duy trì thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh đó, vẫn có những SEOer không tốt. Đó là những người chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà lờ đi mọi quy định của máy tìm kiếm. Những trang web được họ SEO có thể nhanh chóng có thứ hạng cao nhưng rồi cũng nhanh chóng biến mất hoàn toàn khỏi bảng kết quả đó. Đó chính là khi các máy tìm kiếm phát hiện ra sự vị phạm và phạt trang web.

3. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một chuyên gia SEO hàng đầu để tư vấn cho kế hoạch SEO của mình, bạn có thể liên hệ với chuyên gia SEO Lê Nam

CEO & Founder at VietMoz
Chuyên gia SEO Lê Nam

Những lưu ý khi lựa chọn đối tác SEO

1. Thứ hạng website phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của người làm SEO

Kể cả khi bạn là nhân viên của Google hay có người thân làm lãnh đạo cấp cao của Google, vị trí xếp hạng từ khóa của bạn vẫn phụ thuộc 100% vào khả năng của người làm SEO. Quan hệ hay “ô dù” không có ý nghĩa gì trong việc này. Ngoài ra, Google phải biết về website của bạn trước khi trao cho nó một thứ hạng nào đấy. Việc này bạn hoàn toàn có thể tự làm bằng cách gửi website qua trang Add URL hoặc gửi Sơ đồ trang web

2. Hãy yêu cầu đối tác cung cấp đầy đủ và chi tiết bản kế hoạch SEO.

Đề nghị giải thích ngay nếu bạn cảm thấy có điều gì không rõ ràng. Nếu những kỹ thuật SEO của họ không được hoan nghênh bởi máy tìm kiếm, sớm hay muộn website của bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả. Có thể lúc đầu bạn sẽ có một thứ hạng rất tốt, vị trí này liên tục được duy trì cho đến khi hết hợp đồng và rồi đột ngột website của bạn biến mất hoàn toàn khỏi bảng kết quả tìm kiếm. Kết cục là bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động của người khác.

3. Nâng cao hiểu biết về SEO

Kể cả khi bạn là nhân viên của Google hay có người thân làm lãnh đạo cấp cao của Google, vị trí của bạn vẫn phụ thuộc 100% vào khả năng của người làm SEO. Quan hệ hay “ô dù” không có ý nghĩa gì trong việc này. Ngoài ra, Google phải biết về website của bạn trước khi trao cho nó một thứ hạng nào đấy. Việc này bạn hoàn toàn có thể tự làm bằng cách gửi website qua trang Add URL hoặc gửi Sơ đồ trang web

Hiện nay, việc bạn sở hữu 1 trang web không còn quá khó khăn như nhiều năm về trước. Nên việc kinh doanh online đang ngày càng phát triển mạnh, khiến nhu cầu được hiển thị kết quả cao trên google càng trở nên cấp thiết. Và SEO là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và kinh tế nhất giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người tiêu dùng. Chính vì thế nhu cầu học SEO, tư vấn SEO đang tăng mạnh, theo đà đó số lượng tổ chức cá nhân tham gia tư vấn SEO cũng nở rộ như “nấm sau mưa”.Để đánh giá và chọn lựa ra trung tâm SEO chất lượng nhất, bạn cần tự nâng cao kiến thức về SEO.

Nâng cao hiểu biết về SEO tại các Trung Tâm SEO uy tín
Học SEO từ các đơn vị hay cá nhân uy tín trong giới SEO

SEO (Search Engine Optimization) là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và kinh tế nhất giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người tiêu dùng. Chính vì thế nhu cầu tư vấn SEO đang tăng mạnh, theo đà đó số lượng tổ chức cá nhân tham gia tư vấn SEO cũng nở rộ như “nấm sau mưa”. Để đánh giá và chọn lựa ra trung tâm SEO chất lượng nhất, bạn cần tự nâng cao kiến thức về SEO. Website http://vietmoz.net của chúng tôi cung cấp những kinh nghiệm, bài học từ những chuyên gia SEO hàng đầu sẽ giúp bạn có được những kiến thức cập nhật nhất về SEO. Hoặc bạn có thể lựa chọn đăng ký một khóa học SEO tại trung tâm VietMoz để trở thành 1 chuyên gia SEO.

Sau khi đã nắm được khái niệm SEO là gì, bạn hãy bắt đầu bằng việc học thêm các tài liệu về SEO, tự học SEO với giáo trình SEO cơ bản của VietMoz biên soạn. Chúc bạn sớm trở thành 1 SEOer chuyên nghiệp!

Pass: 6655

Bạn đang theo dõi bài viết SEO là gì? trên vietmoz.net

Tài liệu tham khảo

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

15 bình luận

  1. Cảm ơn về bài viết.
    Nhưng tôi thấy bài viết này văn phong lộn xộn và nghĩa không rõ ràng. Giống như được copy từ Google Dịch ra và không chỉnh sửa lại?

    1. Cám ơn bạn đã quan tâm và góp ý
      Về chủ đề SEO là gì tại page này, mình dịch từ chính trang của Google, có thể do khả năng tiếng Anh của mình hơi kém nên câu chữ lủng củng. Vậy nên rất trân trọng góp ý thẳng thắn của bạn.

      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về SEO tại link này: http://tutorial.vietmoz.net/seo-la-gi/

  2. em biết rất ít về máy tính có học được SEO ko a? Nếu muốn học thì em phải bắt đầu từ đâu ạ? Mong anh chỉ giùm. Tks a!

  3. chào anh ! e rất muốn học về SEO, nhưng e chưa biết nhiều vè máy tính. Vậy để học được SEO e cần có những kiến thức că bản nào ạ. Mong anh sớm trả lời giúp e vs ạ :3

  4. Rất cảm ơn anh vì bài viết SEO là gì? Em cũng là một người mới bắt đầu tìm hiểu các tài liệu để học SEO. Em thấy rằng các thông tin anh cung cấp rất bổ ích ạ. Chúc anh luôn thành công và có nhiều bài học làm SEO mới để bọn em tìm hiểu về SEO ạ.

  5. Giờ thì em đã hiểu nôm na thế nào là seo rồi :))). Anh ơi anh có nhận đào tạo cho người mới chưa biết gì như em không ạ, em đang muốn học một khóa của anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza