Mục lục nội dung

Seo Offpage là gì? 16 phương pháp xây dựng link “chất” trong Offpage SEO

Trong quá trình SEO Website ngoài tối ưu hóa Onpage ra thì việc tối ưu hóa Offpage cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc thúc đẩy từ khóa lên hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Nhiều bạn mới tìm hiểu về SEO chắc sẽ còn mơ hồ về vấn đề này.

Trong quá trình SEO Website sau quy trình tối ưu SEO Onpage thì bạn cần tạo các tín hiệu về trang nhằm tăng độ uy tín của bài viết trong mắt Google để  cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm, quy trình nay được gọi là SEO Offpage, Cùng với Onpage SEO thì đây là 2 yếu tố trọng điểm trong việc thúc đẩy từ khóa lên hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Nhiều bạn mới tìm hiểu về SEO chắc sẽ còn mơ hồ về vấn đề này.

Vì thế VietMoz sẽ cùng các bạn tìm hiểu về SEO Offpage là gi? Phương pháp tối ưu SEO Offpage hiệu quả nhất như thế nào và tầm quan trọng của nó đối với SEO ra sao. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là gì ?

SEO Offpage là tập hợp các các kỹ thuật thực hiện bên ngoài phạm vi website, bao gồm xây dựng liên kết. xây dụng và quảng bá Brand (thương hiệu) qua các kênh social media, blog,,… mục đích giúp tăng độ uy tín (trust) của website đối với người dùng và Google, giúp website có thứ hạng tốt hơn trên trên kết quả tìm kiếm, thu hút thêm hàng ngàn lượt truy cập đến với website, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện thương hiệu.

Seo Offpage là gì ?
 
 
Như đã nói Offpage SEO là các kỹ thật thực hiện bên ngoài website, có 3 kỹ thuật chính trong quy trình này gồm:
Trong cả 3 yếu tố  này cùng nhiều yếu tố có ảnh hưởng khác, SEO Backlinks là yếu tố quan trọng nhất.’
Tại sao lại nói Backlinks là yếu tố quan trọng có ảnh hướng đến thứ hạng của từ khóa và website cảu bạn?
Backlink có thể coi như là những phiếu bầu cho nội dung trên blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu đầu từ các trang uy tín, chất lượng thì website của bạn càng có khả năng được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks được gọi là link building (xây dựng liên kết). Không quá khi nói việc bạn SEO Web thành công hay không phụ thuộc khá lớn vào các chiến lượng link building.

Lợi ích của SEO Offpage đem lại cho chủ sở hữu những trang web những gì?

Vào thời điểm hiện tại khi các thuật toán tìm kiếm và các yếu tố xếp hạng thay đổi liên tục. Google càng ngày càng đề cao chất lượng cũng như trải nghiệm mà các website mang lại cho người dùng, điển hình trong số đó là các trang web thỏa mãn được 3 yếu tố trọng yếu là Expertise (chuyên môn), Authority (thẩm quyền) and Trustworthiness (độ tin cậy) – viết tắt là E-A-T.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tuy rằng backlink trong thời buổi hiện này đã phần nào bị giảm bớt sức ảnh hưởng nhưng về tầm quan trọng của nó trong SEO thì khó có yếu tồ vượt qua được.

Chiến lược SEO OffPage thành công thì chắc chắn những người chủ website sẽ hưởng lợi rất nhiều đơn cử như:

Tăng thứ hạng – Trang web có khả năng được sếp xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm và điều này cũng có nghĩa là lưu lượng truy cập sẽ tăng lên nhiều hơn.

Tăng PageRank – Thứ hạng sức mạnh của trang là một số trong khoảng từ 0 đến 10 cho thấy tầm quan trọng của một trang web trong mắt Google. Điều này Google không còn cập nhật công khai, nhưng với kinh nghiệm của tôi nó vẫn hoạt động rất tốt.

Đây là hệ thống được phát minh bởi Larry PageSergey Brin (người sáng lập Google) và một trong những lý do khiến Google rất thành công trong việc hiển thị kết quả phù hợp nhất cho người tìm kiếm.

PageRank: nay chỉ là một trong số 250 yếu tố xếp hạng mà Google đang sử dụng để xếp hạng các trang web.

Nhiều cơ hội thu được các lượt truy cập mới – Thứ hạng cao hơn cũng có nghĩa là tiếp xúc nhiều hơn bởi vì khi một trang web xếp ở vị trí hàng đầu: nó nhận được nhiều backlinks hơn, nhiều lượt truy cập hơn và nhiều chia sẻ trên mạng xã hội hơn. Nó giống như một chuỗi các sự kiện không bao giờ kết thúc, v.v.

Thiết lập độ tin cậy – Ngoài những điều trên, Google gần đây đã đưa ra khái niệm: Expertise, Authority and Trustworthiness (E-A-T), đóng vai trò quan trọng trong bảng xếp hạng và liên quan trực tiếp đến SEO OffPage.

iản, Google muốn xếp hạng các trang web thể hiện được chuyên môn và có thẩm quyền tên miền cao về một chủ đề và một trong những cách để đảm bảo rằng các trang web được chọn bởi các thuật toán có thể được tin cậy, thông qua số loại backlinks.

Ví dụ: nếu bạn muốn được coi là một chuyên gia về một chủ đề, thì chỉ bạn nói bạn là chuyên gia thì chưa đủ mà phải các trang web liên quan khác đồng ý và điều này được thể hiện thông qua các liên kết trỏ đến trang web của bạn.

Sự ra đời của black hat SEO (SEO mũ đen)

Xây dựng liên kết là một cách dễ dàng để thao túng các thuật toán của công cụ tìm kiếm và nhiều người đã cố gắng tận dụng điều này bằng cách xây dựng các mạng liên kết dần dần dẫn đến việc tạo ra cái gọi chung là SEO mũ đen.

Google ngày càng thông minh trong việc nhận ra các kỹ thuật mũ đen và với việc phát hành một số cập nhật thuật toán, họ đã quản lý để kiểm soát vấn đề và bảo vệ kết quả tìm kiếm của họ khỏi những kẻ đánh lừa họ.

Điều quan trọng nhất là:

Panda – Ban đầu được phát hành vào tháng 2 năm 2011, nhắm mục tiêu các trang web có vô số nội dung chất lượng thấp

Penguin – Được giới thiệu vào năm 2012, nhắm mục tiêu vào liên kết, liên kết chất lượng thấp và Anchor text được tối ưu hóa quá mức

Liên kết “dofollow” và “nofollow”

Ngoài những điều trên và để cung cấp cho các quản trị web một cách để liên kết đến một trang web mà không cần thông qua bất kỳ “link Juice” nào (ví dụ như trong trường hợp quảng cáo), các công cụ tìm kiếm đã giới thiệu cái được gọi là liên kết nofollow

Đây là một thẻ đặc biệt mà bạn có thể thêm vào một liên kết thông báo cho các công cụ tìm kiếm không được tính liên kết cụ thể dưới dạng “phiếu bầu” tin tưởng vào trang web được tham chiếu. Ví dụ: <a href=”https://ihs.org.vn” rel=”nofollow”> Một số trang web </a>

Điều này đã được thực hiện để bạn có thể liên kết đến các trang web khác từ trang web của mình mà không gặp rủi ro bị phạt vì bán hoặc trao đổi liên kết.

Theo nguyên tắc thông thường, bạn nên thêm thẻ nofollow trên tất cả các liên kết bên ngoài (trong các trang của bạn) vào các trang web mà bạn không tin tưởng 100%, thêm vào TẤT CẢ các liên kết nhận xét của bạn, TẤT CẢ các liên kết danh sách blog của bạn và TẤT CẢ các liên kết quảng cáo.

SEO Offpage cần làm những việc gì? 

Khi bạn đã có được nền tảng vững chắc trong việc xây dựng backlink cũng như những yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng một backlink, điều bạn cần làm bấy giờ sẽ là lên cho mình một quy trình xây dựng liên kết chất lượng cho blog/website.

Có hàng trăm cách để bạn áp dụng vào quy trình xây dựng liên kết của mình. Nhưng cách mà được đánh giá là thực sự mang lại hiệu quả nhất đó tận dụng sức mạnh từ các trang social.

Social profile/social bookmark & citation

Những backlink từ các trang social này bạn có thể rất dễ dàng tạo ra được. Nó dễ dàng giống như việc bạn lập một nick tài khoản trên facebook/instagram,…

Vậy nhưng việc tạo dựng account, profile cho blog hoặc trang web doanh nghiệp của bạn trên mạng xã hội để bạn có thể dễ dàng kết nối với người dùng và khách truy cập của mình là điều quan trọng.

Khi bạn phát triển một cộng đồng xã hội mạnh mẽ, điều ấy sẽ giúp nội dung của bạn tiếp cận người đọc dễ dàng hơn. Chỉ cần chia sẻ liên kết trang web của bạn với những người theo dõi trên Facebook, Twitter hoặc Youtube.

Nếu nội dung bài viết của bạn thực sự hấp dẫn và tuyệt vời, nó sẽ được chia sẻ rộng rãi. Do đó tăng cơ hội xếp hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.

Cách làm SEO Offpage hiệu quả

Các bạn không hiểu được bản chất tại sao Google lại đưa ra thuật toán Penguin nhằm chặn các Website spam một cách vô tội vạ. Bạn chỉ cần hiểu thuật toán của Google thì việc xây dựng link của bạn sẽ không bao giờ vi phạm.

  • Link trong nội dung của bạn nên chiếm 30%
  • Link trong trang chủ  10%
  • Trên các danh bạ Website 10%
  • Full url chiếm 20%
  • Trao đổi liên kết 2 chiều 10%

Với tỉ lệ link như trên bạn sẽ không phải lo lắng khi Google update các thuật toán.

Một số  phương pháp giúp bạn xây dựng link “chất” trong Offpage SEO

  1. Tạo các theme, Plugin, Layout của các bộ mã nguồn thông dụng

Nếu bạn biết về code thì việc để lại link trên các ứng dụng cũng là một cách xây dựng link hiệu quả.

  1. Cung cấp các dịch vu Free image/file hosting dạng như: photobucket, Rapidshare, upnhanh, megashare

Bạn cũng có thể đặt link thông qua các dịch vụ này. Người dùng sẽ biết được các ứng dụng hay dịch vụ từ nguồn nào từ đó người dùng sẽ click sang thông qua đường link để trên đó

  1. Cung cấp các dịch vụ tài trợ Hosting/ domain

Đây cũng là phương pháp xây dựng link hiệu quả bằng việc thông qua các dịch vụ bạn cung cấp người dùng sẽ truy cập vào Website của bạn.

  1. Paid links

Bạn cũng có thể bỏ tiền ra mua các liên kết từ những Website khác. Điều này Google khuyến cáo bạn không nên làm như vậy. Nhưng theo mình nếu có sử dụng thì nên mua trên những site có độ uy tín cao như gov, edu khi đó Website của bạn sẽ được ảnh hưởng một cách tốt hơn.

Xây dựng link liên kết bằng cách mua link
  1. Tạo ra các Tool ứng dụng để người dùng chia sẻ

Với phương pháp này người dùng cũng sẽ biết đến bạn đang cung cấp dịch vụ gì bằng việc để lại đường link trên các ứng dụng đó.

  1. Viết bài PR báo chí

Phương pháp này đem lại hiệu quả khá là cao. Bạn cũng cần phải có năng khiếu viết bài sao cho thu hút được người đọc nhiều nhất. Cuối mỗi bài viết để link sẽ giúp cho người đọc tìm đến site mình một cách dễ dàng. Bạn có thể gặp trên các site như dantri.com.vn. 24h.com  . Có rất nhiều doanh nghiệp quảng cáo Pr thông tin sản phẩm trên đó.

  1. Post link comment

Đây cũng là cách xây dưng link khá phổ biến mà các bạn hay dùng. Thông thường các bạn coment trên các blog hoặc Website sau đó chèn 1 link trỏ về Website của bạn.

  1. Tạo link qua Profile các ứng dụng web

Cách tạo link qua profile vẫn còn hiệu quả . Trong Profile mỗi khi bạn đăng ký tài khoản trên diễn đàn có những mục để link Website. Bạn nên tận dụng điều này.

  1. Kênh RSS submission

Khi Website nào đó nhận thông tin từ Web của bạn thông qua kênh RSS này mỗi khi bạn up-date lên site thì việc tạo link qua kênh RSS khá là hiệu quả.

  1. Cross link
  2. Manual/auto directory link
  3. Forum seeding

Phương pháp tạo link này sẽ giúp cho website của bạn được nhiều người quan tâm hơn thông qua các thông điệp mà bạn đưa ra.

  1. Kỹ thuật link bait

Liên kết baiting là một kỹ thuật seo – quảng bá website tạo backlink thông qua hình thức  sáng tạo nội dung cho Internet được thiết kế để thu hút lưu lượng truy cập và tạo backlinks vào trang web của bạn.

  1. Social bookmark

Phương pháp sử dụng Social Bookmark khá đặc biệt. Đặc điểm dễ nhận thấy của Social Bookmark là các đường link site của bạn đánh dấu, có khả năng mang traffic quay lại của bạn.

  1. Tạo các free website/Free forum/Free blog
  2. Tạo các định dạng tài liệu PDF/PPT/Ebook… và upload lên các trang chia sẻ tài nguyên miễn phí

Phương pháp xây dựng link này cũng khá phổ biến. Mọi người chỉ  cần ghi rõ nguồn khi chia sẻ các thông tin hữu ích cho người dùng. Họ sẽ biết được bạn đang chia sẻ vấn đề gì.

Ngoài ra còn có một số cách xây dựng link bằng liên kết tự sinh khá là hot trong năm 2020 này.

Lưu ý khi đặt Backlink

– Các bạn nên đặt các backlink ở các trang PR ( độ tin cậy ) cao, alexa nhỏ ( có nghĩa với lượt truy cập nhiều ).
– Khi bạn đặt Backlink rồi thì lên chú ý xem trang đó có để thuộc tính rel= ‘nofollow’ không. Dofollow sẽ tốt hơn khi bạn làm backlink. Vì dofollow thì mới tính backlink còn nofollow bạn chỉ nhận được direct traffic, chỉ mang ý nghĩa đối với người đọc và Google sẽ tính thứ hạng của website bạn khi đặt link đến các trang khác của bạn nếu đặt dofollow.
– Tránh những website thay đổi nội dung thường xuyên, có nhiều flash, các trang web có nội dung đồi trụy.
– Đặt ở các website .edu hay .gov rất có lợi vì các Search engine đánh giá cao các liên kết từ trang này.
– Đặt ở website có Age (tuổi đời)  nhiều càng tốt, tuổi đời một yếu tố để Google đánh giá ranking của một trang web.

Kết luận

Trên đây là một số cách xây dựng link Offpage mà bạn có thể áp dụng trong quá trình làm SEO của mình.  Hi vọng các bạn sẽ có được một kế hoạch xây dựng link một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công !

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza