Mục lục nội dung

SEO Onpage là gì? 12 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả

OnPage có thể coi là một phần quan trọng nhất trong chiến dịch tối ưu hóa website thân thiện với Google. SEO OnPage phần lớn là tối ưu các yếu tố được thấy trên trang của bạn, thiết lập bảng xếp hạng từ khóa của bạn.

Là một SEOer chắc chắn bạn cũng biết được rằng Google đang liên tục thay đổi thuật toán. Điều này gây rất nhiều khó khăn và đòi hỏi những người làm SEO phải liên tục cập nhật để không bị các đổi thủ trên thị trường bỏ lại.

(Tìm hiểu SEO là gì?)

Trong phần lớn các bản cập nhật thuật toán gần đây, ta có thể dễ dạng nhận thấy rằng Google đang tập chung đánh mạnh vào SEO Onpage và content nhiều hơn trước.

Liên tục các bản cập nhật  thoạt toán được google tung ra khiến cho trang web của bạn biến động không ngừng. Đặc biệt trong năm 2020 cũng như nhiều ngành nghề lĩnh vực khác. SEO cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch và các cập nhật thuật toán của Google khiến giời SEOer đứng ngồi không yên.

Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn hiểu được SEO onpage là gì?

Cơ bản thì, SEO Onpage là công việc tối ưu những tiêu chí như title, meta description, H1, H2, URL

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu bên trong website, trên từng trang con nhằm cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả tìm của công cụ tìm kiếm.

Điều này trái ngược lại với SEO Offpage là các công việc thực hiện bên ngoài website, SEO Onpage là các công việc thực hiện bên trong website.

Tối ưu Onpage là cách dễ dàng nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.

SEO Onpage cần phải làm những gì?

1.Tối ưu URL của bài viết

URL là một trong những yếu tố tác động lớn nhát đến việc tối ưu SEO Onpage.

Tối ưu Onpage sao cho URL càng ngắn thì khả năng lên top càng cao

Một URL chuẩn seo onpage cần 3 yếu tố sau:

  • Chứa từ khóa cần SEO
  • Ngắn gọn nhưng phải thể hiện được nội dung bài viết rõ ràng nhất có thể
  • Liên quan đến bài viết

Ví dụ; Mình cần SEO từ đào tạo seo thì URL có thể đặt là:

http://vietmoz.com/ dao-tao-seo /

2. Tối ưu tiêu đề (title)

Title nếu được làm tốt và đủ hấp dẫn, đánh đúng vào ý định tìm kiếm của người dùng, sẽ không có lý do gì để họ không click vào bài viết.
Lê Nam đã có bài viết rất chi tiết nói về thẻ tiêu đề, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm tại đường link:
http://vietmoz.net/kien-thuc-co-ban/The-tieu-de-Title-trang-web-4/

Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu title:
  • Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc –
  • Nên chứa những từ khóa cần SEO có lượng search cao thứ 2 (Từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)
  • Không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
    Ví dụ: URL đã là dich-vu-seo thì title không nên chỉ là “dịch vụ seo” y chóc mà nên là “dịch vụ seo chuyên nghiệp”.
  • Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
  • Cũng không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt title bằng từ khóa liên quan và từ khóa giống nhau.
  • Chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải tự nhiên.

3. Thẻ miêu tả (meta description)

Đây được hiểu là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết, chúng là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào đọc bài viết.
Lê Nam cũng đã có bài viết cực kỳ chi tiết nói về thẻ miêu tả, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm tại đường link:
http://vietmoz.net/kien-thuc-co-ban/The-mieu-ta-Meta-Description-Tag-10/

4. Tối ưu thẻ Alt

Khá nhiều người khi làm SEO thường bỏ qua việc tối ưu thẻ Alt. Những nội dung bạn ghi trong Alt không được người dùng đọc, mà chúng được chính những con bot của Google đọc. Việc tối ưu ở Alt nhằm giúp cho bài viết của bạn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh, cũng như tăng mức độ liên quan mật thiết của hình ảnh với bài viết của bạn. Khi tối ưu Alt thì bạn có thể mô tả nội dung của hình ảnh đó hay cách tốt nhất chính là những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.

5. Thẻ Heading 

Đây được xem như là bố cục của bài viết. Phân chia cụ thể thành các heading từ 1 đến 6. Nên ưu tiên các từ khóa cần SEO xuất hiện trên các thẻ Heading để giúp quá trình index nội dung của Google diễn ra nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi tối ưu Heading 1
  • Heading chứa từ khóa cần SEO liên quan trọng điểm
  • Bao hàm nội dung bài viết
  • Chỉ có 1 thẻ heading 1 duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ làm Google bối rối ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết
  • Phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.

Ngoài ra bạn cũng cần phải tối ưu heading 2-3 trong onpage seo nhằm giúp Google hiểu rõ hơn vê nội dung trên trang web của mình

Một số lưu ý khi tối ưu heading 2-3:

  • Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập
  • Triển khai nhiều sub-heading nhiều nhất có thể
  • Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc semantic keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
  • Các heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEO còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều

6. TOC (Table of Content – Mục lục)

Thiết kế TOC thật sự tạo nên sự khác biệt:

  • Tối ưu tốt về trải nghiệm người dùng

Khi mua một quyển sách về, đôi khi bạn không đọc hết quyển sách mà xem mục lục, tiêu đề đầu tiên để có thể tìm nhanh thông tin mình mong muốn. TOC đóng vai trò điều hướng, giúp người đọc đi đến phần mình đang tìm kiếm.

  • Thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google rất thích TOC

Ngoài ra, nếu dùng WordPress bạn có thể sử dụng Plugin TOC Plus.

7.Số lượng từ

Bạn cần đảm bảo tiêu chuyển số từ trong một bài viết:

  • Bài viết phải tối thiểu 1300 chữ với những bài chính cần SEO.
  • Ưu tiên sự tự nhiên và có thể chèn nhiều semantic keywords vào.
  • Với các trang danh mục, để tối ưu về UX/UI có thể dùng JavaScript (cũng nên viết 500 từ)

8. In đậm Keyword chính trong bài

  • Các từ khóa SEO chính phải được in đậm trong bài viết.
  • Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.

Hãy nhớ rằng dù làm bất kỳ thủ thuật nào trong quy trình seo web cũng cần ưu tiên sự tự nhiên, đừng gượng ép mà nhồi nhét toàn bộ từ khóa vào bài viết. Cách SEO web tốt nhất chính là luôn luôn nghĩ tới người dùng.

9. Sitemap

Tạo Sitemap dạng XML để miêu tả sơ đồ website của bạn qua đó cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang của bạn một cách dễ dàng hơn.

10. Robots.txt

Robots.txt – Robots Exclusion Protocol, giúp người thiết kế web hướng dẫn cho các bọ tìm kiếm biết rằng nó sẽ được phép quét qua các thành phần nào trên website. Thông tin chi tiết về robot.txt bạn có thể xem tại robotstxt.org.

11. Liên kết nội bộ (Internal Link)

Tạo dựng các liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan. Tạo dựng được các liên kết tốt với các bài viết liên quan khác sẽ giúp site của bạn có nhiều cơ hội thành công trong việc gia tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm cũng như có thể tạo sự thuận lợi cho khách thăm. Bởi các máy tìm kiếm như Google có thể nhận biết được mối liên hệ giữa nội dung bài viết và các liên kết, nên liên kết nội bộ trên web còn thực hiện nhiệm vụ định hướng cho khách thăm website cũng như cho cả các máy tìm kiếm.

12. Tối ưu nội dung (Audit content)

Audit Content là công việc tối ưu lại nội dung đã có trên website để cho nó xứng đáng với một vị trí trong kết quả tìm kiếm. Nội dung là những thứ mà người dùng kiếm tìm, và do đó vô cùng quan trọng đối với công cụ tìm kiếm.  Vì vậy, một nội dung tốt là vô cùng quan trọng, Nội dung tốt là như thế nào? Theo quan điểm SEO, nội dung tốt có 2 thuộc tính sau đây:

  •  Nội dung tốt đáp ứng được nhu cầu:
    Cũng giống như thị trường, thông tin bị tác động bởi cung và cầu. Nội dung tốt nhất là nội dung đáp ứng được nhu cầu lớn nhất. Có thể lấy ví dụ về trang XKCD comic với vô số truyện cười về công nghệ dành cho dân IT, hoặc 1 bài viết ở Wikipedia viết về định nghĩa của Web 2.0. Có thể là 1 video, 1 hình ảnh, 1 văn bản, 1 đoạn âm thanh nhưng quan trọng là phải đáp ứng được 1 nhu cầu về thông tin thì mới được coi là 1 nội dung tốt.
  • Nội dung tốt có thể link đến được:
    Theo quan điểm SEO, trên mạng internet, không có sự khác biệt giữa nội dung tốt và nội dung kém chất lượng nếu không thể link đến được. Nếu người dùng không thể link đến, thì bộ máy tìm kiếm cũng không thể xếp hạng cho nội dung đó, và kết quả là không thể tăng lượt traffic cho website. Thật không may là điều này xảy ra thường xuyên hơn so với tưởng tượng. Ví dụ như AJAX chuyên cung cấp các phần mềm quản lý ảnh, người dùng chỉ có thể xem được nội dung sau khi đăng nhập, và nội dung này không thể chia sẻ được với người khác. Nội dung không tốt là nội dung không đáp ứng nhu cầu gì hoặc không thể link đến. Chúng lan tràn trên Internet, làm tốn thời gian và các nguồn tài nguyên cũ.

Ví dụ một trang web với nội dung tối ưu (từ khóa: chocolate donuts)

  • Tiêu đề trang: Chocolate Donuts | Mary’s Bakery
  • Thẻ miêu tả: Chocolate Donuts của tiệm bánh Mary hoàn toàn có thể là loại Chocolate Donuts ngon nhất, đẹp nhất, hoàn hảo nhất
  • H1: Chocolate Donuts của tiệm bánh Mary
  • Tên ảnh: chocolate-donuts.jpg
  • Miêu tả ảnh: Chocolate Dunuts

Việc phân bố từ khóa đều khắp trên nội dung bài viết là một trong những bí quyết vô cùng tuyệt vời cho một bài viết tối ưu.

Áp dụng trong SEO

Trang nội dung giống như phần thịt của website và thường nó là lý do mà người dùng đến với website. Một trang nội dung lý tưởng phải có nội dung độc đáo theo một chủ đề (thường là về 1 sản phẩm hoặc 1 mục tiêu) và phải có liên quan đến các nội dung khác.

Mục đích của trang web nên được thể hiện rõ ràng ở các mục sau:

  • Thẻ tiêu đề
  • URL
  • Nội dung
  • Miêu tả ảnh

Sau đây là ví dụ về một trang web có cấu trúc tốt và thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Tất cả các yếu tố on-page đều được tối ưu.

Nội dung của trang web này được coi là tốt vì một vài lý do. Thứ 1, đây là nội dung độc đáo (nên rất có giá trị và được xếp hạng cao) và rất sâu sắc. Nếu 1 người nào đó có thắc mắc về Super Mario World thì đây là một lựa chọn hàng đầu cho câu trả lời.

Bên cạnh nội dung,  trang web này có cấu trúc tốt. Chủ đề của nội dung được đặt ở thẻ tiêu đề (Super Mario World – Wikipedia, the free encyclopedia), URL (http://en.wikipedia.org/wiki/Super_Mario_World), nội dung ( thẻ heading: “Super Mario World”) và trong phần miêu tả cho ảnh.

Ví dụ sau đây về một trang web được tối ưu rất kém. Hãy chú ý điểm khác biệt so với trang web trên.

Trang web này cũng nhằm vào keyword “Super Mario World” nhưng rất kém thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Trong khi chủ đề của web cũng được nêu tại một vài vị trí quan trọng (thẻ tiêu đề, ảnh), nhưng nội dung kém chuyên sâu hơn bài viết ở Wikipedia rất nhiều và phần copy cũng không có ích nhiều cho người đọc.

Hãy chú ý rằng phần miêu tả về game khá giống với bản copy từ phòng marketing. “Mario tham gia vào cuộc phiêu lưu lớn nhất từ trước đến nay, và lần này anh có đi cùng 1 người bạn.” Đây không phải ngôn ngữ để trả lời cho thắc mắc của những người cần tìm kiếm thông tin. So sánh với câu đầu tiên trong bài viết ở Wikipedia: “ Super Mario World là một nền tảng game được phát triển và phát hành bởi Nintendo, được coi là chương trình khởi động cho hệ thống giải trí Super Nintendo Entertainment. Trong ví dụ về bài viết kém, câu đầu tiên chỉ nêu ra được rằng ai đó tên là Mario tham gia vào cuộc phiêu lưu lớn hơn những lần trước (làm thế nào để định lượng?) và kèm theo 1 người bạn không rõ tên tuổi gì.

Điều này trái ngược với ví dụ tốt đã cho người đọc biết Mario là một nền tảng trò chơi được phát triển và phát hành bởi Nintendo cho hệ thống giải trí Super Nintendo. Kết quả tìm kiếm ở cả Google và Bing đều cho thấy trang web tối ưu tốt hơn có thứ hạng cao hơn.

Một trang web được tối ưu hóa một cách lý tưởng:

Một trang web lý tưởng cần phải:

  • Liên quan chặt chẽ với một chủ đề:
    • Chủ đề được nhắc đến ở thẻ tiêu đề.
    • Chủ đề được nhắc đến ở URL.
    • Chủ đề được nhắc đến ở miêu tả ảnh.
    • Chủ đề được nhắc vài lần trong nội dung bài viết.
  • Có nội dung độc đáo về chủ đề đó.
  • Link back đến trang category.
  • Link back đến chuyên mục con (nếu có thể)
  • Link back về Home page (thường đi với 1 link ảnh về logo của công ty nằm ở phía trên góc trái của trang)

Công cụ liên quan

1. MozBar
mozBar giúp xem các số liệu có liên quan SEO khi bạn lướt web được dễ dàng hơn.

2. Open Site Explorer
Open Site Explorer là một công cụ miễn phí cung cấp cho quản trị web khả năng nhìn thấy lên đến 10000 liên kết tới bất kỳ trang web hoặc trang web thông qua chỉ số web Linkscape.

3. Term Extractor
Công cụ phân tích nội dung của một trang nhất định và chất chiết xuất từ các điều khoản có vẻ như là nhắm mục tiêu vào các công cụ tìm kiếm.

4. Term Taget
Giúp xác định nhắm mục tiêu một trang cụ thể như thế nào cho một từ khoá xác định bằng cách phân tích một loạt các yếu tố.

Tài liệu tham khảo thêm

SEO Advice: Writing useful articles that readers will love
Matt Cutts, người đứng đầu nhóm webspam của Google chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung tốt.
Google-friendly sites
Tài liệu chính thức của Google nói về việc xây dựng các trang web thân thiện của Google.

Hướng dẫn liên quan

Dao tao Seo, Khoa hoc Seo tai Ha Noi – Đào tạo SEO VietMoz
Đăng ký một khoá học SEO tại VietMoz để được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về cách làm SEO

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

2 bình luận

  1. A lenam e dang lam trang blog cua e.a co tgian thi xem trang e toi uu html day la duoc chua ak thank ak:tumamseo.blogspot.com

  2. seo onpage nó cũng ảnh hưởng tới seo, tuy nhiên sau đợt càn quét google vào tháng 8 vừa rồi. Không làm gì chắc website nó lên hơn ah.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza