HTML là ngôn ngữ nền tảng tạo dựng lên một website vì vậy không có gì lại khi các máy tìm kiếm căn cứ vào code HTML để đánh giá và xếp hạng trang web đó trong bảng kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là một số thẻ HTML quan trọng mà bạn nên chú ý tới:
Ht: Thẻ đầu đề HTML
Tưởng tượng rằng bạn viết 100 quyển sách có nội dung khác nhau nhưng vô tình đặt cùng một tên cho tất cả chúng. Làm thế nào để người khác (và kể cả bạn sau một thời gian dài) có thể phân biệt chúng với nhau?
Tương tự vậy, một quyển sách với tiêu đề quá ngắn gọn, chỉ chứa từ một đến hai từ, liệu có giúp bạn biết được chủ đề mà nó đang hướng tới?
Thẻ đầu đề HTML đã, đang và sẽ luôn là yếu tố quan trọng để máy tìm kiếm căn cứ vào đó suy ra nội dung của một trang Web. Nếu trang Web của bạn có đầu đề không tốt nó cũng sẽ gặp phải vấn đề giống như những quyển sách kia.
Vậy thì hãy nghĩ xem trang Web của bạn đang hướng tới những từ khóa nào (căn cứ vào việc nghiên cứu từ khóa), sau đó viết ra những đầu đề độc đáo, duy nhất và tóm lược được nội dung của trang Web rồi từ đó chọn ra đầu đề phù hợp nhất. Hướng dẫn chi tiết bạn có thể tìm được ở bài viết sau đây:
Hd: Thẻ miêu tả
Đây là một trong những thẻ HTML ra đời sớm nhất. Nó giúp miêu tả tóm tắt nội dung trang Web của bạn trong 2 đến 3 dòng, và những dòng miêu tả này sẽ xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm, đi kèm với đường link đến website và đầu đề của trang Web đó.
Nhiều SEOer có thể lý luận rằng: “Thẻ miêu tả không phải là một yếu tố mà các máy tìm kiếm sử dụng trong việc tính toán thứ hạng của 1 website”. Nhận xét này đúng ở chỗ: thực tế thẻ miêu tả không trực tiếp góp phần nâng thứ hạng cho website của bạn. Thay vào đó, nó là “yếu tố hiển thị”, nó phác qua nội dung website với người dùng khi họ thực hiện một tìm kiếm nào đó.
Bên cạnh đó, như đã trình bày ở chương trước máy tìm kiếm căn cứ cả vào những yếu tố như sự yêu thích của người tìm dùng với 1 website. Một đoạn miêu tả hay sẽ thu hút nhiều lượt click hơn và do đó chứng tỏ trang web được yêu thích hơn. Vậy nên thẻ miêu tả cũng nên được xem như một yếu tố đóng góp vào thứ hạng của một website.
Bạn cũng nên biết là có một thẻ miêu tả tốt không đảm bảo nó sẽ được sử dụng bởi máy tìm kiếm. Nhiều trường hợp các công cụ tìm kiếm này sẽ tự tạo ra những đoạn miêu tả dựa trên những gì họ cho là phù hợp với một truy vấn nào đó.
Những bài viết dưới đây sẽ mô tả cách giúp bạn có một thẻ miêu tả hấp dẫn và chuẩn SEO:
- Bí kíp Google chia sẻ về cách viết thẻ miêu tả chất lượng
- Những bí quyết tối ưu thẻ miêu tả
- Mổ xẻ kết quả tìm kiếm của Google: Kiến thức ít người biết tới
- Tìm hiểu thêm về thẻ miêu tả tại ebook SEO VietMoz 2012
Bạn có để ý dòng chữ bôi đậm màu đen ở đầu bài viết này? Có thể bạn chưa biết, chúng tôi sử dụng một thẻ HTML là thẻ H1 để định dạng lên nó.
Bạn chắc hẳn cũng thấy những dòng chữ bôi đậm, với kích cỡ nhỏ hơn nằm rải rác trong bài viết này? Chúng tôi cũng sử dụng HTML để định dạng chúng nhưng là một thẻ khác, thẻ H2.
Thẻ tiêu đề được sử dụng từ rất lâu để phân chia nội dung của bài viết. Máy tìm kiếm dựa vào chúng để kết luận về nội dung của một trang web. Nếu từ khóa của bạn xuất hiện đều đặn trong thẻ tiêu đề, cơ hội để trang web của bạn xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó sẽ cao hơn.
Tuy nhiên việc lạm dụng sẽ biến chúng thành con dao hai lưỡi. Một số người chèn quá nhiều từ khóa vào tiêu đề, hoặc định dạng thẻ tiêu đề cho cả một đoạn văn bản. Điều này: Thứ nhất sẽ gây khó chịu cho người dùng, Thứ hai sẽ bị máy tìm kiếm đánh giá là spam và sẽ nhanh chóng bị lọc bỏ khỏi bảng kết quả tìm kiếm.
Thẻ tiêu đề chỉ hữu ích khi nó phải ánh cấu trúc tự nhiên của trang web. Tốt nhất bạn nên sử dụng duy nhất một thẻ H1 cho tiêu đề chính, còn các phần mục lục nên được định dạng bằng các thẻ H2. Sử dụng các thẻ tiêu đề hợp lý và chúng sẽ đóng góp vào thứ hạng của bạn. Không sử dụng chúng và mọi việc vẫn ổn. Thực tế thì chúng có trọng số nhỏ nên bạn không cần quá bận tâm.
Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng thẻ tiêu đề tốt nhất, bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau:
- Những yếu tố SEO trong trang quan trọng nhưng thường bị bỏ qua
- Làm thế nào để chuẩn bị nội dung cho các mạng xã hội
Danh sách các chương khác cùng chủ đề:
- Chương 1: Các yếu tố quyết định thứ hạng Website
- Chương 2: Yếu tố về nội dung.
- Chương 4: Cấu trúc website.
- Chương 5: Luật xây dựng liên kết.
- Chương 6: Mạng xã hội và vai trò của nó với thứ hạng website.
- Chương 7: Uy tín của một website và tầm quan trọng của nó với việc đánh giá thứ hạng.
- Chương 8: Cá nhân hóa kết quả tìm kiếm và vai trò của nó với thứ hạng website .
- Chương 9: Vi phạm quy định của Google và ảnh hưởng của nó đến thứ hạng website.
- Chương 10: Ảnh hưởng từ việc người dùng chặn website đến thứ hạng của trang web đó.
Biên tập bởi vietmoz.net