Mục lục nội dung

Broken Link là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục Broken Link

Broken link là gì? Broken link - Liên kết gãy là một trong những tác động tiêu cực hàng đầu đến với kết quả SEO hiện nay. Không chỉ tác động đến thứ hạng của một website, liên kết gãy còn làm giảm nghiêm trọng trải nghiệm của người dùng trên trang.

Broken link là một trong những loại liên kết có tầm ảnh hưởng lớn và tiêu cực đến kết quả SEO website. Trong khí đó, broken link cũng là một trong những dạng liên kết rất phổ biến hiện nay, nhất là trên các website mới có cấu trúc site chưa hoàn thiện. Vậy, broken link là gì? tác hại cụ thể của nó đến website như thế nào? và làm thế nào để khác phục broken link Để giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc, VietMoz sẽ hướng dẫn các bạn một cách cụ thể về broken link để giúp các bạn giảm đi tác hại của những liên kết này đến với website.
Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân và tác hại mà broken link sẽ ảnh hưởng đến website là gì? và các phương pháp giải quyết vấn đề, trước tiên hãy cùng đi vào tìm hiểu khái niệm của thuật ngữ này:

Broken link là gì?

Broken link là gì?
Broken link là gì?

Broken link (liên kết gãy), hay còn được gọi với những cái tên khác như link breaking, link death (link chết) hoặc link rot, là thuật ngữ mô tả trạng thái của những liên kết khi trỏ đến một tài nguyên, một trang web, hoặc một máy chủ nào đó khác không còn tồn tại trên internet.
Như vậy, tất cả các liên kết mà người dùng không còn có thể truy cập được nữa đều có thể được coi là các broken link. Mã trạng thái html trả về của các liên kết này thường có dạng 4xx (ví dụ: mã trạng thái 404 – hãy lỗi truy cập 404).
(Nghiên cứu thêm bài viết: Mã trạng thái http – http status code)

Ảnh hưởng của broken link

link gãy là gì
Chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của broken link lần lượt tới SEO, trải nghiệm người dùng và doanh thu của website:

Ảnh hưởng của broken link đến SEO

– Broken link chặn đứng hoạt động của các con bot:
Khi một con bot đi theo một liên kết gãy được đặt từ một website nào đó bên ngoài về với website của bạn, nó sẽ không thể tiếp tục crawl dữ liệu trên trang đó và các trang khác trên site bởi những gì mà nó nhận được chỉ là một website trắng không có thông tin. Như vậy, quá trình crawl, index dữ liệu trang web đã bị dừng lại bởi các link gãy.
– Làm giảm thứ hạng của website:
Như chúng ta đã biết, Google luôn làm mọi việc để gia tăng trải nghiệm người dùng với kết quả mà công cụ này trả về cho các truy vấn của họ. Trong khi broken link lại là một trong những nguyên nhân làm giảm nghiêm trọng trải nghiệm của người dùng, và công cụ này cũng có những hỗ trợ lớn trong webmaster tool để quản lý các liên kết gãy trên trang.
Vì vậy, khá là dễ hiểu khi tại sao các trang 404 lại đột nhiên bị giảm thứ hạng. Thậm chí, ngay cả thứ hạng của website cũng sẽ bị tụt giảm nếu có quá nhiều các broken link trên site.

Ảnh hưởng của Broken link đến trải nghiệm người dùng

Khi gặp một liên kết gãy trên bảng kết quả tìm kiếm, người dùng sẽ ngay lập tức thoát khỏi trang có liên kết gãy đó và di chuyển đến kết quả tiếp theo trong bảng kết quả tìm kiếm. Như vậy, họ sẽ không có bất kỳ một trải nghiệm tốt nào trên site và bước đầu có ấn tượng xấu về website. Những gì họ nhớ về website lúc này chỉ là một tên miền có nhiều các liên kết gãy.

Giảm doanh thu của website

Không chỉ mất đi chuyển đổi từ những khách hàng thoát website ngay lập tức, website còn có nguy cơ phải đối mặt với việc giảm doanh thu từ những người bạn của những khách hàng trên. Một nghiên cứu của Kissmetrics đã chỉ ra rằng, có khoảng 44% người dùng tại Mỹ sẽ chia sẻ những trải nghiệm xấu của mình về một website nào đó cho những người bạn thân nhất của mình.

Nguyên nhân nào gây ra broken link

Vậy broken link sẽ được tạo ra khi nảo? Broken link có thể được sinh ra từ những nguyên nhân sau:

  • Cấu trúc trang web có thể đã bị thay đổi, làm thay đổi cấu trúc đường dẫn trên trang, khiến cho tất cả các trang trên site bị thay đổi đường dẫn. Lúc này, các đường dẫn cũ trên trang sẽ trở thành link gãy.
  • Một số trang tin tức (nhất là những trang báo lớn nước ngoài) chuyển chế độ công khai của một nội dung thành chế độ cần trả phí hoặc cần đăng nhập để có thể xem, khiến cho tất cả các trích nguồn của các trang khác về những bài báo này sẽ trở thành link gãy.
  • Liên kết bị hết hạn (outdated).
  • Sự thay đổi thường xuyên về tính riêng tư của bài viết trên các mạng xã hội, khiến các liên kết trích dẫn bài viết này trở thành broken link.
  • Liên kết chứa thông tin tạm thời của một người dùng (cụ thể như dữ liệu của phiên truy cập hoặc dữ liệu đăng nhập) sẽ trở thành liên kết gãy đối với người dùng khác do những thông tin này không được công khai một cách hợp lệ.
  • Người dùng bị chặn bởi các bộ lọc nội dung hoặc tường lửa (firewall).
  • Trong đó nguyên nhân do cấu trúc trang bị thay đổi là một trong số những nguyên nhân nguy hiểm nhất và sinh ra lượng link gãy nhiều nhất.

Cách tìm kiếm broken link trên trang

Broken link là một trong những tác nhân nguy hiểm lớn nhất đến với website. Vì vậy, việc phát hiện và khắc phục kịp thời các liên kết gãy cần được làm liên tục và đều đặn. Hiện nay, có rất nhiều các công cụ có thể giúp các bạn thực hiện tốt việc tìm kiếm các link gãy trên trang. Tuy nhiên, có một số các công cụ khá tiện lợi mà vietmoz.net sẽ giới thiệu sau đây có thể giúp các ban thực hiện công việc kiểm tra broken link một cách đơn giản và tiện lợi.

Công cụ kiểm tra broken link online

Công cụ Broken Link Checker của Iwebtool là một trong số các công cụ kiểm tra liên kết gãy online khá tiện lợi, trả về kết quả với tốc độ khá nhanh hiện nay. Các bạn có thể tìm kiếm trên google với từ khóa Broken Link Checker hoặc truy cập trực tiếp website này tại đường dẫn.
Broken Link Checker - Iwebtool - input
Sau đó, chúng ta chỉ việc nhập tên miền của website cần kiểm tra hoặc nhập đường dẫn của một trang web nào đó muốn kiểm tra liên kết gãy vào ô Check URL như trên, sau đó, ấn vào Check! và chờ nhận kết quả.
Một lưu ý cho các bạn khi sử dụng công cụ này đó là nếu nhập vào tên miền của website cần kiểm tra thì kết quả trả về sẽ là bảng thống kê các liên kết gãy của trang chủ – homepage.
Kết quả thu được có dạng:
Broken Link Checker - Iwebtool 2
Kết quả trả về đó là bảng thống kê các liên kết trên trên trang đã kiểm tra, bao gồm tình trạng của những liên kết đó. Các liên kết được đánh dấu icon iwebtool là những liên kết bị gãy trên trang. Như vậy, công cụ này còn có thể được sử dụng để kiểm tra tổng số các liên kết trên một trang web với tốc độ khá nhanh.
Tuy nhiên, một nhược điểm rất lớn mà công cụ này chưa thể khắc phục được đó là không thế kiểm tra toàn bộ các liên kết gãy trên một tên miền, tức toàn website. Bạn đọc chỉ nên sử dụng công cụ này khi chỉ muốn kiểm tra các liên kết gãy trên một đường dẫn nhất định.

Phần mềm tìm kiếm broken link

http://dautuseo.com/wp-content/uploads/2015/07/xenu-link-sleuth.jpg
Xenu Link Sleuth là một trong những phần mềm kiểm tra link gãy miễn phí mạnh nhất hiện nay. Phần mềm này có thể đi sâu vào một website theo đường dẫn mà chúng ta đã khai báo, đồng thời kiểm tra link gãy trên tất cả những trang mà nó đi qua. Độ sâu tối đa của việc tìm kiếm có thể lên đến 99 levels.
Xenu có thể dò tìm toàn bộ liên kết trên một trang web, bất kể là đó là loại liên kết nào, từ link ảnh, internal link, external link,… Cách thức hoạt động của phần mềm này giống hệt là với các công cụ crawler của công cụ tìm kiếm: lần lượt dò tìm và thống kê từng liên kết trên một trang.
(tải phần mềm Xenu Link Sleuth tại liên kết)
Các bạn tải file, giải nén và cài dặt như bình thường. Sau khi hoàn tất việc cài đặt, bạn chọn File >> Check URL hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + N 
Sau đó, nhập đường dẫn của liên kết cần kiểm tra vào ô như hình vẽ dưới đây và chọn OK:
http://dautuseo.com/wp-content/uploads/2015/07/xenus-starting-point.jpg
Mặc dù Xenu Link Sleuth là một công cụ khá mạnh, nhưng công cụ này cũng cần một khoảng thời gian tìm kiếm và xử lý khá lâu tùy vào từng website, để có thể hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ liên kết trên trang. Đây cũng là một nhược điểm lớn nhất của Xenu.
(Tìm hiểu thêm về cách sử dụng công cụ này tại bài viết: Hướng dẫn sử dụng công cụ Xenu Link Sleuth.)

Plugin kiểm tra broken link

Một trong số các plugin tiện lợi và được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là Plugin Broken Link Checker (tác giả Janis Elsts). Công cụ này sẽ giúp các quản trị viên website phát hiện và quản lý tất cả các liên kết trên trang, bao gồm cả các outlink, internal link, link ảnh,… Công cụ này sẽ theo dõi liên tục các liên kết trên trang web và thông báo cho các quản trị viên nếu nó tìm thấy các liên kết gãy trên trang.
Các bạn có thể tìm kiếm và cài đặt phiên bản Broken Link Checker trên wordpress tại trang chủ của mã nguồn mở này (https://wordpress.org/) hoặc trong mục cài đặt mới plugin trên trang quả trị của website.

Sau khi cài đặt thành công, plugin này sẽ bắt đầu phân tích các liên kết trên trang và tìm kiếm các liên kết trên site. Tùy thuộc vào kích thước của trang web mà có thể mất từ vài phút đến vài giờ hoặc nhiều hơn để hoàn tất việc phân tích. Các bạn có thể theo dõi quá trình kiểm tra và tùy chỉnh các tùy chọn kiểm tra khác nhau trong Settings -> Link Checker.

Add-on kiểm tra broken link trên trình duyệt

Hiện nay có khá nhiều các add-on tích hợp trực tiếp trên trình duyệt web để kiểm tra trực tiếp broken link trên trang. Dựa trên những chia sẻ của Neil Patel – nhà sáng lập Crazy EggHello Bar, vietmoz.net xin chia sẻ cho các bạn 2 add-on được đánh giá là khá tiện lợi và dễ sử dụng: Check My LinksDomain hunter plus.
Tham khảo thêm cách cài đặt và sử dụng 2 add-on này tại bài viết:

Tính năng kiểm tra broken link của Search Console

Search Console (Webmaster Tools trước đây) có một chức năng rất hữu ích giúp các quản trị viên website phát hiện các broken link trên site. Sau khi hoàn tất quá trình thu thập dữ liệu (crawl dữ liệu) trên site, các con bot Google sẽ lập một bản báo cáo “không thể thu thập dữ liệu” đối với những liên kết gãy mà nó tìm thấy trên site.
Truy cập bản báo cáo này năng này tại đường dẫn. (lưu ý, bạn cần đăng nhập trang quản trị Search Console của website cần kiểm tra).
loi-thu-thap-du-lieu
Để kiểm tra xem liên kết gãy này được liên kết đến từ đâu, các bạn có thể click vào các liên kết gãy và chọn “Được liên kết từ” để xác định vị trí được liên kết. Sau khi khắc phục các broken link, các bạn cần index lại dữ liệu cho các trang đã liên kết tới liên kết gãy để Google cập nhật lại dữ liệu.

Broken Link Building: Khôi phục liên kết gãy

Xây dựng liên kết là một khoản đầu tư, nên đừng để công sức của bạn bị lãng phí! Nhà báo chuyên đề Janet Driscoll Miller chia sẻ hai cách để bạn có thể khôi phục các liên kết backlink, thủ phạm tạo ra các lỗi 404.

Không thể tránh được. Mặc dù bạn đã nỗ lực hết sức để ngăn ngừa các lỗi này, vẫn có khả năng xảy ra một số lỗi 404 trên website của bạn ở những trang (page) cũ sau khi bị ngắt kết nối trên trang (site) của bạn. Hoặc có lẽ đã có người vô tình gõ nhầm URL liên kết tới các trang này trên website của bạn.

Tất nhiên lỗi 404 không những ảnh hưởng đến việc đánh chỉ mục của máy tìm kiếm mà còn chỉ báo rằng các liên kết nội bộ tiềm năng hiện đã bị đứt và mất. Hoặc các liên kết này có thể được khôi phục? Tôi có hai kỹ thuật bạn có thể muốn áp dụng thử.

Khôi phục liên kết gãy bằng công cụ Google Search Console

Google Search Console là công cụ miễn phí nên được nhiều người lựa chọn để truy xuất thông tin liên kết về một website. Tuy nhiên, như Russ Jones, trưởng nghiên cứu tìm kiếm tại Moz, từng đề cập trong một bài viết khiến nhiều người phải suy ngẫm về độ tin cậy thực sự của dữ liệu trên Google Search Console, phần lớn dữ liệu trên Google Search Console, đặc biệt là dữ liệu về liên kết, không phải lúc nào cũng chính xác. Một phần là do tốc độ Google đánh chỉ mục các trang khác nhau có chứa các liên kết.

Ngoài ra, Jones cũng chỉ ra trong bài viết của mình, Google Search Console chỉ đưa ra một mẫu liên kết mà Google đánh chỉ mục cho trang (site) của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bắt đầu, Google Search Console cung cấp phương pháp miễn phí để bắt đầu khôi phục các liên kết này.

Bắt đầu với Crawl > Crawl Errors report (báo cáo lỗi Crawl). Tôi muốn xem xét kỹ các liên kết và xem có gì trông hấp dẫn. Đây là một liên kết có vẻ là một trong các bài viết trên blog của chúng tôi:

Nếu tôi nhấp lên liên kết này, tôi có thể biết thêm về lỗi 404 và biết đường dẫn này liên kết tới đâu:

Như chúng ta có thể thấy, liên kết gãy này đến từ một website khác. Tôi cũng biết rằng liên kết này vẫn tồn tại vì Google xác định lỗi 404 vào ngày 25 tháng 12 năm 2016 — cách đây không lâu, trong khi bài viết trên blog của chúng tôi là từ năm 2015. Từ bề ngoài trông thấy của URL, có thể là do người liên kết tới bài viết này đã vô tình gõ nhầm liên kết. Đối với bài viết của tôi tôi tiến hành tìm bài viết này.

Tôi phát hiện rằng bài viết trên blog vẫn còn tồn tại và vẫn được Google đánh chỉ mục.

Tuy nhiên, ai đó đã nhập không đúng URL trên trang web liên kết. Chúng tôi có thể sửa lỗi này và có lẽ khôi phục một liên kết nội bộ. Website của chúng tôi được dựa trên WordPress host trên nền tảng Linux, nên tôi dùng tệp có đuôi mở rộng .htaccess để chuyển hướng liên kết (redirecting) 301 khi có thể.

Trong trường hợp này, tôi thêm dòng sau vào tệp .htaccess của mình:

Redirect 301 /blog/how-linkedin-ads-auction-works-the-hidden-relevance-score-component/embed/ https://www.marketing-mojo.com/blog/how-linkedin-ads-auction-works-the-hidden-relevance-score-component/

XONG. Bây giờ lỗi 404 sẽ chuyển hướng tới đúng bài viết trên blog. Chúng tôi không chỉ giúp người sử dụng liên kết này để tìm thông tin họ thực sự cần, mà còn khôi phục một liên kết nội bộ trong quá trình này.

Khôi phục liên kết gãy bằng công cụ Ahrefs

Ahrefs là một công cụ SEO tuyệt vời khác và có xu hướng chứa nhiều thông tin chi tiết hơn về liên kết khác nhau so với những gì bạn có thể tìm thấy trên Google Search Console. Jones trích dẫn thông tin này trong bài viết của mình, cùng với một số công cụ có nhiều dữ liệu về liên kết nội bộ hơn Google Search Console:

Nguồn:Google Search Console Reliability: Webmaster Tools on Trial (Độ tin cậy của Google Search Console: Các công cụ Webmaster dùng thử) trên Moz.com

Ahrefs có một báo cáo đặc biệt với tiêu đề “Broken Backlinks” (Liên kết ngược bị gãy) trong đó bạn có thể tìm được các backlink tiềm năng để khôi phục. Bạn cũng có thể lọc thể hiển thị riêng “dofollow” backlinks để bạn chỉ tập trung vào các liên kết có xác suất giúp ích cho xếp hạng của bạn tốt nhất. Dưới đây là một liên kết tôi tìm thấy, thủ phạm gây ra lỗi 404:

Sau khi điều tra thêm, có vẻ tôi có lỗi chuyển hướng 301 (301 redirect) từ website của của mình! Có dấu cách (%20) sau liên kết tài nguyên Marketing Mojo. Đây chính là thủ phạm gây lỗi chuyển hướng cho liên kết nội bộ cũ này.

Thật may, lỗi này có thể dễ dàng khắc phục trên tệp .htaccess. Do đó tôi tìm đến tệp .htaccess để khắc phục vấn đề này, chỉnh sửa lỗi chuyển hướng 301 thành:

Redirect 301 /resources/%20 https://www.marketing-mojo.com/resources/

Bây giờ chúng ta có thể khôi phục liên kết dofollow này.

Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả — và bạn có thể kiểm soát được kỹ thuật này. Xây dựng liên kết là một hoạt động đầu tư. Nó khiến mất nhiều thời gian tài nguyên để thực hiện thành công. Các lỗi 404 của tôi cũng vậy và giữ lại các liên kết bạn có thể. Bạn đã phải làm việc vất vả vì các lỗi này!

Trên đây là những giới thiệu về Broken link là gì, nguyên nhân hình thành và tác động của broken link đến với website, cách khôi phục broken link. Các bạn có thể tham khảo thêm các cách phát hiện broken link trên trang tại bài viết: Cách tìm kiếm Broken link trên trang

Danh mục bài viết có liên quan đến chủ đề Broken link:

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

Một bình luận

  1. Nếu trang website của bạn sử dụng wordpress thì bạn cũng có thể sử dụng plugin của nó để kiểm tra các link trong website của bạn có bị gãy hay không. Mình nhớ có sử dụng plugin đó vài lần và tên của nó là Broken Link Checker bạn nào cần kiểm tra link bị gẫy thì có thể sử dụng thử tool này. Nó giúp cho bạn đỡ tốn thời gian để kiểm trra toàn bộ các link của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza