Mục lục nội dung

Google Quick Answer Box – Tổng quan và Cách tối ưu

Google đang ngày một gia tăng số lượng các “Quick-Answer Box” – Các trả lời tự động xuất hiện trên các truy vấn tìm kiếm thông tin của người dùng.

Từ khoảng 20% truy vấn được hiện Quick Answer Box trong tháng 12 năm 2014, Google đã tăng lên hơn 30% chỉ sau chưa đầy 2 năm tiếp theo. Điều đó có nghĩa 1/3 các truy vấn của người dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi các hộp trả lời tự động này.

Chính vì vậy, các website và doanh nghiệp nếu mong muốn thương hiệu của mình được củng cố tốt nhất trong mắt người đọc thì việc tối ưu cho tính năng này của Google là điều không thể thiếu. Trước tiên, để tối ưu cho tính năng này, chúng ta hãy cùng điểm lại một chút thông tin về tính năng này của Google.

Google Quick Answer Box là gì?

Quick Answer Box – Hay còn được gọi bằng rất nhiều các tên khác nhau như: Google Answer, Google Search Box,… là một tính năng tự động lựa chọn các câu trả lời tốt nhất, phong phú nhất có trên các trang web để hiển thị ngắn gọn cho các truy vấn tìm kiếm thông tin của người dùng.

Google Quick Answer

Đặc điểm nổi bật của Google Quick Answer Box?

Đặc điểm chính của những “hộp câu trả lời tự động” này, đó là chúng được trích dẫn trực tiếp từ nội dung trên một trang uy tín nào đó mà Google tin tưởng, và được hiển thị cho những người dùng tìm kiếm bằng các câu hỏi như “What” (là gì, là,..) hay “How” (cách nào, như thế nào,…)

Lợi ích từ Google Quick Answer Box

Với việc hiển thị “hộp trả lời tự động” này cho người dùng, Google có thể khiến họ chỉ đọc thông tin có trong search box, và bỏ qua việc tìm kiếm thêm các thông tin phía dưới hay phải ấn vào bất kỳ một trang web nào nữa. Chính vì vậy, tính năng này có thể khiến cho tổng lượng visit của nhiều website bị ảnh hưởng lớn.

Chính vì có ảnh hưởng lớn như vậy đến thứ hạng website như vậy, chúng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trên SERPs, và được rất nhiều các quản trị viên website, cùng những người làm SEO nghiên cứu tối ưu.

Không phải ai cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Google Quick Answer Box

Đây là đánh giá thực tế được đúc rút từ báo cáo traffic của rất nhiều website trong thời gian gần đây. Điều này hơi đi ngược lại với những gì mà chúng ta suy luận trên.

Về mặt lý thuyết, khi hộp hỏi đáp nhanh xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm, người dùng chắc chắn sẽ nhận được một câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ cho câu hỏi của mình, và họ sẽ mất đi động lực hay mong muốn nhấp chuột vào các trang web để đọc thông tin.

Và điều này thực sự đã xảy ra tại một số website như Wikipedia, với số lượng visit bị tụt đi rất nhiều do sự phát triển quá nhanh của Quick Answers Box.

Tuy nhiên, thực tế là cũng đã có rất nhiều trang web nhận được rất nhiều visit từ tính năng này của Google, thậm chí đây lại là những trang web mới, chưa có nhiều tên tuổi trên Google cũng như trên thị trường kinh doanh bởi Google có thể lấy nội dung của bất kỳ trang web nào được hiển thị bảng kết quả tìm kiếm để hiển thị trên Quick Answer Box. (mặc dù phần lớn chúng đều đến từ 50 kết quả đầu).

Thực tế cho thấy, có rất nhiều các trang web có xếp hạng rất thấp, ở trang 3 hoặc 4 đã được hiện nội dung trong hộp trả lời nhanh, và bất ngờ đứng đầu bảng xếp hạng tìm kiếm chỉ sau 1 đêm. Điều này đã thu hút sự chú ý của người dùng cũng như đối thủ cùng SEO truy cập đến trang web. Và điều này đã tác động rất tích cực đối với sự thành công trang web đó.

Adobe là một ví dụ được hưởng lợi từ Quick Answer Box, với mức tăng trưởng 17% visit nhờ các “hộp trả lời nhanh”, tương đương với hàng triệu khách truy cập chỉ trong một tháng.

Vậy làm sao để website bạn cũng nhận được trích dẫn của Google trên Quick Answer Box?

3 bước cơ bản để thành công với Google Quick Answer Box

Bước 1: Đánh giá thực trạng website bạn

Dựa trên nghiên cứu về Google Quick Answer từ hơn 2 năm trở lại đây, Stone Temple – một tổ chức tư vấn về Digital Marketing tại Anh cho biết, để một trang web có tỷ lệ được trích dẫn cao nhất trong Quick Answer Box, website đó cần hội tụ đủ 4 tiêu chí sau:

  1. Các trang web có hơn 500 tên miền giới thiệu (độ uy tín lớn, 500 chỉ là một con số ước lượng chung)
  2. Các trang được xếp trong top 5 (độ liên quan cao đến truy vấn người dùng)
  3. Các trang có ít hơn 2.000 từ (ngắn gọn, xúc tích)
  4. Các trang có tính gắn kết người dùng cao (tối ưu trải nghiệm người dùng tốt)

Mặc dù 4 tiêu chí này không phải là các điều kiện bắt buộc phải có để website bạn được trích dẫn trong Quick Answer Box, tuy nhiên, đây là những đặc điểm chung mà hầu hết các trang web được trích dẫn đều có.

Và tất cả những yếu tố này đều góp phần chứng minh với Google rằng bạn đang có một trang web uy tín được đánh giá cao bởi người dùng và nội dung trên trang đang cung cấp giá trị cao cho độc giả. Chính vì vậy, nếu website của bạn còn thiếu tiêu chí nào trên đây

Bước 2: Tìm chủ đề tốt nhất

Bất kể bạn có đang làm lĩnh vực hay ngành nghề nào, bạn đều có thể tìm thấy những chủ đề và được trích dẫn trên Google Quick Answer Box khi người dùng tìm kiếm các chủ đề đó.

Thông thường, đây là các chủ đề mà người dùng sẽ quan tâm và tìm kiếm thông tin về chúng. Dựa vào việc nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ tìm được những từ khóa đang có lượng tìm kiếm cao và những từ khóa hỏi đáp có liên quan đến những từ khóa này (những từ khóa hỏi đáp về chủ đề mà người dùng đang quan tâm).

Sau đó, hãy thử search các từ khóa bạn vừa tìm được, nếu các từ khóa này đã có trả lời nhanh, hãy phân tích và tìm cách để tạo nội dung tốt hơn những trang đó.

Bước 3: Tối ưu hóa website

Để Google có thể hiểu rõ nhất content trên website, bạn sẽ cần phải làm tốt 4 công việc sau:

1 – Tối ưu cho “câu trả lời nhanh”: Đúng như cái tên gọi Quick Answer, Google sẽ chọn lựa trang web nào đang cung cấp một câu trả lời ngắn nhất, nhanh nhất, và đầy đủ nhất cho người đọc để hiển thị trên search box của mình. Chính vì vậy, hãy tạo một câu trả lời ngắn gọn (khoảng 3 dòng trên trang để trả lời ngắn gọn cho một câu hỏi bạn định tối ưu).

2 – SEO On-page: Không chỉ giúp bạn cải thiện thứ hạng trang web, việc tối ưu onpage còn có thể giúp Google hiểu rõ hơn nội dung mà bạn đang nói đến trên site.

(Xem thêm: Checklist seo onpage & offpage hoặc các kiến thức về Onpage SEO tại đây)

3 – SEO Off-page: Như đã phân tích ở trên, một website có độ uy tín cao sẽ có cơ hội cao hơn được xuất hiện trên Search Box. Và off-page là một trong những công việc không thể thiếu khi bạn cần gia tăng độ uy tín của website.

(Xem thêm: Các cách xây dựng liên kết tại mục: Seo Offpage)

4 – SEO Technical: Đánh dấu dữ liệu là một trong những công việc cần thiết để Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác có thể hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn đang cung cấp trên site. Schema – dữ liệu có cấu trúc sẽ giúp các công cụ tìm kiếm nhanh chóng giải thích được các thành phần trong nội dung trang, và nhanh chóng tìm được câu trả lời tốt nhất.

Trên đây là những giới thiệu và hướng dẫn cơ bản dành cho các bạn SEOer cùng quản trị viên website về Google Quick Answer Box.

Trong tương lai, kỹ năng tối ưu trên Google Quick Answer Box có thể sẽ trở thành một trong những điều bắt buộc cần có dành cho các SEOer, khi mà tính năng này đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn trên các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Chia sẻ thêm các trải nghiệm về tối ưu Google Search Answer Box trên các truy vấn tiếng Việt của bạn ngay dưới bài viết này.

Nguồn tin: Search Engine Land

Biên tập: VietMoz

Bài viết liên quan

5 bình luận

  1. Bài viết em thấy cũng khá hay nhưng chưa hướng dẫn cách làm thế nào để hiển thị top 0 Google, mong có 1 bài hướng dẫn cụ thể hơn, cảm ơn anh Lê Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *