Ngành SEM/SEO tại Việt Nam đã phát triển được hơn 10 năm với rất nhiều phong cách cũng như chiến thuật khác nhau. Tuy vậy có một thực tế luôn tồn tại trong cộng đồng SEO Việt Nam đó là không biết phương pháp của ai mới là đúng đắn nhất.
Các SEOer nước ngoài có cái hay là họ có những chuẩn chung để đánh giá dựa trên những quy luật được đúc kết qua quá trình làm việc thực tế. Sau đó họ viết lại các quy trình chung để mọi người làm 1 chuẩn mực nhất định. SEOer tại Việt Nam thì không có chuẩn này nên chỉ cần lệch sóng nhau 1 chút là cãi nhau to.
Vì sao người làm SEO tại Việt Nam không có một chuẩn chung
Đa phần là làm SEO theo cảm tính
Đa phần những người làm SEO tại Việt Nam đều cóp nhặt những kiến thức từ những người đi trước và tự lồng ghép với nhau lại để đưa ra những phương pháp SEO tưởng chừng như khác nhau nhưng thực chất lại giống nhau đến lạ kỳ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ viết bài, tối ưu, đi link, kiếm view và ngồi… chờ từ khoá lên TOP.
Công việc lặp đi lặp lại như 1 vòng luẩn quẩn không biết làm sao để thoát khỏi vòng lặp đó. Bởi từ trước đến giờ người làm SEO đều dựa vào cảm tính để làm.
Không ghi chép lại quá trình phát triển dự án SEO
Có rất nhiều người làm SEO không cần biết website được tạo thành như thế nào, nội dung phải viết ra sao để tăng chuyển đổi, họ cứ đăng tin và viết bài theo một cách gọi là bản năng. Nhưng thật lạ là các từ khoá của họ bỗng nhiên lên TOP (hiện tượng này tôi tường gọi là SEO hay không bằng ăn may)
Tuy nhiên khi họ lặp đi lặp lại 1 cách làm và vẫn thành công với các dự án tương tự thì không thể gọi là bản năng được nữa nếu họ biết ghi chép lại quá trình làm việc và xác định các chỉ số cũng như khối lượng công việc cần làm. Nếu biết áp dụng công thức được ghi chép cho những từ khoá khác, những dự án khác với mức độ khác nhau về số lượng nội dung, backlink cũng như các công thức tính toán về thời gian lên TOP, tính toán chi phí đầu tư, tính toán ROI đạt chuẩn.. có nghĩa lúc này họ đã có quy trình riêng.
Nhưng thật tiếc họ đều thiếu nhất quán trong việc thực thi triển khai theo kế hoạch, đa phần họ chỉ biết lấy thịt đè người và không quan tâm tới các chỉ số khác. Nếu như họ có thể đúc kết thành những chỉ số KPIs, thành chuẩn chung để làm theo và trải nghiệm thực tế với nhiều dự án khác nhau.. có lẽ lúc này họ đã có một kế hoạch hoàn hảo.
Cái tôi quá lớn
Khi thiếu chuẩn chung, các buổi tranh luận đa chiều sẽ không thể đi đến kết luận cuối cùng. Mỗi người đều cho rằng họ đúng nhất vì họ dựa vào chuẩn của cá nhân họ. Kết quả là tranh luận sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp nhưng năng suất thấp. Và quan trọng là không thể có kết quả cuối cùng để triển khai bước thiếp theo. Thậm chí có người lập luận cùn theo kiểu là cứ làm đi chẳng cần chuẩn theo lý thuyết nào cả. Những vấn đề mới, ý tưởng mới thì đúng là như vậy. Người mở đường tự tạo chuẩn cho mình. Nhưng với những công việc thiên hạ đã làm từ lâu, đúc kết từ lâu thì nói cứ làm chẳng cần chuẩn nào là nói ẩu. Nói vậy một là để che dấu kiến thức hạn chế, hai là vì động cơ bảo vệ ý kiến cá nhân. Bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những những phương pháp luận, những quy luật đúc kết từ đau thương của thực tiễn.
Làm theo chuẩn nào?
Càng biết càng không dám nói ẩu. Người thông minh không làm hùng hục, họ làm khôn ngoan và hiệu quả. Và theo chuẩn đã được thừa nhận. Người làm bài bản & quen tư duy thực tế hay hỏi câu hỏi này: cái đó theo chuẩn nào?
5 bình luận
Em rất khoái bài viết này của anh. Lâu rồi không đọc bài nào viết thực tế như thế :). Tranh cãi nhiều và dẫn đến các pro ẩn thân hết sạch, đôi khi tìm ai đó để hỏi điều khúc mắc là không tìm ra, nếu không có các mối quan hệ mở
SEO giờ khá cạnh tranh và phức tạp, đòi hỏi người làm SEO phải có trình độ và kinh nghiệm cao.
seo thay đổi hàng ngày hàng giờ, rất khó để có thể theo kịp. Làm seo lương đã thấp nhưng lượng công việc làm lại rất lớn.
vậy là theo chuẩn nào 😀
ns chung, seo như không seo, cứ tự nhiên hóa sẽ tốt hơn…