Nội dung trong series hướng dẫn tối ưu hóa Landing Page
Như các bạn đã biết trong quá trình làm SEO hay kể cả Google Ads thì để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích cần tốn khá nhiều thời gian để tối ưu các yếu tố xếp hạng trên trang đích đó. Với mong muốn trở thành địa điểm chia sẻ các nội dung hữu ích và đầy đủ nhất dành cho tại Việt Nam, hôm nay VietMoz xin giới thiệu chuỗi series chia sẻ kiển thức cũng như kinh nghiệm về tối ưu hóa chuyển đổi trên Landing Page.
Các bài viết tuyệt vời này được trích dẫn nguồn từ Quicksprout. Rất hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn yêu SEO. VietMoz cũng rất cảm ơn các bạn khi các bạn chia sẻ bài viết này đến với những người quan tâm.
Mục đích của series bài viết này là gì?
Trước tiên tôi muốn bạn tìm hiểu về định nghĩa của landing page trước khi chúng ta nói đến mục đích ra đời của series này.
Trong tiếp thị trực tuyến, một landing page, đôi khi được gọi là “trang thu thập khách hàng tiềm năng”, “trang tĩnh” hoặc “trang đích”, là một trang web xuất hiện để phản hồi lượt nhấp vào kết quả tìm kiếm được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị quảng cáo, email marketing hoặc quảng cáo trực tuyến.
Đối với landing page thường được dùng để tạo danh sách khách hàng tiềm năng (lead generation). Những hành vi mà người dùng ghé thăm trang đích làm chính là hành vi dùng để xác định tiếp thị chuyển đổi (conversion rate). Trang đích có thể là một phần của một trang website nhỏ hoặc một trang nằm trong website của tổ chức.
Theo: wikipedia
Đó là theo phần định nghĩa của wikipedia mà bạn có thể tìm thêm. Nhưng ở đây tôi chỉ cần bạn hiểu đơn giản, landing page là một trang đơn được đầu từ tối ưu chăm chút mọi thứ từ giao hiện đến trải nghiệm, nhằm một mục đích duy nhất là tập chung vào tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng truy cập thành khách hàng tiềm năng.
Có 3 loại landing page chính được sử dụng phổ biến dựa vào mục đích chuyển đổi là:
Lead Generation Page (Landing page dạng thu thập thông tin)
Mục đích: Thu thập những thông tin cơ bản của các khách hàng tiềm năng như họ tên, email, số điện thoại để sử dụng cho các hoạt động marketing sau đó như tư vấn sản phảm/dịch vụ.
Đặc điểm trang đích dạng thụ thập thông tin: có các biểu mẫu đăng ký thông tin và luôn đi kèm với đó là một số lợi ích khách hàng sẽ nhận được khi đăng ký như tặng voucher, quà tặng, chính sách ưu đãi riêng, nút CTA…
Cấu trúc landing page:
- Tiêu đề của trang đích.
- Đoạn nội dung giới thiệu sản phẩm gồm hình ảnh/video, công dụng, lợi ích cũng như các giá trị mà khách hàng sẽ nhận được.
- Form đăng ký thông tin khách hàng.
- Nút Call to action: thường được đặt bên dưới cùng cảu trang hoặc xem kẽ trong nội dung landing page, nội dung phần lớn sẽ là “Tư vấn ngay”, “Liên hệ với chúng tôi”,…
- Review đánh giá: Trên một sô landing page dạng này sẽ còn có thêm mục review sản phẩm/dịch vụ được đưa thêm vào, nhằm tăng uy tin cũng như độ tin cậy với cá khách hàng.
Sale Page (landing page dạng bán hàng)
Mục đích: Đây là dạng landing chuyên dụng, được tối ưu nhằm mục đích chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách trực tiếp mua hàng ngay trên chính landing page đó.
Đặc điểm: Nội dung trên landing page dạng này sẽ chỉ tập chung duy nhất vào một sản phẩm/dịch vụ qua việc cung cấp chi tiết các thông tin về đặc điểm nổi bật của sản phẩm, giá sản phẩm/dịch vụ, các quyền lợi mà khách hàng sẽ nhận được khi mua như chính sách ưu đãi, chế độ bảo, ngoài ra còn có thêm phản hồi từ các khách hàng trước…, nhằm tạo niềm tin tối đa, giúp các khách hàng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng.
- Tiêu đề Landing page.
- Thông tin sản phẩm/dịch vụ.
- Đặc điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ.
- Lý do lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.
- Review thực tế từ các khách hàng trước.
- Các ưu đãi, chính sách mua hàng, bảo hành.
- Cam kết từ doanh nghiệp.
- Bảng giá.
- Thông tin liên hệ.
Click-Through Page (Landing page dạng trung gian chuyển đổi)
Mục đích: Được sử dụng với mục đích chính là cung cấp thông tin và dẫn dắt người dùng chuyển hướng đến trang chuyển đổi chính của doanh nghiệp.
Đặc điểm: Vì mục đích chính của dạng này là cung cấp thông tin và dẫn dắt người dùng đến trang chuyển đổi chính nên sẽ không xuất hiện các biểu mẫu thu thập thông tin trên trang, mà chỉ có nút CTA ( hoặc liên kết) để chuyển hướng tới trang khác.
Cấu trúc landing page:
- Thông tin, hình ảnh sản phẩm.
- Nút CTA (hoặc liên kết).
Các lợi ích khi sử dụng landing page
Qua phần định nghĩa landing page cũng như 3 loại landing page thường gặp, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng landing page được sinh ra nhằm mục đích phục vụ cho 2 mục đích chính là:
Phân lập rõ thông điệp bạn muốn hướng tối
Với nhưng người dùng dành sự qua tâm đến sản phảm/dịch vụ và chấp nhận truy cập vào trang chủ từ một quảng cáo. Bạn chắc chắn không hề mong muốn website của mình gây bối rối cho những khách hàng khi họ không biết nên bấm vào đâu để hưởng các ưu đãi đặc biệt?
Điều này rất dễ gây ra tình trạng chán nản của khách hàng và họ sẽ nhanh chóng rời đi mà không làm theo bất kỳ lời kêu gọi hành động nào mà bạn mong muốn, đồng nghĩa với việc bạn không thẻ chuyển đổi những vị khách đó chấp nhận chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Chính vì vậy trong trường hợp này, việc lựa chọn một landing page với giao diện được tối ưu đơn giản, đẹp mắt bạn hoàn toàn có thể sử dụng để dẫn dắt người dùng đến trực tiếp trang đó.
Tăng khả năng chuyển đổi
Với các hoạt động tổ chức sự kiện, cuộc thì, landing page sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn dễ dàng thu hút, tạo sự thích thú, thu thập thông tin người dùng. Kết hợp với việc sử dụng các nút “chia sẻ” trên các nền tảng mạng xã hội giúp bạn dễ dàng lan tỏa rộng rãi thông tin để khuyến khích những người tham gia chia sẻ sự kiện, cuộc thi này với những người bạn khác.
Còn trong kinh doanh, tối ưu landing page hiệu quả giúp cho các chủ doanh nghiệp tăng được tỷ lệ chuyển đổi trên từng khách hàng đến với trang.
Mục tiêu ra đời của series hướng dẫn tối ưu landing page
Với mong muốn trở thành một kênh cung cấp những kiến thức, trải nghiệm trong ngành digital marketing thực tế nhất đến độc giả.
VietMoz mong rằng các kiến thức được chia sẻ sẽ thực sự giúp ích cho công việc của các bạn chứ không đơn thuần chỉ là những dòng text chỉ để đọc xong rồi bỏ.
Và sự ra đời của series “hướng dẫn tối ưu landing page” cũng từ mong muốn giúp mọi người có thể tự tối ưu các landing page chuẩn chỉ, ít phải phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên trang đích cần rất nhiều yếu tố khác ngoài việc xây dựng một thiết kế đơn giản và thiết kế một biểu mẫu đăng ký email hay một nút tải xuống. Trang đích phải kết hợp tỉ mỉ, nội dung đủ thuyết phục để thu hút sự chú ý của đọc giả. Đồng thời kết hợp nội dung đó với một mức giá không ai cạnh tranh nổi và một thiết kế “website thân thiện”.
Đối tượng của bài viết này là ai?
Nếu các trang đích trên website của bạn bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ nhấp chuột kém. Khách hàng sẽ không xem tiếp các trang tiếp theo trên website của bạn. Vậy bạn muốn có biện pháp nào hiệu quả hơn?
Hãy bắt đầu tối ưu hóa, kiểm tra, theo dõi và đạt được mục đích mà bạn mong muốn. Cho dù bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ vừa mới start-up hay là quản lý team marketing của tập đoàn Fortune 500. Ngay cả tập đoàn này cũng đang cần những kiến thức kỹ càng để có được kết quả mong muốn.
Sơ lược về nội dung series bài viết
Làm thế nào để áp dụng bài viết này hiệu quả?
Trong các chương sau, chúng tôi sẽ chia nhỏ toàn bộ quá trình xây dựng các trang đích chính từ đầu. Chúng tôi sẽ giới thiệu mọi thứ như thế nào là một trang đích và vai trò của trang đích trong chiến dịch marketing của bạn, cách giải quyết sự cố và cần có biện pháp gì nếu trang đích của bạn không hoạt động hiệu quả.
Bạn sẽ còn biết được thêm các thủ thuật và công cụ hữu ích. Cũng như hồ sơ chi tiết về các công ty từ các ngành nghề khác nhau và cách họ đã sử dụng trang đích của mình như thế nào.
Trước khi vào bài viết này, bạn có thể làm một bài toán nhỏ để test xem trang đích của bạn đạt được bảo nhiêu điểm. Với bài viết 50 checklist giúp xây dựng Landing Page tốt nhất.
Chương I:
Vai trò của trang đích đối với thị trường marketing của bạn
Ở chương đầu tiên, chúng tôi sẽ nói về trang đích là gì và vai trò của trang đích là gì. Một số người làm marketing sử dụng trang đích làm một “cái lạng” chống cho một chiến dịch bị lỗi. Trong khi đó, lỗi này là do thiếu sự chuẩn bị, chuyên môn hay thậm chí là do nền tảng sử dụng. Chúng tôi cũng sẽ nói về sự khác biệt giữa trang đích và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vì hai kỹ thuật tối ưu này thường song hành cùng nhau.
Chương II:
Làm thế nào để đọc được suy nghĩ của khách hàng tiềm năng của bạn
Ở chương hai, chúng tôi sẽ xem xét khâu lập kế hoạch, khâu này diễn ra sau quá trình xây dựng một số trang đích thành công nhất. Bạn sẽ tìm hiểu cách để đỡ phải tốn công sức “bắt sóng” những gì khách hàng tiềm năng của bạn muốn (thậm chí khi khách hàng không nói cho bạn biết!) và cách xác định chính xác những gì cần kiểm tra khi phân tích các trang đích của bạn để có được kết quả tốt nhất.
Bạn cũng sẽ tìm hiểu về các loại trang đích khác nhau và khi nào cần sử dụng loại nào. Ngoài ra, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về việc một trang đích thành công có dạng như thế nào, để bạn có thể áp dụng và bắt đầu tạo trang đích riêng của mình. Hãy tự tin với kiến thức mình đang có rằng bạn đang ghép đúng tất cả các mảnh lại với nhau.
Chương III:
Tối ưu hóa traffic để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn
Ở chương ba, chúng tôi sẽ nói về traffic. Bởi vì các trang đích sẽ vô dụng nếu không có traffic. Chúng tôi sẽ nói về năm cách tốt nhất để kéo traffic về trang đích của bạn. Năm cách này bao gồm cả các phương pháp miễn phí và trả phí. Thậm chí nếu bạn bắt đầu với ngân sách ít, bạn vẫn có thể thu hút được đúng đối tượng đến trang của mình bằng cách làm theo các bước đơn giản này.
Chương IV:
Điều gì khiến khách vào website mua hàng của bạn?
Ở chương bốn, chúng tôi sẽ xem xét đến chính khách truy cập vào website của bạn. Vì toàn bộ traffic trên thế giới sẽ không chuyển đổi cho đến khi bạn hướng được trang đích đến đúng đối tượng. Và “đối tượng phù hợp” ở các ngành khác nhau sẽ khác nhau và thậm chí khác ở từng webpage. Bạn sẽ biết cách chính xác để thu hút sự chú ý và hành động của khách hang. Cho dù bạn muốn họ đăng ký nhận thư tin tức, tải xuống Ebook của bạn hay thực hiện hành động mua hàng.
Chúng tôi cũng sẽ nói về phần lớn những lỗi phổ biến mà ngay cả những chuyên gia marketing cũng gặp phải khi xây dựng nội dung chính cho trang đích. Bạn cũng sẽ biết được những yếu tố khiến cho khách hàng nhấp chuột và cách tối ưu hóa từng bước điều hướng người dùng trên website của bạn.
Chương V:
Test thử kỹ năng của bạn
Ở chương năm, chúng tôi sẽ nói về một số nội dung quan trọng, nhưng thường bị bỏ sót. Phần lớn sách và hướng dẫn đều khuyên là bạn cần làm thử, tuy nhiên họ không nói cách làm thử hay cần thử nghiệm những gì. Sau khi đọc xong chương này bạn sẽ biết được tất cả. Chúng tôi sẽ nói về phương pháp phù hợp để thực hiện thử nghiệm, cách đo lường chính xác kết quả mà bạn đạt được, cách sử dụng kết quả này để loại bỏ sự cần thiết phải làm các bài test khác, v.v.
Chương VI:
Phần tích kết quả – đánh giá – tương tác
Chương sáu đề cập đến tất cả mọi thứ liên quan đến kết quả như cách phân tích kết quả, cách tương tác và thậm chí là cần làm gì khi thử nghiệm trang đích của bạn gặp thất bại. Đừng lo, bởi vì đến cả những thử nghiệm có đầy đủ dữ liệu và được chuẩn bị kỹ lưỡng đôi khi vẫn bị thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể có được rất nhiều kiến thức về trang đích khi thực hiện các thử nghiệm và bạn sẽ càng có nhiều kiến thức, bạn sẽ càng vượt xa được đối thủ cạnh tranh của mình.
Chương VII:
Công cụ thương mại
Cuối cùng, chương bảy sẽ bàn về một số công cụ thiết kế, thử nghiệm, theo dõi và cải thiện tốt nhất dùng cho trang đích. Thậm chí nếu bạn tự coi mình có khả năng“thách thức công nghệ”, các công cụ này sẽ làm cho công tác xây dựng giám sát trang đích của bạn hết sức dễ dàng. Điều này có nghĩa bạn chả có lý do gì mà không bắt đầu tìm hiểu để biết được động lực khiến khách hàng của mình hành động và rồi tạo cho họ có động lực đó.
Trên đây là bài đâu tiên trong chuỗi series hướng dẫn tối ưu landing page, trong các chương sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố cũng như kỹ thuật tồi ưu landing page, các bạn hãy chứ ý đón đọc nhé!
Nguồn: quicksprout.com
Dịch bởi Persotrans
Biên tập bởi vietmoz.net
Một bình luận
Thank Vietmoz, website có rất nhều bài viết hay và hữu ích.