“Content is King” là câu nói kinh điển trong ngành SEO nói chung và marketing nói riêng, và cho đến bây giờ với những ảnh hưởng của các nội dung đặc biệt là trong môi trường trực tuyến thì câu nói trên vẫn rất đúng ở hiện tại và sẽ là cả trong tương lai nữa.
Nói riêng trong SEO, nếu như website có thể coi như là nền móng của một ngôi nhà, thì content sẽ đóng vai trò là những viên gạch xây lên ngôi nhà vậy. Bất kể Google có liên tục cập nhật thay đổi các thuật toán ra sao thì không thể thay đổi việc content sẽ luôn yếu tố quan trọng bậc nhất được đưa ra khi cần đánh giá chất lượng của một website.
Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các định nghĩa content là gì và tại sao content lại được cho là một trong các yếu tố quan trọng đầu tiên được xét tới của website, cũng như lộ trình xây dựng và phát triển một content chuyên nghiệp là như thế nào.
Content là gì?
Content hay dịch ra là nội dung mang những thông điệp được người viết truyền tải đến cho mọi người. Mục đích mà content có thể là cung cấp các thông tin kiến thức hữu ích, sử dụng để PR, quảng cáo dịch vụ/sản phẩm, review,… được trình bày nhiều ngữ cảnh khác nhau và có gài thêm các yếu tố cảm xúc kích thích sự tham gia tương tác của người đọc với nội dung.
Hình thức tiếp cận của content cũng rất đa dạng có thể qua các bài viết trên blog/báo/social, qua các hình ảnh/video, hoặc là hình thức tiếp cận truyền thống bằng các tờ rơi giới thiệu chương trình khuyến mãi,…
Đó là tóm gọn về định nghĩa về content mà bạn cần biết, nhưng chỉ định nghĩa thôi là sẽ không đủ nếu muốn trở thành một content writer chuyên nghiệp.
Content Marketing và Content SEO
Content Marketing
Content Marketing là một kĩ thuật tiếp thị, giúp phân phối các nội dung có giá trị nhằm thu hút khách hàng, tạo giá trị lợi nhuận cụ thể. Có nhiều loại Content Marketing khác nhau cũng như có nhiều cách truyền tải nội dung khác nhau. Phổ biến nhất đó là: Infographics, Webpages, Podcast, Video, Sách.
Content SEO
Đối với SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm), content chính là nội dung trên một trang của website, được xây dựng nhằm mục đích xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Content SEO có thể được truyền tải bằng nhiều cách khác nhau, mục đích chính là để thông tin đến với người đọc. Những cách này có thể là bài viết, hình ảnh, video… Việc content SEO càng hay, càng thu hút và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng thì càng có nhiều khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web của bạn.
Phân biệt 3 loại content cơ bản bạn cần biết
Về cơ bản content sẽ được chia thành 3 loại content chính gồm: content giải trí, content cung cấp hông tin, content tiện ích.
Content giải trí
Như tên gọi thì loại mục tiêu của loại content này là đem lại sự giải trí, giúp người đọc cảm thấy thư giãn. Ưu điểm của loại content này là khả năng lan truyền nhanh chóng trên internet khi nội dung chỉ tập chung vào việc giúp người đọc cảm thấy thư giãn sau những khoảng thời gian căng thẳng.
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi các bài đăng của các nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng có thể dễ dàng nhận thấy được loại content giải trí này rất hay được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tạo ra yếu tố viral, khiến cộng đồng bàn tán không ngừng. Từ đó các thông tin về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp rất dễ dàng được quảng bá đến người dùng
Ví dụ:
Nếu bạn còn nhớ cách đây vài tháng xiaomi đã công bố logo mới của hãng bằng việc chuẩn từ dạng logo vuông vức sang dạng bo tròn mềm mại. điều này tưởng chừng như chẳng có gì đáng nói, chỉ cho tời khi hãng này tiết lộ đã chi đến 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) để thiết kế ra bộ logo mới này.
Ngay lúc chi phí thiết kế cho bộ logo mới được công bố, thông tin này đã nhanh chóng lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội mà chủ yếu là các bài giễu cợt, ảnh chế của cộng đồng mạng khi cho rằng hãng này quá logo mới của hãng.
Nhưng khoan nếu bỏ qua những ý kiến về thiết kế của logo đó. Nếu chúng ra nhìn theo góc độ truyền thông marketing riêng hiệu quả truyền thông khi hình ảnh logo của hãng được xuất đầy rẫy trên internet, các trang báo công nghệ thôi cũng đã là một chiến dịch marketing quá thành công rồi.
Content cung cấp thông tin
Đây chắc chắn là loại content chắc chắn sẽ không thể thiếu trên bất kỳ một website nào rồi.
Có thể hiểu mục đích của loại content này là việc cung cấp các thông tin hữu ích giải đáp các vấn đề đến từ người dùng. Trong đó, chúng ta hoàn toàn có thể lồng ghép thông tin về thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp vào quảng cáo.
Ưu điểm của loại content này là việc nó dễ dàng tiếp cận người dùng. Việc dễ dàng tiếp cận khách hàng như vậy sẽ rất có ích đối với các công ty mới vẫn đang gặp khó trong việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, loại content lại thường có hiệu quả chậm hơn so với content giải trí và cùng với đó là việc doanh nghiệp cần có nguồn lực để đầu tư xây dựng nội dung lâu dài.
Content tiện ích
Content tiện ích là các loại content thường được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề mà khách hàng gặp phải. Loại content này thường được các doanh nghiệp sử dụng để giúp nhắc nhớ khách hàng thường xuyên hơn về thương hiệu của mình.
Ưu điểm của content tiện ích là có thể đo đếm số lần sử dụng của khách hàng qua lượt click, lượt tải hay lượt sử dụng. Tuy nhiên, nó lại yêu cầu doanh nghiệp đầu tư ban đầu một cách nghiêm túc, đảm bảo mang tới khách hàng những trải nghiệm thú vị và hữu ích nhất.
20 định dạng content được sử dụng phổ biến nhất
1. Blog posts
Đây là hình thức cơ bản nhất, đơn giản nhất trong việc làm nội dung. Một bài viết blog mà khách hàng quan tâm có thể đem lại kết quả đáng kinh ngạc cho doanh nghiệp của bạn. Một bài blog hay cũng đem lại lượng traffic hằng ngày tốt nhất cho mình.
2. Content List
Là dạng content danh sách tổng hợp, cũng là một trong những loại content được google cũng như người dùng đánh giá rất cao. Các bài viết thuộc loại này thường có dạng như:
- 12 cách seo hiệu quả
- Tổng 10 hợp các trung tâm đào tạo SEO uy tin
- Top 10 chiếc điện thoại đáng mua nhất trong tầm giá 8 triêu
- …
3. Videos Content
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 của Nielsen. Theo đó các hành vi của người dùng trên internel phần lớn sẽ tập trung vào việc xem các videos trên youtube và các kênh video khác như xem phim, ca nhạc giải trí.
Điều này cho thấy hiệu quả từ việc truyền thông video có vai trò rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp tiếp thị, truyền thông sản phẩm, thương hiệu của mình.
4. Podcasts
Chắc sẽ có nhiều bạn đã biết về Podcast hoặc chí ít cũng đã từng đến cụm từ này. Về bản chất Podcast là một phần mềm ứng dụng được Apple tạo ra. Thực tế Podcast vốn đã không còn quá xa lạ trên thế giới, nhưng tại Việt Nam Podcast mới chỉ thực sự được phổ biến trong một vài năm trở lại đây.
Podcast được xem là một kênh lưu trữ các tệp tin ở định dạng mp3. Nội dung trên podcast chủ yếu là những buổi talkshow về tất cả các chủ đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Những chủ đề có trên Podcast chủ yếu đến từ chính yêu cầu từ người dùng và sau khi hoàn thành thì nội dung đó được đăng tải lên Internet
Bởi những tình chất trên nên chất lượng của các nội dung có trên podcast sẽ phụ thuộc khá nhiều vào “tay nghề” của đội ngũ sản xuất nội dung.
Chính vì những điều đó khiến podcast giống như những chương trình phát thanh “hiện đại”, thay vì nghe qua radio thì giờ đây người dùng có thể lựa chọn nghe trực tuyến hoặc tải về lưu trữ trong điện thoại qua internet.
Để so sánh giữa podcast với radio truyền thống thì Podcast nổi trội với sự đa dạng về các chủ đề từ những bản tin sự kiện, các buổi diễn thuyết, những cuộc thảo luận hay các buổi chia sẻ giữa các khách mời. Các chủ đề mà Podcast hường tới là những điều thường nhật xung quanh cuộc sống xã hội.
5. Content Infographics
Được xếp hạng là một trong những loại content hiệu quả nhất hiện nay trên Internet. Các hình ảnh, infographic luôn được xem nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn và được yêu thích hơn các thể kiểu content khác. Chúng là cách nhanh nhất giúp nội dung của bạn được đưa đến cho người xem.
So với content dạng text thông thường thì content infographics giúp người dùng không mất quá nhiều thời gian để nắm được ý định của mà tác giả muốn truyền tải đến. Theo đó tương tác từ người dùng cũng tăng cao hơn đáng kể so với các content text thông thường.
6. Images Content
Dạng content này chắc có lẽ chúng ta cũng không phải nói quá nhiều về sức ảnh hưởng của images content. Chỉ với những lợi thế như thu hút, dẫn dắt kêu gọi hành động của người dùng thôi đã là quá đủ để ta thấy được tầm ảnh hưởng của hình ảnh với người dùng rồi. Đặc biết là đối với các nội dung trên social.
7. User Generated Content (Content do người dùng tự tạo)
Là dạng content do người dùng trực tiếp tạo ra. Ưu điểm của loại content nay là việc người dùng trực tiếp đóng góp nội dung suy nghĩ của mình vào kho content của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà sự tương tác trên website cũng rất cao, điều đó cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho hệ thống quản trị trong việc kiểm soát các loại content được phép xuất bản.
8. Content Ebooks
Dạng content này được áp dụng nhiều nhất trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu nhằm cung cấp các thông tin hữu ích và thiết thực nhất đến với người dùng.
9. Content Daily
Là dạng content được lên lịch xuất bản định kỳ hàng ngày trong một khung giờ nhất định như tin tức, bản tin thời sự,…
Content daily được xem là dạng content dễ tiếp cận với người dùng bởi tính chất nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người đọc. Ngoài ra daily content còn được biết đến như dạng content chuyên dụng để giữ chân người đọc trên website, còn trên các trang social thì nó cũng giúp người viết xây dựng danh tiếng, hình ảnh trong cộng đồng hoặc dẫn dắt người đọc đến với website.
10. Email newsletters
Email newsletters hay còn gọi là bản tin email là những email được gửi đến định kỳ bởi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nội dung được đề cập đến trong email thường là về một chủ đề nhất định mà người dùng đã đăng ký nhận từ trước đó.
Khác với một Email quảng cáo với mục tiêu thuyết phục bạn mua hàng, tham gia hay đăng ký dùng thử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, Email Newsletters lại tập trung vào việc làm người nhận cảm thấy yêu thích và hứng thú khi nhìn thấy chúng.
Xem thêm: Email Marketing là gì? Những lợi thẻ của email marketing với doanh nghiệp
11. Press release(Thông cáo báo chí)
Press releases hay thông cáo báo chí là một dạng văn bản ngắn thường chỉ có 1 trang. Có mục đích nhằm kêu gọi mọi người nhận thức và quan tâm đến một sự kiện hoặc một vấn đề có giá trị tin tức của doanh nghiệp. Thông cáo báo chí sẽ được các tổ chức gửi đến cho các nhà báo, phóng viên, các công ty truyền thông mang tính chất thông báo đồng thời cũng giống như là lời mời, đưa tin về sự kiện hay hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức.
12. Content Interviews
Mục tiêu chính mà content interviews nhắm đến là việc xây dựng sự hiểu biết hoặc thu hút người xem dựa vào sức ảnh hưởng của người được phỏng vấn như nhân vật nổi tiếng trong một lĩnh vực nhất định nào đó.
Các nội dung dạng Interviews cần có một kế hoạch nội dung rõ ràng và cụ thể nhằm thôi thúc sự tò mò cho người xem khiến họ phải mong ngóng, chờ đợi nội dung của bài viết.
13. Livestream
Chỉ mới xuất hiện và nở rộ trong vài năm trở lại đây tuy nhiên livestream lại sớm chứng tỏ được sức mạnh của mình so với các dạng content khác khi vừa tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho doanh nghiệp, không bị lệ thuộc vào các nhà đài cùng với đó là sự chủ động về thời gian, sáng tạo nội dung và địa điểm.
Ngoài những ưu điểm đã kể trên, ta không thể không nhắc đến việc các video live stream có tác dụng hiệu quả hơn rất nhiều trọng việc tăng tương tác giữa người dùng với bài đăng, tạo sự tương tác với các fan nhanh chóng và dễ dàng, nâng cao mức độ nhận điện của thương hiệu, các nội dung được chia sẻ được chia sẻ rộng rãi.
Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội như youtube, facebook, twitter,… live stream đã nhanh chóng trở lên phổ biến trong cộng đồng đưa nó vào hàng top các dạng content được yêu thích nhất hiện nay trong khi chi phí thực hiện lại không quá đắt đỏ ngay cả khi chỉ với một chiếc smartphone và một kịch bản nội dung dã được lên sẵn là bạn cũng có thể live stream ngay được rồi.
14. Content ngắn hạn
Đây là dạng content mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hằng ngày thông qua các nội dung như bản tin thời tiết, tin tức trong ngày, khuyến mại,… tất cả đều được xem là các content ngắn hạn.
Đối với loại content này người dùng sẽ có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin nhiều khiến lưu lượng tìm kiếm về từ khóa đó tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn trước khi quay trở lại “mặt đất”.
15. Content dài hạn
Đối lập với các content ngắn hạn thì content dài hạn thường là những nội dung như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mang giá trị lâu dài ở hiện tại và trong tương lại đến với người đọc
16. Content How to
Nếu bạn là một người làm quảng cáo hoặc SEO thì chắc sẽ không còn lạ lẫm gì với dạng content này nữa rồi. Được xây dựng dựa trên mô hình AIDA, mục tiêu của nó là giúp xác định vấn đề, cung cấp giải pháp thảo luận về các giải pháp đó và thôi thúc hành động của người đọc.
Gợi ý bạn nên tìm hiểu thêm về thuật ngữ Search Intent kết hợp với mô hình AIDA để hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
17. Content Product Review
Có thể nói đây đang là dạng content được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu Lý do thì ta có thể tóm gọn qua một vài ưu điểm sau:
- Dạng content này không yêu cầu ở người viết phải có chuyên môn quá cao về một lĩnh vực nhất định.
- Nội dung được tập trung vào các trải nghiệm thực tế đánh đúng vào nhu cầu của người đọc.
- Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm.
- Đưa ra các lời khuyên, thôi thúc hành động đối với người đọc.
- Có thể áp dụng đa dạng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề khác nhau.
Hiện nay Content Product Review được sử dụng tiếp cận người dùng chủ yếu qua thông dạng video review đánh giá trên các nền tảng như Youtube, facebook,…
18. Content Guides
Được xây dựng như một Blog post, nhưng các content guides lại được người dùng đánh giá cao hơn bởi nó được đầu tư từ nội dung cho đến thiết kế bàn bản và công phu hơn.
Phần lớn các Content Guides được xây dựng nhằm mục đích thôi thúc người dùng hàng động như đăng ký email để nhận bản tin hoặc để download một tài liệu nào đó.
19. Content Meme
Dạng content này có thể được bắt gặp phổ biến trên các trang social như facebook, twitter, instagram,…
Với ưu điểm là việc sử dụng các meme có sẵn hoặc các hình ảnh có sẵn trên internet, người viết sẽ chèn các câu nói hoặc đoạn hội thoại phù hợp vào ảnh. Từ đó tạo ra các hình ảnh có nội dung vui nhộn thu hút sự chú ý của người đọc mà vẫn có thể hướng người đọc vào đúng mục tiêu đã đề ra.
Các content meme đặc biệt hiệu quả khi sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, twitter, instagram,…
20. Case Studies
Là dạng content dạy học thông qua việc nghiên cứu các tình huống hoặc sự việc có thật trong thực tế. Thông qua case study người học có thẻ áp dụng các kiến thức trong đó vào công việc để có một cái nhìn sâu hơn vào vấn đề mình gặp phải.
Quy trình 6 bước xây dựng content chuyên nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch content tổng thể
Đầu tiên cũng là quan trọng nhất, bạn cần có một kế hoạch phát triển content tổng thể xác định rõ ràng mục tiêu muốn đạt được. Trong kế hoạch bạn lại cần xác định chủ đề trọng tâm và các nội dung xoay quanh nó.
Một kế hoạch content tổng thể sẽ giúp bạn luôn theo dõi và bán sát được vào tiến độ đã đề ra, tránh tình trạng đi chệch với kế hoạch dự tính ban đầu.
2. Lên Outline cho content
Outline hay nội dung sườn cho một content là kỹ năng căn bản mà bất kỳ một content writer nào cũng phải biết và trang bị cho mình.
Việc xây dựng trước nội dung sườn sẽ giúp bạn tránh tình trạng bí ý tưởng khi viết, hoặc viết lan man mãi không vào được mục tiêu chính. Ngoài ra với việc có outline chuẩn chỉ từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều trong tối ưu và chỉnh sửa nội dung sau này.
3. Tổng hợp, chọn lọc thông tin giá trị, tạo ra các nội dung độc đáo
Một copywriter chuyên nghiệp là người có kỹ năng tổng hợp nội dung từ khắp nơi, cùng với đó họ cũng cần có khả năng sáng tạo nên các nội dung độc đáo.
Theo thống kê, những content có sự đầu từ về mặt nghiên cứu được kết hợp với các thông tin được tổng hợp luôn được sự yêu thích người đọc hơn là các thông tin vô thưởng vô phạt.
4. Tối ưu các yếu tố SEO
Ngay sau khi bạn đã hoàn thành xong về mặt nội dung cho bài viết, thì lúc này bạn sẽ cần phải tối ưu lại yếu tố SEO cho content như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, các thẻ Heading, các liên kết nội bộ (internal link), URL, thẻ mô tả và quan trọng nhất chính là tiêu đề.
Có rất nhiều copywriter thành công trên dành hàng giờ thậm chí là cả ngày chỉ để chỉnh sửa tiêu đề cho bài viết. Một bài viết hay, nhưng tiêu đề không đủ hấp dẫn vẫn sẽ trở nhạt nhòa trong mắt người dùng. Chính vì vậy tiêu đề bài viết luôn được các nhà sáng tạo nội dung quan tâm, trau chuốt tỉ mỉ có khi còn hơn cả nội dung bài viết vậy.
5. Đánh giá độ hiệu quả của Content
Khi tất cả mọi yếu tố về content đã được tối ưu, lúc này bạn sẽ xuất bản và theo dõi đánh giá mức độ hiệu quả của content.
Bạn nên có sẵn cho mình một thanh điểm đánh giá hiệu quả mong muốn của content như khả năng xếp hạng, lượng traffic dự kiến nhận được và dựa vào phản ứng của người dùng với content từ đó đưa ra đánh chất lượng thực tế so với dự kiến ra sao. Từ đó có kế hoạch cải thiện lại content.
6. Tiếp tục tối ưu Contnet
Không ngừng tối ưu và cải thiện kế hoạch từng ngày trong quá trình làm content.
Tổng kết
Để một content xứng đáng xếp hạng cần có một chiến lược phát triển rõ ràng và có mục tiêu cụ thể cho từng Content, qua thời gian những Content bạn tạo ra sẽ xây dựng được lòng tin của độc giả, khi độc giả yêu mến chắc chắn Google sẽ yêu mến bạn và Content của bạn sẽ có vị trí xứng đáng trong bảng xếp hạng của Google.
Trên đây VietMoz đã cùng bạn tìm hiểu về chi tiết về khái niệm Content là gì rồi những dạng content được dùng phổ biến hiện này và quy trình 6 bước xây dựng content chuyên nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào dừng quên để lại bình luận bên dưới để được giải đáp.
Chúc các bạn thành công!