Mục lục nội dung

Dữ liệu có cấu trúc – Structured Data là gì (updated 2021)

Structured data là gì?

Dữ liệu có cấu trúc là gì?

Dữ liệu có cấu trúc – Structured Data là một dạng dữ liệu được tổ chức và phân loại theo một cấu trúc xác định. Chúng được sinh ra nhằm mục đính lưu trữ và truyền đạt thông tin. Các thông tin có trong Structured Data sẽ được trình bày theo một cấu trúc đã xác định ngay từ đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao chúng được gọi là Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn là structured data (dữ liệu có cấu trúc) được định nghĩa là các thông tin đã được sắp xếp. Mục đích chính của structured data là truyền tải thông tin cụ thể về một webpage nhằm tối ưu hiển thị dưới dạng rich result (còn gọi là rich snippet) trên trang kết quả tìm kiếm Google (SERP).

Tại sao cần sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên website

Việc áp dụng Structured Data ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong việc tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm, công cụ tìm kiếm của Google có thể hiểu rõ hơn nội dung của một trang web để có thể đánh giá và xếp hạng nội dung đó trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Đồng thời, hiển thị chúng lên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm

Ví dụ về dữ liệu có cấu trúc

Sau đây là một mẫu về dữ liệu đã được cấu trúc:

Như các bạn có thể thấy, mẫu dữ liệu có cấu trúc này đang trình bày rõ ràng các thông tin về một tổ chức về âm nhạc – “MusicGroup”, bao gồm:

  • Loại thông tin (type)
  • Đường dẫn về trang chủ của tổ chức
  • Tên của tổ chức
  • Đường dẫn về trang thông tin sự kiện

Các webiste đạt đủ điều kiện nhận rich result sẽ được hưởng lợi rất nhiều trên kết quả tìm kiếm, từ việc được xuất hiện ở các vị trí ưu tiên Top 0, cho đến việc thu được nhiều traffic hơn so với các vị trí thông thường khác.

cac ket qua xuat hien trong rich result

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý việc sử dụng structured data không hoàn toàn chắc chắn trang web sẽ được xuất hiện trên featured snippet, dữ liệu có cấu trúc sẽ chỉ giúp một webpage có đủ điều kiện đạt rich result.

Google sử dụng dữ liệu có cấu trúc như thế nào?

Đứng trước tham vọng có thể khiến cho cỗ máy tìm kiếm Google hiểu được hoàn toàn ngôn ngữ của con người, Google đã lên kế hoạch để phát triển khả năng đọc hiểu của công cụ tìm kiếm này. Ngoài việc phát triển khả năng hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng, Gooogle còn sử dụng một tính năng đó là tổ chức và phân bổ các thông tin có trên trang theo mẫu quy định trước – Structured Data.

Khi thông tin trên trang được cấu trúc hóa theo một mẫu cố định trước, Google hoàn toàn có thể biết được loại nội dung mà trang web đang nói đến là gì và hoàn toàn có thể dự đoán được nội dung trên trang.

Với dữ liệu có cấu trúc, công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu rõ hơn nội dung của một trang web để có thể đánh giá và xếp hạng nội dung đó trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Đồng thời, hiển thị chúng lên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm một cách sáng tạo nhất.

Ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu web thân thiện với Google

Ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu của schema.org hiện đang là ngôn ngữ mà Google khuyến cáo nên dùng nếu bạn đang có ý định đánh dấu nội dung trên trang. Đây cũng được coi là ngôn ngữ để cấu trúc dữ liệu tiêu chuẩn cho các tài liệu trực tuyến hiện nay.

Google cũng khuyến cáo, cách trình bày dữ liệu có cấu trúc để công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tiếp cận và đọc nhất đó là để dưới dạng JSON-LD (Viết tắt của JavaScript Object Notation cho Linked Data).  Sau đây là một JSON-LD được cấu trúc đơn giản dữ liệu ví dụ bạn có thể sử dụng cho thông tin liên lạc cho công ty của bạn:

demo-structured-data-type-recipe

Như bạn có thể thấy, dữ liệu có cấu trúc đã mô tả khá chi tiết về mọi thứ có liên quan đến một công thức nấu ăn như tên, mô tả, thời gian thực hiện, hướng dẫn thực hiện, đồ chuẩn bị,…

Ngoài JSON-LD, bạn còn có thể sử dụng Microdata hoặc RDFa để đánh dấu dữ liệu trên trang. Tuy nhiên, định dạng được Google khuyến cáo vẫn là JSON-LD.

Google hiển thị dữ liệu có cấu trúc trên SERPs như thế nào?

Hiện tại, Google đang cung cấp 2 tính năng hiển thị cho những nội dung đã được đánh dấu dữ liệu trên trang, cụ thể bao gồm:

Rich Results – Kết quả tìm kiếm chi tiết

Dữ liệu có cấu trúc cho phép Google hiểu được content trên trang. Và những thông tin mà công cụ này hiểu được trên trang sẽ được lựa chọn và hiển thị lên bảng kết quả tìm kiếm dưới dạng:

  • Rich Snippet
  • hoặc Rich Cards

Các thông tin được hiển thị bao gồm: Breadcrumbs, Site links hoặc Search Box.

Knowledge Graph – Đồ thị tri thức

Đây là một trường hợp đặc biệt của Rich Results, khi mà các dữ liệu có cấu trúc không chỉ được lựa chọn và hiển thị lên SERPs, mà chúng còn được ghi vào một đồ thị lưu trữ các tri thức của loài người: Knowledge Graph – Đồ thị tri thức

Để thông tin của bạn được chọn và đưa vào đồ thị tri thức, tiêu chí đầu tiên đó là bạn sẽ cần phải là một tác giả có uy tín đối với Google (như wikipedia). Sau khi đáp ứng được tiêu chí này, Google có thể sẽ đối xử với các dữ liệu được cấu trúc có trên site của bạn như là các thông tin đã được xác thực, và nhập nó vào đồ thị tri thức.

Thông tin có trên Knowledge Graph – Đồ thị tri thức sẽ được xuất hiện trên khắp các sản phẩm của Google. Thông thường, các dữ liệu có cấu trúc về thông tin của một tổ chức, một sự kiện hoặc một nhân vật nào đó sẽ được xem xét để đưa vào Knowledge Graph.

Công cụ kiểm tra lỗi đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Bạn có thể sử dụng công cụ sau đây của Google để có thể kiểm tra và xem trước kết quả tìm kiếm của mình sẽ xuất hiện ra sao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm Google, sau khi được đánh dấu dữ liệu: Structured Data Testing Tool.

Hướng dẫn về kỹ thuật đánh dấu dữ liệu

  • Hãy đánh dấu dữ liệu trên trang web chính thức của bạn.
  • Sử dụng các mẫu đánh dấu dữ liệu có sẵn trên schema.org, tránh dùng các loại đánh dấu khác.
  • Nên sử dụng mẫu đánh dấu dữ liệu JSON-LD.
  • Đánh dấu tất cả các trang có liên quan trên site. (ví dụ ngoài việc đánh dấu dữ liệu cho phiên bản desktop, bạn cũng nên đánh dấu cho cả phiên bản mobile AMP).
  • Khi đánh dấu dữ liệu cho chuyên mục, ghi nhớ hãy đánh dấu dữ liệu cho tất cả các bài viết có trong chuyên mục đó.
  • Chú ý đánh dấu cả các video, hình ảnh trên trang (nếu có)
  • Tuyệt đối không chặn bot Google truy cập vào các trang được đánh dấu dữ liệu.

Hướng dẫn đánh dấu dữ liệu đạt chuẩn chất lượng

Đầu tiên, để có thể đánh dấu dữ liệu đạt chuẩn chất lượng, bạn sẽ cần phải ghi nhớ rõ mục tiêu đánh dấu dữ liệu của mình.

  • Đánh dấu chính xác về chủ đề có trên trang.
  • Dữ liệu được cấu trúc chi tiết không phải là để đánh lừa công cụ tìm kiếm, mà là để cung cấp thông tin chi tiết nhất cho người dùng.
  • Không dùng các công cụ đánh dấu dữ liệu để ẩn nội dung trên trang, không hiển thị cho người sử dụng dưới mọi hình thức, vì nó có thể tạo ra một trải nghiệm tìm kiếm sai lệch hoặc lừa đảo.

Các mẫu đánh dấu dữ liệu của Google

Bạn có thể tập đánh dấu dữ liệu theo các mẫu sau:

  1. Articles – Tác phẩm (tác phẩm văn học, hoặc một bài viết, bài báo,…)
  2. Music – Nhạc
  3. Recipes – Công thức
  4. Reviews – Bài đánh giá
  5. TV & Movies – Phim và các chương trình TV
  6. Videos

Một số câu hỏi thường gặp về đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Câu 1: Khi đánh dấu dữ liệu một bài viết hướng dẫn cách làm, trong bài viết đó có chứa nhiều các hình ảnh và một số video hướng dẫn, liệu tôi có phải đánh dấu cả những nội dung này trên trang hay không?

Trong trường hợp trên trang có nhiều loại thông tin cần đánh dấu khác nhau, bạn cũng vẫn sẽ phải đánh dấu dữ liệu của lần lượt từng loại nội dung này.

Câu 2: Chuyên mục của tôi có chứa nhiều loại nội dung khác nhau, có cả bài review, bài sản phẩm, công thức chế biến,… Vậy tôi sẽ nên sử dụng mẫu dữ liệu có cấu trúc nào để đánh dấu?

Trong trường hợp này, bạn nên phân loại các nội dung của mình rõ ràng theo các chuyên mục khác nhau. Sau đó, chọn loại đánh dấu dữ liệu phù hợp, ví dụ như chuyên mục sản phẩm sẽ dùng loại đánh dấu dữ liệu product category, …

Câu 3: Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của hình ảnh có gì đặc biệt?

Khi đánh dấu dữ liệu cho hình ảnh, bạn cần chú ý rằng sẽ không có mẫu đánh dấu dữ liệu hình ảnh riêng. Việc đánh dấu dữ liệu hình ảnh sẽ cần đi cùng với việc đánh dấu dữ liệu của bài viết chứa nó.


Trên đây là một số các thông tin bạn cần biết về Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc. Bạn có thể tham khảo các bài viết hướng dẫn đánh dấu dữ liệu có cấu trúc tại bài:

Đánh dấu dữ liệu – Hướng dẫn chính thức từ Google

Các kiến thức cơ bản về SEO khác có thể tìm thấy tại chuyên mục Kiến thức SEO.

Kiến thức SEO được chia sẻ từ vietmoz.net.
Vui lòng không sao chép kiến thức dưới mọi hình thức.

Bài viết liên quan

2 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *