Sau lần ra mắt vào tháng 10 năm 2016, Google đã chính thức giới thiệu tính năng Fact Check trên kết quả tìm kiếm toàn thế giới.
Google cung cấp các ví dụ sau đây về tính năng Fact Check:
Dựa vào ảnh ảnh chụp màn hình trên ta có thể thấy rằng Fact Check trả lời 3 câu hỏi sau: What the claim is, who made the claim, and whether the claim is verified by a reputable source.
Người dùng cũng có một tùy chọn để đưa ra phản hồi ngay dưới danh sách (Feedback), nếu họ có bất kỳ nghi ngờ gì về tính xác thực của các thông tin được đưa ra.
Đây là một điểm quan trọng cần lưu ý, vì Google đã nêu rõ rằng “Toàn bộ quá trình được thực hiện theo lập trình; con người chỉ can thiệp vào khi phản hồi của người dùng được đưa ra”.
Tính năng Fact Check có hiển thị bên cạnh tất cả các bài tin tức?
Không. Bước đầu tiên để tính năng Fact Check hiển thị cùng với kết quả của bạn là thêm ClaimReviewSchema.org tags vào mã nguồn của trang của bạn, như trong ví dụ dưới đây của Snopes:
Trên blog của Google Developers có một danh sách đầy đủ các hướng dẫn. Tuy nhiên, tôi đã tổng kết một vài khía cạnh dưới đây:
- Các Fact check liên quan đến các bài tin tức có thể được hiển thị trong kết quả tin tức (News Results) hoặc cửa sổ hiển thị kết quả tìm kiếm tổng hợp; tất cả các Fact check khác chỉ có thể xuất hiện trên cửa sổ hiển thị kết quả tìm kiếm tổng hợp.
- Một trang có thể lưu trữ nhiều thành phần ClaimReview khác nhau, mỗi thành phần đáp ứng cho một yêu cầu riêng.
- Nếu nhiều người đánh giá khác nhau trên trang kiểm tra cùng một dữ kiện, bạn có thể đưa vào một thành phần ClaimReview riêng cho từng phân tích của người đánh giá.
- Trang lưu trữ thành phần ClaimReview phải có ít nhất một phần tổng kết ngắn gọn về Fact check và đánh giá, nếu không phải là phiên bản đầy đủ.
- Bạn chỉ được lưu trữ một ClaimReview cụ thể trên trang của website của bạn. Không được lặp lại cùng một Fact check trên nhiều trang khác nhau, trừ khi đó là các phiên bản khác của cùng một trang (Mobile và Desktop chẳng hạn).
Về bản chất, nếu website của bạn đưa ra một tuyên bố và bạn tin rằng có thể xác minh được và có thật, hãy bổ sung mã đánh dấu này và Google sẽ xem xét đoạn mã đó.
Thậm chí khi các thẻ này được áp dụng, vẫn chưa thể đảm bảo rằng tính năng Fact Check sẽ hoạt động hiệu quả. Còn một trở ngại khác quan trong hơn cần vượt qua trước khi bạn có thể nhận được thẻ Fact Check.
Những website nào đủ điều kiện sử dụng tính năng Fact Check?
Google đã tuyên bố rằng chỉ những website “được xác định về mặt thuật toán là nguồn thông tin có độ tin cậy” mới đủ điều kiện hiển thị.
Việc này dường như hơi phức tạp, nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn một chút.
Một số website chắc chắn sẽ đón nhận cơ hội hội này để chứng minh cho những tuyên bố của mình và tin rằng các bài viết của họ chứa đựng sự thật, giống như trong ví dụ hài hước sau của Google:
Nhưng còn các trang báo lá cải hay thổi phồng thông tin nhằm tạo ra các tranh luận trái chiều – nhưng đáng để click vào – thì sao?
Liệu họ có sẵn sàng thêm các thẻ này và đe dọa đến lượng lớn traffic của mình. Nếu kết quả cho thấy các tin tức của họ không đúng sự thật? Điều này dường như không có khả năng xảy ra.
Vì vậy, một website như PolitiFact có phải xem lại các tuyên bố này và chứng minh các tuyên bố đó sai. Nhằm hiển thị sự thật trên kết quả tìm kiếm? Về cơ bản đây là những gì PolitiFact và Snopes đã cố gắng thực hiện. Vì vậy, dường như ít có khả năng Fact Check sẽ chuyển đổi những người không tin bằng việc hiển thị các kết quả tương tự nhau trên kết quả trả về của Google.
Hơn nữa, Google đã tuyên bố rằng, “nếu một website hay fact check claim không đạt các tiêu chuẩn hay các chính sách tôn vinh. Thì chúng ta có thể, tùy ý quyết định, bỏ qua mã đánh dấu của website đó.”
Chắc chắn sẽ có một số website bị ảnh hưởng khi không sử dụng mã này, dẫn đến sự nghi ngờ nghiêm trọng về độ tin cậy của họ trong vai trò là một đơn vị cung cấp tin tức.
Sự thật và giải thích
Facebook gần đây đã xử lý vấn đề tương tự theo một cách khác, bằng cách cố gắng hướng dẫn người dùng cách phát hiện một tin không đúng sự thật.
Với bản chất của cả nền tảng Google và Facebook, họ hiện rơi vào tình thế rất khó khăn. Chính phủ đã gây áp lực và buộc họ phải có biện pháp xử lý “tin tức giả”. Tuy nhiên, với hàng triệu nội dung được đưa lên mạng mỗi phút, nhiệm vụ này quả là không đơn giản.
Hơn nữa, liệu đó có phải là vị thế của một công ty công nghệ thay mặt chúng ta quyết định điều gì đúng hay sai không?
Google rất thận trọng về lần giới thiệu này và đã tuyên bố như sau:
”These fact checks are not Google’s and are presented so people can make more informed judgements. Even though differing conclusions may be presented, we think it’s still helpful for people to understand the degree of consensus around a particular claim and have clear information on which sources agree”.
Có thể tạm dịch như sau:
”Fact check không phải là của Google và được đưa ra để người khác có thể có những nhận định có đầy đủ cơ sở về thông tin hơn. Thậm chí có thể có những kết luận khác nhau, chúng tôi cho rằng việc này vẫn giúp cho người khác hiểu được mức độ đồng thuận về một tuyên bố cụ thể nào đó và có thông tin rõ ràng về việc đồng tình về những nguồn nào”.
Chúng ta có thể thấy ở đây một sự cố gắng, lặp lại lần giới thiệu gần đây của Facebook. Để đặt một phần trách nhiệm lên vai người dùng để “đưa ra những nhận định có đầy đủ cơ sở về thông tin hơn”.
Fact Check là một bước đi đúng hướng của Google. Tuy nhiên, đây không phải là một trận chiến mà Google có thể dành chiến thắng.
Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.net
3 bình luận
Đọc cái này hơi khó hiểu nhỉ. Cái này hên xui như rich snipet à ad
Theo mình hiểu thì tính năng này là nhằm hướng độc giả có thể cho nhận biết và đanh dấu một thông tin là không đúng sự thật. Nhưng đều này cũng mới mẻ quá và không biết nó sẽ được áp dụng chưa và áp dụng như thế nào
Nhưng web không áp dụng liệu có bị ảnh hưởng gì không?
Mình nghĩ tính năng này sẽ được google áp dụng trong một tương lai gần và sẽ có nhiều ảnh hưởng trên những web site. Đặc biệt những website có nhiều thông tin không chính xác hoặc có quá nhiều tin rác ít có giá trị