Mục lục nội dung

Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả cuốn hút khánh hàng

Thẻ miêu tả có tên tiếng Anh là Meta Description, là một thẻ meta rất quan trọng trong quá trình tối ưu website. Bài viết được Ms. Thu Minh biên dịch.

Trong một bài viết chuẩn SEO, nếu như title đóng vai trò thu hút lôi kéo khách hàng thì description đóng vai trò như “chiếc chìa khóa” giúp bài viết tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Vậy meta description là gì? và cách để viết một thẻ mô tả chuẩn SEO tất cả sẽ được giải đáp trong bài này.

Meta Description là gì?

Description là gì?

Meta Description (hay còn được gọi là thẻ mô tả) là một thẻ HTML mô tả rất quan trọng trong quá trình tối ưu website – đây là một thuộc tính trong HTML. Nó là một đoạn mô tả ngắn tóm tắt về nội dung của một trang web, sản phẩm, bài viết,… hay bất cứ một vấn đề nào đó, Những công cụ tìm kiếm sẽ hỗ trợ hiển thị phần Meta Description ở ngay bên dưới phần tiêu đề của mỗi kết quả tìm kiếm.

Lưu ý: Phần hiển thị của thẻ Meta Description chỉ hỗ trợ hiển thị tối đã 155 ký tự

Nói tóm lại thì bạn có thể hiểu như sau: Meta Description hay thẻ mô tả đại diện cho câu trả lời của câu hỏi “Tại sao tôi lại phải quan tâm?”

Thế nên giống với thẻ title (thẻ tiêu đề), Description (thẻ mô tả) cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà chúng ta không thể bỏ qua.

Mẫu code HTML một thẻ mô tả: 

Thẻ Description xuất hiện ở đâu trên công cụ tìm kiếm

Meta description xuất hiện ở mọi nơi, bạn có thể bắt gặp nó ở mục giới thiệu trên các fanpage, group, profile cá nhân, blog, các bài báo.

Description lại càng quan trọng đối với dân kinh doanh online thì những đoạn mô tả ngắn cho sản phẩm của mình đăng bán trên các kênh online như facebook, shoppe, lazada,… là thứ không thể thiếu trong việc thu hút khách hàng.

Vị trí hiển thị của thẻ miêu tả

Trong lĩnh vực SEO, thẻ miêu tả mặc dù không đóng vai trò quá quan trọng trong việc xếp thứ hạng từ khóa, nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc giành được click của người dùng trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Đoạn văn mô tả ngắn này là cơ hội chính để quảng cáo nội dung đến người dùng và cho họ biết chính xác những gì mà trang đó có liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm.

Tầm quan trọng của Meta Description trong SEO

Nếu như bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là một người biên tập nội dung lên các website, topic bài viết vậy đã bao giờ bạn viết một đoạn Descriptions ngắn chưa? Một đoạn Descriptions ngắn rất quan trọng bởi đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề “Tại sao tôi phải quan tâm”. Vậy tầm quan trọng của Descriptions là gì?

Cung cấp nội dung rõ ràng

Việc không viết Description là để trống sẽ gây mất niềm tin về một thông tin mà họ nhìn thấy và dĩ nhiên thông tin đó sẽ không nhận được sự tương tác.

Đôi khi mọi người nghĩ việc viết Description không quan trọng và bỏ quan vấn đề đó. Nó sẽ gây một số ảnh hưởng xấu khi việc hiển thị của bạn sẽ là những thông tin “vớ vẩn” và vô nghĩa bởi website hoặc công cụ tìm kiếm sẽ bóc tách nội dung cũ trong bài và ghép thành một loạt nội dung không liên quan đến nhau.

Không cung cấp câu trả lời chính xác

Khi người dùng tìm kiếm thông tin bên cạnh xem tiêu đề có liên quan đến thông tin mà họ tìm kiếm hay không họ sẽ đọc qua phần mô tả trên công cụ tìm kiếm để có sự xác minh rằng đường link nào cung cấp cho mình thông tin hữu ích nhất.

Đối với nhiều người làm SEO mà không quan tâm đến Meta Descriptions và bỏ qua vấn đề này và họ chỉ copy đoạn có từ khóa tìm kiếm và thả vào làm mô tả tìm kiếm. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho người dùng và họ coi thông tin đó là không xác thực, đường link của không có độ tin tưởng cao và có khả năng sẽ bị giảm thứ hạng.

Cách viết meta description chuẩn SEO

Chứa từ khóa SEO

Trong SEO, từ khóa chính là yếu tố quan trọng nhất. Keyword không chỉ cần có trong tiêu đề mà còn trong cả đoạn mô tả cũng cần phải có.

Cũng như cách đặt thẻ mô tả bạn cần phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của bài viết được xuất hiện trong phần mô tả.

Thông thường thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động chọn ngẫu nhiên một đoạn trong bài viết phù hợp nhất đối với truy vấn người dùng, và hiển thị trong phần mô tả trên kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Khi bạn search với từ khóa content audit là gì? trên Google thì từ khóa “content audit” sẽ được in đậm hơn.Content audit là gi

Lưu ý: Đoạn mô tả nên được nhồi nhét từ khóa một cách hợp lý. Tránh tình trang spam từ khóa nếu bạn không muốn người đùng và Google đánh giá là web spam. Chỉ nên đặt keyword nếu thấy hợp lý.

Nội dung đoạn mô tả hấp dẫn khớp với trang

Mô tả cũng giống như một quảng cáo cho trang web. Vì vậy, bạn cần làm cho nó sao cho thật lôi cuốn và phù hợp nhất có thể. Tuy nhiên cần chứ ý, đoạn mô tả đó vẫn cần phải khớp với nội dung chính của bài viết.

Những lưu ý để viết một thẻ description chuẩn SEO

Meta Description thực hiện chức năng như một bản quảng cáo, cùng với thẻ title thu hút người đọc đến website qua kết quả tìm kiếm và do đó, nó là một phần rất quan trọng của tiếp thị tìm kiếm.

Một miêu tả dễ đọc, hấp dẫn sẽ đem lại tỉ lệ click rất cao cho trang web. Để tối đa tỉ lệ này, cần chú ý rằng Google và các công cụ tìm kiếm khác đều bôi đậm keyword trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm.;

1. Thẻ description không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng

Google công bố vào tháng 9/2009 là “meta description” cũng như “meta keyword” đều không phải là những yếu tố được sử dụng trong thuật toán xếp hạng của Google. Google sử dụng thẻ miêu tả để trả lại kết quả tìm kiếm khi người dùng sử dụng thao tác tìm kiếm nâng cao để phù hợp với nội dung thẻ, cũng như để xem trước trang web trên trang kết quả tìm kiếm.

Điều quan trọng để lưu ý rằng thẻ Description không ảnh hưởng đến các thuật toán xếp hạng của Google để tìm kiếm web bình thường.

2. Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm

Thẻ mô tả nên được sử dụng từ khóa một cách thông minh, đồng thời cũng phải là một miêu tả hấp dẫn để người tìm kiếm sẽ muốn click vào. Điểm mấu chốt là nó phải liên quan đến trang web và mô tả của các trang phải khác nhau. Miêu tả tối ưu nên chứa khoảng 150 -160 ký tự.
Thẻ mô tả có thể có độ dài tùy ý, nhưng công cụ tìm kiếm thường cắt đi đoạn dài hơn 160 ký tự. Vì thế, tốt nhất nên để độ dài vào khoảng 150 -160 ký tự.
Những đoạn mô tả ngắn (description) sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nội dung bài viết và quyết định có nên đọc hay không?
Ngay cả việc giới thiệu về bản thân bằng mô tả ngắn, nếu không đủ thông tin và có sức thu hút thì bạn cũng sẽ bị bỏ qua như bất kì nội dung chán ngắt nào đó.

Thông thường meta description sẽ có độ dài từ 155 – 160 ký tự nhưng không phải cố định mà sẽ thay đổi theo từng thời điểm như thẻ tiêu đề vậy.

Mẹo nhỏ để xác định độ dài thẻ mô tả: Bạn chỉ cần search từ khóa SEO nên Google và coppy đoạn mô tả của 10 kết quả đầu tiên rồi bỏ vào wordcounter, hãy xem đoạn mô tả nào dài nhất thì đó chính là giới hạn ký tự hiện tại trên description.

3. Sử dụng từ khóa trong thẻ mô tả

Cũng giống như thẻ tiêu đề, việc đặt từ khóa bên trong thẻ mô tả sẽ tăng khả năng click của người tìm kiếm đối với nội dung của website.
Cần chú ý rằng Google và các công cụ tìm kiếm khác đều bôi đậm keyword trong phần mô tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm.

4. Tránh trùng lặp thẻ mô tả

Điều quan trọng là thẻ description cho mỗi trang phải là duy nhất. Một cách để chống lại trùng lặp là tạo ra phương pháp linh hoạt và theo thứ tự để tạo một thẻ mô tả độc đáo cho các trang tự động.

Khi viết thẻ mô tả bắt buộc phải liên quan tới nội dung của bài viết, điều đó sẽ được đánh giá cao hơn vì có ích cho người tìm kiếm.
Một số ý kiến cho rằng không nên lấy nội dung của bài viết làm đoạn mô tả, họ lý giải rằng sẽ khiến google đánh giá là trùng lặp nội dung và sẽ vi phạm thuật toán Google Panda của google.

5. Dấu “” cắt mô tả

Bất cứ khi nào dấu “” được sử dụng trong thẻ miêu tả, Google sẽ cắt phần miêu tả sau đó. Để tránh trường hợp này, cách tốt nhất là loại bỏ các ký tự không phải thuộc bảng chữ cái và chữ số. Nếu bắt buộc phải để dấu “”, nên chuyển thành dấu ‘ ‘ thay cho dấu “ “.

6. Đôi khi không cần thiết phải viết thẻ miêu tả

Theo logic thông thường, tốt hơn hết là viết một thẻ mô tả chuẩn. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng.
Sử dụng nguyên tắc thông thường rằng, nếu trang web đang nhắm vào 1-3 từ được tìm kiếm rất nhiều, kèm theo 1 thẻ miêu tả tốt sẽ tăng lượt người truy cập.
Ngày 18/11/2013 Matt Cutts có tiết lộ cách mà ông làm với thẻ miêu tả trên blog của mình là không viết thẻ miêu tả. Matt Cutts cũng cho rằng nếu trang web nhắm vào các cụm từ khóa dài (+3 từ), ví dụ như với hàng trăm bài báo hoặc bài viết blogs, hoặc danh mục hàng trăm sản phẩm, thì sẽ khôn ngoan hơn khi để các công cụ tìm kiếm tự trích dẫn các đoạn văn bản liên quan. Lý do rất đơn giản, khi bộ máy tìm kiếm hoạt động, nó luôn hiển thị các keyword (và các từ xung quanh đó) mà người dùng tìm kiếm. Nếu người quản trị web viết 1 thẻ miêu tả, sẽ làm giảm sự liên quan đó.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về thẻ meta description là gì? cũng như cách viết meta description chuẩn seo và những lưu ý cần tối ưu trong thẻ mô tả. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với bạn trong học tập và làm việc.

Biên tập: vietmoz.net

Tài liệu tham khảo thêm

HTML Tag
W3 Schools tài liệu chính thức về các thẻ miêu tả (trong đó có Meta Tag)
Tối ưu thẻ miêu tả trên Bing
Đây là một tài liệu ngắn này giải thích thẻ tiêu đề, được lưu trữ và phát triển bởi Quality Assurance Interest Group tại W3C.

Hướng dẫn liên quan

Dao tao Seo, Khoa hoc Seo tai Ha Noi – Đào tạo SEO VietMoz
Đăng ký một khoá học SEO tại VietMoz để được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về cách làm SEO

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

14 bình luận

  1. Anh cho em hỏi.
    Web của em là downde.com có mô tả 152 ký tự. nhưng sao khi gõ tên trang web lên google thì ko hiển thị thẻ meta des mà nó hiển thị 1 phần nội dung text trên trang chủ. Nhưng nếu gõ Site: downde.com thì lại hiển thị đúng

    1. Chào Quang,
      Khi em search với một truy vấn thì ngoài nội dung trong Description, Google sẽ tìm các nội dung liên quan để show lên phần miêu tả trên Google. Còn khi em gõ site:domain của em thì Google sẽ ưu tiên nội dung trong Meta description do em nhập vào nhiều hơn!

  2. Cho em hỏi site của em đang SEO từ khóa lên bình thường bỗng dưng tụt đột ngột trong 1 tuần k thể lên lại là bị sao ạ, em k spam cả đi link qua nhiều ạ

  3. Anh cho em hỏi Site đang lên bình thường bông nhiên từ khóa bay hết một cách vô lý là bị sao ạ

  4. ad cho e hỏi cái này nha, khi viết bài thì mình seo khoảng bao nhiêu từ khóa trong bài viết là phù hợp ạ

  5. Description thẻ này hình như không còn quan trọng trong xu hướng seo hiện nay, tks ziu cô nam đã share

  6. Thẻ meta quyết định khá nhiều trong việc Google có cho website của bạn lên top hay không? Khi triển khai dự án website về Sửa điện nước – http://suadiennuoc.info/ . Đức đã cẩn thận viết rõ ý tưởng trong 150 – 160 ký tự cho phần mô tả bài viết. Cảm ơn “cô giáo” đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về thẻ mô tả description cho anh em S.E.Oer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza