Hầu hết trên các diễn đàn SEO tại Việt Nam đều tồn tại các bài viết bày tỏ sự thất vọng của các SEOer khi trang web mình bị Google đánh tụt hạng trên bảng kết quả tìm kiếm. Và mình cũng cũng nhận thường xuyên nhận được các câu hỏi: “tại sao trang web em bị tụt hạng trên Google trong khi vẫn được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm khác?”
Có rất nhiều lý do khiến một trang web bị giảm thứ hạng và thật khó để có thể phát hiện và hiểu được vì sao website của chúng ta bị giảm hạng. Dưới đây là danh sách các lý do phổ biến khiến website bạn bị rớt hạng. Nếu đặc biệt chú ý đến những hướng dẫn chất lượng có thể bạn sẽ giảm bớt được phần nào hình phạt của Google.
1. Google thường xuyên thay đổi thuật toán xếp hạng tìm kiếm.
Với mục đích nâng cao chất lượng chung của kết quả tìm kiếm, và để loại bỏ các trang web sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa trái phép (SEO mũ đen) nên Google liên tục thay đổi các phương pháp áp dụng để xếp hạng trang web. Trong vài năm qua, Google đã thường xuyên thay đổi các thuật toán, trong khi Bing hay Yahoo thì gần như có xu hướng ít thay đổi và không được tinh tế như Google.
Mỗi khi Google thay đổi thuật toán xếp hạng, các trang web hiện tại đều có thể bị sụt giảm vị trí xếp hạng, việc rớt hạng này có thể xảy ra từ từ hoặc cũng có thể xảy ra một cách bất ngờ khi sự thay đổi của Google có ảnh hưởng đặc biệt đến trang web của bạn.
Nếu trang web của bạn bị rớt hạng do thuật toán thay đổi nhưng bạn tin rằng bạn đang tuân thủ đúng các quy tắc của Google, bạn có thể yêu cầu Google xem xét lại trang web của bạn và sau đó làm theo các hướng dẫn của Google để giúp trang web của bạn trở nên mạnh hơn trong trường hợp bạn vi phạm quy tắc xếp hạng của Google.
2. Mất PageRank hoặc độ phổ biến của link thấp
Mỗi backlink được coi là một phiếu bầu để website của bạn lên TOP. Một hoặc nhiều liên kết đến trang web của bạn sẽ giúp cải thiện PageRank để trang web bạn mạnh hơn. Tuy nhiên nếu một trong số các liên kết này bị gỡ bỏ, xóa hoặc bị di chuyển tới một trang web khác sẽ khiến website của bạn yếu đi trông thấy.
Trong những năm gần đây, Google đã bắt đầu giảm hoặc hoàn toàn phủ nhận những giá trị PageRank của các trang web có liên kết chất lượng thấp, và liên kết mà Google cho rằng không tự nhiên.
Sự mất mát giá trị của các liên kết sẽ gây ra sự giảm sút đáng kể trên bảng xếp hạng tìm kiếm, và thậm chí có thể dẫn tới hình phạt của
Google Penguin nếu bạn cố tình xây dựng các liên kết trái ngược và không có nhiều giá trị với người đọc.
3. Phần mềm độc hại hoặc Hacking
Nếu trang web của bạn chứa phần mềm độc hại, Google sẽ cảnh báo cho người dùng khi họ nhấp vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm trước khi gửi chúng đến trang web của bạn. Nếu việc này xảy ra thường xuyên rất có thể Google sẽ giảm hạng trang web của bạn để đảm bảo cung cấp các trang web thực sự hữu ích và không gây độc hại cho người dùng.
4. Google phạt (Google Penalty)
Ngày nay, không chỉ có các hình phạt dựa trên các chỉ số tự động, Google còn trực tiếp thực hiện các biện pháp thủ công để trừng phạt một số vi phạm của các chủ trang web. Một số nguyên nhân của hình phạt bao gồm:
Text ẩn là một thủ thuật cũ có thể vẫn không bị phát hiện bởi các công cụ tìm kiếm trong một thời gian dài, tuy nhiên thường được phát hiện tại một số thời điểm. Tất cả các biện pháp cố tình tạo text ẩn như: Cố tình làm màu chữ từ khóa giống với màu nền trang web, sử dụng CSS một cách bất chính để ẩn nội dung hoặc từ khóa một cách cố ý. Bạn sẽ bị Google “tiêu diệt”
Google luôn tích cực xử phạt các trang web tham gia chương trình mua bán liên kết. Vậy nên nếu các bạn đang tham gia vào một hệ thống mua bán liên kết, có thể các trang nội bộ trên website của bạn sẽ không còn được xếp hạng như trước kia.
Lời khuyên cho bạn nếu bạn đã trả tiền cho một liên kết hay quảng cáo trên trang web, hãy chắc chắn rằng tất cả các liên kết đó đều có thuộc tính rel=“nofollow”, làm như vậy sẽ khiến liên kết của bạn tự nhiên hơn và tránh được hình phạt của Google
Nội dung nghèo nàn, chất lượng kém
Google luôn coi trọng chất lượng nội dung, chính vì thế nếu trang web của bạn chưa ít thông tin hoặc thông tin chủ yếu tồn tại để phục vụ cho hình thức quảng cáo, hoặc trang web sao chép nội dung từ nơi khác, các trang web có ít thông tin phong phú sẽ bị Google phạt.
Hiện nay Google đang làm giảm thứ hạng các trang web có lượng lớn tỉ lệ nội dung trùng lặp, sao chép… Tất cả những điều này nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm của người sử dụng trong các kết quả tìm kiếm.
Nhìn chung, bạn hãy cố gắng xây dựng các trang web với nội dung phong phú, tươi mới, hữu ích. Các bài viết cung cấp thông tin tái bản, sao chép hoặc dẫn nguồn từ trang web khác cần giảm tới mức tối thiểu hoặc nếu có thể ngay từ bây giờ hãy ngừng toàn bộ hình thức copy sao chép.
Có quá nhiều tên miền cùng sử dụng chung một trang web
Đây được coi là một trong những sai lầm kinh điển của các SEOer mới. Việc trỏ quá nhiều tên miền tới cùng một trang web sẽ khiến Google kích hoạt một hình phạt để thanh lọc các trang web có chứa nội dung trùng lặp. Và chính vì nội dung trùng lặp đã khiến trang web của bạn bị Google phạt.
Nếu bạn có nhiều tên miền, bạn có thể sử dụng hình thức redirect 301 các tên miền phụ cùng trỏ về 1 tên miền chính nhằm mục đích tránh bị trùng lặp nội dung khi sử dụng cùng một trang web ở các domain khác nhau
Tạo nhiều trang web để trao đổi chéo backlink
Thực tế là các SEOer chúng ta hoàn toàn có quyền được trao đổi liên kết với nhau. Tuy nhiên khi chúng ta tạo quá nhiều liên kết chéo có thể khiến Google coi nó là một “chương trình” liên kết mà bạn đã cố gắng tạo ra để tăng thứ hạng cho website của mình.
Bạn có nhiều tên miền, bạn có thể tạo một số trang web để trao đổi chéo với nhau, nhưng hãy nhớ mọi thứ cần trong chừng mực… bạn có thể trao đổi một số liên kết trong bài viết nếu phù hợp, nhưng không thể thông qua liên kết của tất cả các trang trên trang web của mình.
Liên kết tới trang web bị phạt hoặc các trang web xấu
Hãy chắc chắn rằng bất kỳ trang web nào bạn đã và đang liên kết luôn là một trang web uy tín. Bởi nếu bạn đang nhận link hoặc trỏ link tới các trang web xấu hoặc kém chất lượng bạn sẽ bị Google đánh giá thấp hơn, và thậm chí sẽ trừng phạt bạn.
Bạn có thể sử dụng thêm thuộc tính rel=“nofollow” vào các liên kết tới những trang web bị phạt hoặc các trang web xấu.
Trao đổi liên kết quá nhiều
Vâng, tất nhiên tôi khuyên các bạn nên trao đổi liên kết với nhau và Google cũng khuyến khích điều đó, nhưng tôi cũng muốn bạn biết rằng bạn cần thật sự cẩn thận khi chọn lựa các trang web để trao đổi liên kết. Hãy cố gắng chọn lựa các website chất lượng để trao đổi.
Nếu bạn cố tình trao đổi liên kết, điều này sẽ khiến trang web của bạn vô tình vi phạm thuật toán spam link để thao túng kết quả tìm kiếm trên Google.
5. Thẻ Canonicalization bị lỗi
Canonical là thẻ chống trùng lặp nội dung, hãy sử dụng rel=“canonical” trong trường hợp bạn thấy trên website của mình có nội dung bị trùng lặp.
6. Mất liên kết
Google Spider hoạt động chủ yếu dựa trên các đường liên kết, chính vì thế nếu trang web của bạn mất đi các đường liên kết cũ thì sẽ gây ảnh hưởng tới tiến trình thu thập dữ liệu của Google, bởi khi một liên kết của bạn bị mất đi thì Google bots không thể nào thu thập được tín hiệu đến trang của bạn, và tất nhiên điều này sẽ khiến bạn rớt TOP theo từng thời gian.
7. Máy chủ có vấn đề
Nếu Google gặp khó khăn trong việc truy cập trang web của bạn, Google Spider sẽ hoạt động chậm lại hoặc mất một thời gian khá lâu để cập nhật các thông tin từ trang web của bạn. Nếu lỗi này xảy ra thường xuyên hoặc quá lâu, Google có thể sẽ loại bỏ kết quả của bạn một thời gian.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này đó là hãy cố gắng chọn một nhà cung cấp sever uy tín có chất lượng dịch vụ tốt và hoạt động ổn định.
8. Các vấn đề về tập tin robots.txt
Đây là khu vực không dành cho những bạn không am hiểu về lập trình web. Tập tin robots.txt của bạn có thể ngăn chặn các công cụ tìm kiếm từ bỏ một số trang hoặc tất cả các trang của bạn. Để kiểm tra và xem xét các tập tin robots.txt hoạt động có tốt hay không? Bạn hãy sử dụng công cụ “Fetch as Googlebot” trong Webmaster Tools, bạn có thể tạm hiểu công cụ này có chức năng kiểm tra xem Googlebots khi thu thập dữ liệu trên đường dẫn (URL) của bạn có gặp khó khăn gì không? Nếu bị lỗi hệ thống sẽ báo Google không tìm thấy đường dẫn của bạn.
9. Nội dung trùng lặp
Sẽ thật khó chấp nhận một trang web đi copy nội dung của người khác mà lại đứng TOP đầu phải không các bạn? Google cũng như người dùng, họ cần biết những thông tin chất lượng và chính xác với nguồn gốc rõ ràng.
Nếu bạn copy nội dung của người khác bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lên TOP, thậm chí việc copy quá nhiều nội dung sẽ khiến trang web của bạn mất đi độ uy tín và ảnh hưởng tới quá trình ranking website sau này.
Nguy hiểm hơn cả, nếu tác giả viết bài phát hiện ra bạn đã copy nội dung, họ có thể yêu cầu loại bỏ DMCA với Google (loại bỏ kết quả của bài viết copy trên trang kết quả tìm kiếm của Google)
Tạm kết
Trên đây là một số lý do khiến trang web của bạn bị rớt hạng trên Google, tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến góp ý từ các bạn để có được thông tin đầy đủ và chính xác hơn.
Xin cảm ơn và chúc các bạn một ngày đầu tiên của tháng 8 với thật nhiều may mắn!
7 bình luận
vui long kiem tra giup minh website: trangan-complex.com/ dang bi mat hang rank dan dan
Web của mình k bị tụt hạng, nhưng bing index tut từ 700 –> 300, chả hiểu ntn
từ khóa của mình đang rớt hạng quá không biết tại sao. Nó đang tốt rớt liền 1 trang mà k bị tác vụ nào. m phải làm sao??? cảm ơn!
trangphucdienanhsang.com/ Bạn ngó qua dùm mình với. Hix. Từ khóa tốp 1-3-5-4 mà bị rớt xuống 9-10. Mặc dù chỉ số pagerank của mình cao hơn. Mình tự học làm web seo. Mong bạn giúp đỡ
airlinktown.net bạn ơi kiểm tra dúp mình web bữa lên top rồi bữa nay bỗng dưng biến mất tiu. chia sẻ với mình nhé zalo 0901467020. Thanks bạn!
bạn nào xem dùm mình trang quangnamfood.com với.sao mà phần rank bị n/a
mình cũng đang bị tụt hạng từ khóa mà không có thông báo gì từ gồ. Đau não