Mục lục nội dung

Private Blog Networks (PBN) là gì? Cách tìm kiếm và phục dựng PBN bền vững nhất

PBN là gì?

PBN là gì?

PBN – Private Blog Network (mạng lưới blog cá nhân) là một hệ thống các website vệ tinh được bạn tạo ra liên kết với nhau nằm trong sự kiểm soát của bạn nhằm mục đích thao túng, tạo ra những backlink chất lượng để trỏ về moneysite.

Các website vệ tinh tôi muốn nói ở đây là những tên miền cũ hết hạn, nhưng sở hữu các chỉ số có giá trị cao cho SEO như DR, UR, TF cao. Từng có lịch sử hoạt động về nội dung, traffic,… nhưng vì những  lý do nào đó những tên miền này không còn được gia hạn và phát triển nữa.

Những tên miền dạng như vậy thường sẽ được người làm SEO mua lại và phục dựng nhằm tận dụng sức mạnh từ tên miền đó, tạo ra các backlink cực kỳ chất lượng trỏ về moneysite, giúp rút ngắn được một khoảng lớn thời gian SEO của bạn.

Đây là một chiến lược SEO được sử dụng phổ biến hiện nay trong thời điểm mà các tài nguyên (backlink chất lượng) ngày càng ít đi.

Phản ứng của Google với các trang web PBN

Qua khái niệm trên có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về những lợi ích mà PBN mang lại cho SEO rồi chứ?

Những lợi ích to lớn mà PBN mang đến cho người làm SEO thì chúng ta không phải bàn cãi gì, nhưng với việc sử dụng các tên miền hết hạn để thao túng chất lượng backlink như vậy thì liệu Google có biết được hay không? Và liệu Google sẽ phản ứng lại như thế nào?

Thực tế Google biết tất cả mọi thứ và họ cũng từng tuyên bố rằng các tên miền cũ sẽ bị hạ thấp giá trị nếu nhận thấy các website này tạo các nội dung khác hoàn toàn so với website cũ. 

Thậm chí Google còn từng tung ra một bản cập nhật “chìm” vào ngày 9/3/2017, nhằm hạn chế mạng lưới các PBN như:

  • Xử phạt thin content với các website nhận được liên kết (money site) từ các website thuộc mạng lưới blog cá nhân.
  • De-indexing (xóa chỉ mục trên Google Search) các trang web trong PBN.

(Chi tiết về thông tin bản update bạn có thể xem tại đây).

Vào thời điểm đó, Google đã cho thấy quyết tâm khi muốn loại bỏ hết lợi ích mà các money site có thể nhận được từ hệ thống PBNs. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng hồi kết của PBN đã không còn xa. Nhưng thực tế rằng vẫn còn nhiều mạng blog như vẫy vẫn còn sống sót trong thời điểm đó, và đến nay như bạn đã biết thì PBN vẫn đang được sử dụng rất nhiều. 

Dù đúng thật là Google vẫn luôn tìm cách chống lại các PBN, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta có thể cho rằng PBN không còn hữu dụng mà chẳng qua là cách chúng ta thay đổi cách làm PBN cho phù hợp tránh các hình phạt có thể mắc phải mà vẫn có thể tận dụng được sức mạnh từ các tên miền cũ nhưng vẫn nhận được sự tin tưởng từ Google.

Dấu hiệu nhận biết mạng lưới PBN

Khoảng thời gian trước việc xác định các dấu chân “cross-site” của một PBN là khá dễ dàng khi mà các kỹ thuật áp dụng trên các trang web gần như nhau. Từ việc các trang web này cùng nằm trên một IP, sử dụng các máy chủ chia sẻ, có cùng thông tin WHOIS, hay thậm chí là cả theme và nội dung sử dụng trên trang đều giống nhau. 

Điều này dẫn đến rủi ro nếu một trang PBN bị Google phạt sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng domino đến các website trong cùng hệ thống, khi đó việc khắc phục sẽ cực kỳ khó khăn thậm chí có thể khiến một hệ thống PBN sụp đổ hoàn toàn.

Một số cách xác định trang web là một PBN có thể dùng như:

  • Hosting: Các website này sử dụng chung một nhà cung cấp hosting, trên cùng một IP. Bạn có thể sử dụng công cụ Spyonweb để check xem website này có đang sử dụng chung IP cùng với bất kỳ website nào khác không.
  • Themes và cấu trúc website: Một manh mối dễ nhận thấy nhất đó là việc các trang web này sử dụng chung một mẫu themes và có chung một cấu trúc website thì đó chắc chắn là trang PBN.
  • Quyền sở hữu website: Một manh mối khác có thể giúp bạn xác định chính xác website có phải là PBN hay không bằng cách kiểm tra thông tin chủ sở hữu trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Nhưng hiện tại việc các cá nhân/tổ chức sử dụng nhiều thông tin khác nhau để đăng ký tên miền tránh các trường hợp trùng thông tin không phải là mới, nên sử dụng cách này hiện tại cũng không còn hiệu quả như trước.

  • Duplicate content: Trừ trường hợp các PBN đó được chủ sở hữu đầu tư xây dựng như một money site thì hầu như để tiết kiệm thời gian và chi phí thì các người chủ sở hữu (không phải tất cả) sẽ sử dụng chung một nội dung cho tất cả các website hoặc chỉ thay đổi chút ít về câu chữ
  • Được liên kết với nhau: Một cách kiểm tra xem các website này có được liên kết với nhau hay không khá chính xác đó là sử dụng công cụ Ahrefs kiểm tra xem các website đó nhận được các backlinks của nhau hay không.
  • Hình ảnh và video: Video và hình ảnh là những dạng content rất khó và tốn kém để tái tạo, chính vì vậy việc tái sử dụng lại là điều dễ nhận thấy nhất. Bạn có thể sử dụng tìm kiếm hình ảnh của Google hoặc tìm kiếm video để tìm các website đang sử dụng chung.

Đây là một số cách giúp bạn nhận dạng một website PBN khá hiệu quả. Dù vậy, ngày nay mọi chuyện đã phức tạp hơn rất nhiều, việc lần ra được một trang web có thuộc mạng lưới PBN không đã khó khăn hơn rất nhiều. 

Với những người có kinh nghiệm, PBN được xây dựng theo các ngành, chủ đề, bố cục, IP và hosting sử dụng hoàn toàn khác nhau, thậm chí những trang web PBN này còn được chăm sóc và phát triển không khác gì các trang money site.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng PBN

Chu kỳ vòng đời của một domain

Đây là phần kiến thức bắt buộc mà bạn cần phải biết nếu đang có ý định đầu từ cho mình một tên miền hết hạn để xây dựng PBN.

Vòng đời tên miền Việt Nam

vòng đời của một tên miền Việt Nam

  • Tên miền tự do: Trong thời điểm này, bất kỳ ai cũng hoàn toàn có thể đăng ký tên miền hợp lệ.
  • Registered (tên miền đã được đăng ký): Đây là khoảng thời gian tên miền đã được đăng ký chính thức, thời gian gia hạn duy trì tên miền từ 1 – 10 năm/lần tối đa 50 năm/lần
  • Trong khoảng thời gian này cần lưu ý 2 mốc thời gian quan trọng là 60 ngày đầu kể từ khi đăng ký tên miền và 30 ngày trước khi hết hạn tên miền thì không thể đổi nhà đăng ký.
  • Tên miền hết hạn trang thái gia hạn (5 ngày gia hạn) : Khi tên miền đến ngày gia hạn mà chủ sở hữu chưa gia hạn thì tên miền vẫn sẽ duy trì hoạt động bình thường trong từ 1-5 ngày.
  • Tạm ngừng hoạt động (30 ngày): Kể từ ngày thứ 6 trở đi nếu tên miền vẫn không được gia hạn thì tên miền sẽ bị tạm ngừng hoạt động nhưng vẫn cho phép được gia hạn, thời hạn đến ngày thứ 35 tình từ ngày thứ 6 sau khi tên miền hết hạn.
  • Xử lý thu hồi tên miền (11-20 ngày): Kể từ sau ngày 35 tên miền vẫn chưa được gia hạn thì sẽ bị chuyển về trạng thái xử lý thu hồi, bây giờ chủ sở hữu không thể gia hạn tên miền nữa mà phải chờ đến khi tên miền về trạng thái tự do mới có thể sở hữu lại. Đây là thời điểm mà bất kỳ ai cũng có thể backorder tên miền này. 
  • Thời hạn thu hồi diễn ra từ 11-20 ngày sau khi quá trình tạm ngừng hoạt động kết thúc..
  • Tên miền tự do: Tên miền sau khi bị thu hồi sẽ được chuyển về trạng thái tên miền tự do bất cứ ai cũng có thể đăng ký sử dụng.

Vòng đời tên miền quốc tế

vòng đời của tên miền quốc tế

  • Available (tên miền tự do): Trong thời gian này, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu cũng có thể đăng ký và sử dụng tên miền một cách hợp lệ.
  • Registered (tên miền đã được đăng ký): Thời gian kéo dài từ 1-10 năm, người dùng có thể gia hạn thêm nhưng thời hạn giới hạn hiệu lực không quá 10 năm.

Trong thời gian tên miền hoạt động sẽ không thể chuyển nhà đăng ký khi vẫn còn thời hạn ít hơn 30 ngày ( tức trên 30 ngày thì có thể chuyển nhà đăng ký tên miền), khi chuyển nhà đăng ký tên miền sẽ tự động được gia hạn thêm 1 năm nữa.

  • Expired Renew Grace Period (0-45 ngày): Domain sau khi hết hạn hoặc và không được chủ thể gia hạn, sẽ được tự động gia hạn thêm 45 ngày (có thể ngắn hơn tùy vào loại tên miền) để chủ sở hữu có thể gia hạn tên miền. Nhưng trong khoảng thời gian 45 ngày này tên miền sẽ bị khóa không cho sử dụng, có nghĩa người dùng sẽ không thể sử dụng tên miền để truy cập vào website được liên kết với tên miền đó.

Một số tên miền có thời gian chờ  đặc biệt như:

Tên miền .EU: là một trong số các tên miền không có thời gian chờ gia hạn, mà thời điểm hết hạn của domain này sẽ roi vào ngày thứ 2 của tháng cuối cùng mà tên miền sẽ hết hạn.

Tên miền .UK: tên miền có số ngày chờ gia hạn lớn nhất trong các loại domain, thời gian chờ gia hạn của nó lên tới 90 ngày.

Tên miền .TEL: Có số ngày chờ gia hạn ít hơn đôi chút so với các tên miền khác. Cụ thể người sở hữu có thời gian là 30 ngày chờ gia hạn cho tên miền của mình.

Tên miền .CO: các chủ sở hữu loại tên miền .CO này sẽ chỉ có 15 ngày chờ gia hạn cho tên miền. Đây cũng là tên miền có số ngày chờ gia hạn ít nhất hiện nay

Tên miền .WS: Giống với .EU thì tên miền dạng này cũng không có thời gian chờ gia hạn nhưng tất nhiên sẽ không có quy định về việc domain sẽ hết hạn vào ngày thứ 2 trong tháng cuối cùng.

Tên miền .NAME: Giống với tên miền .WS tên miền này cũng không có ngày chờ gia hạn.

Tên miền .DE: Tương tự như 2 cái tên kể trên thì .DE cũng không có thời gian chờ gia hạn thậm chí có phần “vượt trội” hơn khi còn không có cả thời gian chờ xóa. 

  • Redemption Period (30 ngày): Được cho là khoảng thời gian nguy hiểm nhất trong cả vòng đời của một domain. Ngay sau khi thời gian chờ gia hạn hết, nếu tên miền vẫn không được gia hạn thì sẽ bị điều chuyển sang trạng trạng thái redemption (trạng thái tên miền chờ được chuộc), lúc này toàn bộ mọi hoạt động trên trang web đều sẽ bị ngừng lại. Nhưng khi này tên miền vẫn chưa được mở để tự do đăng ký mà sẽ được đặt trong trạng thái “chuộc” – thời gian trong khoảng 25 -30 ngày

Lúc này chính là cơ hội duy nhất để gia hạn nếu như bạn vẫn muốn giữ lại tên miền. Khi đó, bắt buộc chủ sở hữu sẽ phải liên lạc với nhà cung cấp tên miền để yêu cầu chuộc lại tên miền, đồng thời phải trả thêm một khoản phí để “chuộc”. Chi phí sẽ được tính bằng:

Chi phí phải trả = Phí chuộc + Phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm

Trong đó “phí chuộc” là chi phí mà khách hàng sẽ phải trả cho các registrar (các nhà cung cấp) để chuộc lại những tên miền đã bị đưa vào trạng thái redemption. Tùy thuộc vào chính sách củng từng registrar mà phí chuộc có thể sẽ khác nhau nhưng thường là từ trên 75$.

Ngay sau khi chuộc thành công được tên miền thì cần phải gia hạn ngay để tên miền được chuyển lại về trạng thái registered. Do đó, ngoài khoản chi phí chuộc bạn sẽ còn phải tính thêm cả chi phí gia hạn tên miền đó.

Toàn bộ khoảng thời gian này các chủ sở hữu buộc phải hoàn thành trong vòng 30 nếu không.

  • Pending Delete (5 ngày): Giai đoạn tên miền đang chờ xóa, vào thời điểm này cả chủ sở hữu lẫn đơn vị cung cấp đều không thể can thiệp gia hạn nữa.

Lúc này ngẫu nhiên trong 5 ngày kể từ khi trạng thái Pending Delete được update, tên miền sẽ được chuyển sang trạng thái Available để bất kỳ ai cũng có thể tự do đăng ký. Tuy nhiên có 1 số tên miền có thời gian chờ xóa đặc biệt bạn nên chú ý:

    • Các tên miền .EU / .JP / .IN: tên miền sẽ bị xóa ngay trong ngày hết hạn nếu không được gia hạn kịp thời hoặc trước đó.
    • Tên miền .UK: tên miền sẽ bị xóa khỏi hệ thống ngay sau khoảng thời gian 90 ngày chờ gia hạn.
    • Tên miền .WS / .DE: domain sẽ chị xóa ngay khi hết hạn và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký ngay sau đó.
    • Tên miền .NAME / .CO: domain sẽ có 5 ngày chờ xòa.
    • Tên miền .TEL: sẽ có 5 ngày chờ xóa. Tên miền sẽ được đặt trong tình trạng “Delete  Lockdown” trong 60 ngày sau đó mới có thể được đăng ký mới.
  • Released (Available): Giai đoạn thêm miền có thể được đăng ký tự do bởi bất kỳ ai.

Thời điểm thích hợp để mua tên miền PBN

Nếu như dựa vào biểu đồ vòng đời của tên miền, thì chúng ta có thể mua được khi tên miền này được trả tự do. Nhưng thực chất trước đó trong khoảng thời gian tính từ khi tên miền hết hạn và chưa được chủ sở hữu gia hạn, thì tên miền sẽ được đưa lên các sàn đấu giá tên miền, lúc này những cá nhân, tổ chức có nhu cầu mong muốn sở hữu tên miền này sẽ phải cạnh tranh với nhau qua hình thức đấu giá.

Sau khi phiên đấu giá kết thúc, trong vòng 60 ngày kể từ khi tên miền hết hạn, nếu chủ sở hữu vẫn không có ý định gia hạn thì tên miền này sẽ được đăng ký với tên của cá nhân hay tổ chức trả giá cao nhất trong phiên đấu giá.

Ngược lại nếu trong vòng 60 ngày kể từ khi domain hết hạn mà cá nhân/tổ chức sở hữu cũ của tên miền đồng ý gia hạn với mức chi trả = mức giá cao nhất được trả trong phiên đấu thầu, cùng với đó là một khoản tiền phạt do chậm trễ gia hạn. Khi đó tên miền sẽ được trả lại cho chủ sở hữu cũ và số tiền mà cá nhân/tổ chức kia đã đồng ý chi trả trong phiên đấu giá sẽ được hoàn trả lại.

Trong trường hợp sau phiên đấu giá mà tên miền đó vẫn không thuộc về ai, thì tên miền sẽ tiếp tục bước vào các giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của mình cho đến khi trở thành expired domain (tên miền tự do).

Ngoài ra, nếu như có bất kỳ tên miền nào mà bạn nhắm đến nhưng domain đó vẫn còn trong thời gian hoạt động thì bạn có thể backorder từ thời điểm đó đến khi nó hết hạn. Nhưng bạn sẽ chỉ sở hữu được trong trường hợp tên miền đó không được gia hạn và không có ai cạnh tranh với bạn thì ngay khi tên miền bước sang trạng thái chờ xóa thì bạn sẽ trở thành người sở hữu ngay lập tức.

Còn nếu trong trường hợp khi tên miền được đưa lên sàn đấu giá và có nhiều người cũng muốn sở hữu nó thì bạn vẫn sẽ phải tham gia đấu giá nếu muốn sở hữu tên miền này.

Lựa chọn đăng ký tên miền PBN qua đấu giá hay chờ đến khi tên miền được trả tự do

Có lẽ rào cản lớn nhất khiến chúng ta đắn đo giữa việc mua tên miền thông qua đấu giá (Auction domain) và tên miền tự do (Expired domain) là về sự chênh lệch giá cả giữa 2 loại tên miền này.

Nếu như với các tên miền được đem lên sàn đấu giá qua mỗi phiên giá trị của chúng sẽ càng tăng, cá biệt thi thoảng sẽ có những tên miền được đánh giá cao từ tên domain, loại tên miền (.COM, .VN, .NET,…), tuổi đời, sức mạnh trước đó của chúng,… thì giá trị của chúng từ trước cho đến sau khi phiên đấu giá kết thúc chắc chắn cũng sẽ không hề thấp. Nhưng “tiền nào của nấy”, với những tên miền đã được đem lên đấu giá thì người dấu giá cũng sẽ hưởng lợi không ít nếu có thể sở hữu chúng (tùy vào cách sử dụng tên miền mà hiệu quả sau khi sử dụng sẽ có những khác biệt nhất định).

Còn đối với các tên miền đã được trả về trạng thái tự do thì bạn sẽ không vấp phải sự cạnh tranh từ bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào để có thể sở hữu. Ngoài gia chi phí bạn sẽ phải bỏ ra cũng sẽ ít hơn nhiều so với các tên miền đấu giá chỉ vào khoảng từ 10$ (chưa tính các phí duy trì và VAT) là đã có thể sở hữu được chúng.

Chi tiết về sự khác biệt giữa cách mua tên miền này bạn có thể xem ở bảng sau:

Tên miền đấu giá (Auction domain)Tên miền tự do (Expired domain)
Chất lượng của tên miền (tên, tuổi đời, sức mạnh, thương hiệu,…)Thường sẽ có chất lượng tốt hơn các tên miền tự doChất lượng kém hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy
Tuổi đời của domainNgay khi tên miền được thanh toán và chuyển về quyền sở hữu của bạn thì tuổi đời của domain vẫn sẽ được giữ lại.

(Ví dụ: domain có tuổi đời là 10 thì khi được chuyển quyền sở hữu về bạn nó vẫn sẽ giữ được số tuổi đời của mình là 10)

Khi tên miền được chuyển về quyền sở hữu của bạn, nó sẽ bị reset lại tuổi đời thành ngày mà bạn mua.

(Ví dụ: Tên miền được sở hữu tuổi đời là 19/04/2011, và bạn đăng ký mua vào ngày 19/04/2021 thì lúc này tên miền tuổi đời là 10 năm, nhưng khi bạn nhận nó sẽ bị reset lại và tuổi đời bắt đầu tính từ ngày 19/04/2021)

Các lợi ích về lâu dàiVới các hệ thống PBN đều sở hữu các tên miền ít bị trùng “ngày sinh” với nhau + một vài yếu tố khác về phục dựng và duy trì phát triển các domain sẽ giúp hệ thống website của bạn khó bị Google phát hiện và trừng phạt hơn.Nếu như cả một loạt các tên miền trong cùng hệ thống PBN của bạn có cùng một “ngày sinh” thì không lý gì Google lại không nghi ngờ cả.

Việc lựa chọn giữa tên miền đấu giá và tên miền tự do là tùy vào mỗi người người nhưng bạn cũng không nên vì những phân tích phía trên của tôi mà đánh giá thấp các tên miền tự do vì yếu tố về tuổi đời không phải là quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng của một tên miền, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều yếu tố quan trọng khác để đánh giá xem chất lượng của một domain.

Quy trình xây dựng một hệ thống PBN hoàn chỉnh

Các công cụ cần chuẩn bị:

Tùy vào lựa chọn của mỗi người, nhưng ở đây là thì chúng ta sẽ sử dụng expired domains vì nó là công cụ miễn phí mà mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Các chỉ số nhận biết PBN chất lượng

  • Domain age càng cao càng tốt và được duy trì hoạt động liên tục
  • Anchor text brand: điều này có nghĩa là website này trước kia đã từng làm SEO
  • Domain Rating (DR) – URL Rating (UR)
  • Trust Flow (TF) khoảng >9 là ổn
  • Referring domains
  • Backlink báo, wiki, EDU, GOV, cùng chuyên ngành  
  • Không đổi chủ, không bị 301
  • Không bị ăn thẻ phạt nào từ Google
  • Không bị đổi ngôn ngữ, theme, content,…
  • Content có thể khôi phục
  • Traffic cũ cao

3 bước xây dựng PBN

Quy trình xây dựng PBN
Tổng quan về các bước xây dựng PBN

Bước 1: Tìm kiếm PBNs

Đầu tiên bạn truy cập vào công cụ Expired domains và đăng ký một tài khoản trước (đăng ký hoàn toàn miễn phí)

Sau khi tạo thành công tài khoản và đăng nhập được vào, thì đây sẽ là giao diện chính của công cụ này.

giao dien lam viec chinh

Giao diện chính của công cụ Expired domains rất đơn giản và trực quan gồm 3 phần chính:

  • Khu vực lựa chọn dạng domains gồm 2 dạng là Deleted domainsMarketplace Domains. Vì chúng ta đang cần tìm các tên miền hết hạn nên chúng ta sẽ chỉ cần quan tâm đến mục deleted domains.
  • Tiếp đến là các lựa chọn mở rộng: tại đây chúng ta sẽ chú ý đến 2 lựa chọn chính là Deleted domains (tên miền đã bị xóa) và Pending Domains (tên miền sắp hết hạn). Lựa chọn tùy vào nhu cầu bạn đang muốn tìm loại domains nào.
  • Deleted Domains và Pending Delete
    Deleted Domains và Pending Delete
  • Cuối cùng là khu vực hiển thị danh sách các domains: đây là khu vực sẽ hiển thị danh sách các domains đã bị xóa hoặc sắp hết hạn, tùy vào các lựa chọn lọc của bạn mà công cụ sẽ trả lại cho bạn các tên miền phù hợp nhất.

Để bắt đầu tìm một tên miền ưng ý, đầu tiên bạn chọn “Filter” (quyền lựa chọn deleted domains hay Pending domain là tùy ở bạn còn tại đây chúng ta sẽ chọn Pending domain).

Chọn filter

Tại đây bạn sẽ có thể tự do lựa chọn các tiêu chí mà tên miền phải sở hữu, từ đuôi của tên miền, điểm DR/UR/TF số lượng referring domains, số link wiki, ngôn ngữ…

filter

Sau khi đã lựa chọn được các tiêu chí mà bạn cần ở domain thì công cụ sẽ trả về cho bạn những tên miền đáp ứng được tất cả các tiêu chi đó.

giải thích chi số

Giải thích ý nghĩa của các cột:

“1” – Domain: là danh sách các tên miền thỏa mãn các tiêu chí mà đặt ra.

“2” – các cột tiết theo: Các chỉ số của mỗi tên miền như điểm DR/UR/TF, số referring domains, số lượng backlinks, link wiki, ngôn ngữ… ngoài ra bạn còn có thể thêm bớt chỉ hiển thị các thông số mà bạn cần bằng cách chọn Setting → Column manager.

setting trong expired domains

“3” – Dropped/Status/RL: lần lượt là còn lại trước khi tên miền rơi tự do – trạng thái tên miền còn có thể đăng ký hay không – RL (related links) là những đơn vị cung cấp dịch vụ mua domain mà bạn có thể lựa chọn.

Lưu ý lựa chọn tên domain:

  • Check lại tên miền đó trên nhiều nhà cung cấp để xác định xem nó có thực sự đã bị rớt hay chưa.
  • Nếu tên miền đó là một thương hiệu vẫn đang hoạt động thì tùy vào tình hình nhưng tốt nhất bạn nên bỏ qua đi 

9 yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh của tên miền PBN

  • Traffic brand: traffic đến từ các keyword brand
  • Mention Social (Like , Share bài viết, Fanpage , kênh YTB) 
  • Domain của 1 tổ chức, công ty lớn 
  • Backlink seedsite của lĩnh vực 
  • Backlink từ các website chinhphu, tổ chức, các trang web giáo dục chính thống (EDU,GOV) 
  • Backlink từ báo chí chuyên ngành 
  • Backlink từ các đầu báo lớn
  • Backlink từ các site chuyên ngành (GP) có traffic 
  • Lịch sử có traffic cao, hoạt động liên tục

Tòm gọn ta có sơ lược các bước cơ bản để lựa chọn PBN lại như sau:

Đấu giá tên miền PBN

Như đã nói thì chúng ta có 2 cách để mua tên miền hết hạn là mua như các mua domain thông thường bên trên hoặc qua hình thức đấu giá trên các sàn đấu giá.

Theo những gì mình tìm hiểu được thì hiện tại đang có 5 loại đấu giá tên miền phổ biến hiện tại là:

  • Prerelease (69$): là một hình thức đấu giá kín, mức sàn đấu giá là từ 69$ và người dùng sẽ không trả phí tham gia. Những người đăng ký sẽ được cho một khoảng thời gian nhất định để trả giá, kết thúc phiên người đấu giá cao nhất sẽ có được domain đó.

Với mức giá khởi điểm là từ 69$ thì chắc chắn chất lược domain cũng phải tương xứng với số tiền đó rồi. Nhưng kiểu đấu giá này thì bạn khó lòng mà mua được, thường thì mấy con hàng “tuyển” đều bị mấy ông lớn thấu hết rồi. Chưa kể với giá 69$ quy ra khoảng 1tr5 thì vẫn khá “chát” so với người Việt.

  • Public (10$): Như cái tên của nó, đây là hình thức đấu giá công khai với giá sàn từ 10$. Mỗi phiên đấu giá diễn ra trong khoảng 7 ngày, người đưa ra mức giá cao nhất sẽ có được tên miền.

Khá biệt đối với kiểu đấu giá kín Prerelease phải đăng ký để đấu giá thì kiểu đấu giá public ai cũng có quyền tham gia cả. Chỉ cần một chút kiến thức và kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể có được một domain ngon với giá “hạt dẻ”.

  • Buynow (8$): đơn giản là kiểu mua bán trực tiếp với giá mà chủ domain/ chủ sàn quản lý domain đưa ra. Giá của cá tên miền này được được cố định với mức thấp nhất là từ 8$.

Chính vì mức giá được niêm yết cố định như vậy mà sinh ra tình trạng cạnh tranh cao khi mà có những tên chỉ suốt ngày ăn rồi trực mua.

Ngoài ra thì mình cũng không thực sự thích kiểu mua này vì mức giá thường khá ảo so với chất lượng của chúng.

  • Offer: Những domain này sẽ không có gia, vì bạn sẽ phải thương lượng với chủ domain để có mức giá hợp lý, người trả giá cao hơn sẽ có được domain.

Theo những gì mình biết hiện tại Godaddy cũng có cung cấp dịch vụ môi giới tên miền, tức là họ sẽ thay mặt bạn thỏa thuận với chủ tên miền rồi.

Tổng chi phí bạn sẽ phải trả bao gồm: phí mua lại tên miền (theo mức phí mà bên môi giới cung cấp) + phí dịch vụ môi giới (khoảng 2tr8)

Nói chung thì dịch vụ này khá tiện nếu như bạn không thể ra mặt đàm phán trực tiếp được. Nhưng với mức phí gần 3 triệu thì chắc chỉ có những ông lớn sử dụng cho các dự án lớn thôi chứ bình thường khó có người sử dụng.

  • Reverse: Chỉ đơn giản thôi. Đó là TÔI KHÔNG BIẾT! thật sự thì tôi đã cố tìm hiểu nhưng không thu được gì nhiều. Tất cả những gì tôi biết về kiểu đấu giá này thì đây là một dạng đấu giá ngược và cũng chẳng có mấy ai tham gia đấu giá kiểu. Vậy đó, đấy là tất cả những gì tôi biết về nó.

3 bước tham gia phiên đấu giá tên miền PBN

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống đấu giá domain (nếu chưa có tài khoản thì bản phải đăng ký trước).

Bước 2: Lựa chọn tên miền muốn tham gia đấu giá và lưu ý thời gian chốt phiên đấu giá.

Bước 3: Cập nhật các thông tin cá nhân được dùng để đăng ký tên miền nếu bạn đấu giá thành công.

Các sàn đầu giá tên miền PBN phổ biến

Sàn đấu giá quốc tế

  • Godaddy
  • Namejet
  • Snapnames

Sàn đấu giá Việt Nam

  • PA Việt Nam
  • Inet

Khôi phục tín hiệu PBN

Như đã nói. PBN là các tên miền hết hạn được sử dụng để tạo các tín hiệu cho các moneysite hoặc số ít dùng để phát triển thành một moneysite hoàn chỉnh. Nhưng với nếu website của bạn và các PBN không có cùng lĩnh vực hoặc đã lâu không được chăm sóc,… mà ngay lập tức bạn đã viết một bài và đặt một link trỏ thẳng về website chính của mình. Ngay lập tức Google sẽ coi đó là một hành động bất thường và có thể đưa ra sự trừng phạt với cả PBN và moneysite.

Để tránh khả năng bị Google sờ gáy, thì bạn không nên đặt ngay link trỏ về website chính mà nên khôi phục các tín hiệu cũng như sức mạnh của website. Bởi sau một thời gian bị dùng hoạt động, chắc chắn sức mạnh của domain cũng sẽ phần nào bị giảm sút, nên việc khôi phục lại các tín hiệu vừa giúp bạn ít bị Google dòm ngó khi đặt link điều hướng về moneysite, vừa giúp giá trị của các backlinks đó tăng thêm.

Quy trình phục dụng sức mạnh PBN

  • Khôi phục lại đúng chủ đề của website: sử dụng AhrefsWayback Machine để lấy phục dựng lại content cũ
  • Khôi phục các URL vẫn còn backlinks trỏ tới
  • Đăng các bài mới đều đặn để thoát Sandbox
  • Phục hồi các tín hiệu trước kia của PBN
  • Giữ lại các thông tin cũ của PBN: author, thông tin liên hệ, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Tạo các tín hiệu cho PBN: tạo Entity, (hoặc chạy Ads) mục đích là để tạo traffic lại cho PBN

Và khi sức mạnh của PBN đã được khôi phục bạn đã có thể viết bài và đặt link trỏ về website chính, nhưng cần chú ý rằng:

  • Nếu money site và PBN không cùng chủ đề thì bạn cần thêm một chủ đề mới trên PBN, nên phát triển song song với chủ đề hiện tại của PBN và phải có một lộ trình phù hợp, tránh tình trạng đột nhiên đổi chủ đề sẽ rất dễ ăn “gậy” Google đấy!
  • Đối với site khác ngôn ngữ bạn cũng làm tương tự như site khác chủ đề vậy

Tập trung xây dựng liên kết hướng tới người dùng

Đừng quá quan trong hóa vấn đề lên nếu như bạn nhận thấy đối thủ của bạn mạnh hơn khi sở hữa các PBN chất lượng. Xây dựng một chiến dịch xây dựng liên kết mạnh mẽ và bền vững dựa trên các giá trị đem lại cho người dùng sẽ không bị các công cụ tìm kiếm sờ gáy. Khi hệ thống PBN của đối thủ bị phát hiện và “phá hủy” bời Google, thì lúc này chính trang web của bạn sẽ là bên được hưởng lợi từ đó.

Chung quy lại ta có thể kết luận, các mạng lưới blog cá nhân (PBN) là một chiến lược xây dựng liên kết rất hiệu quả nhưng theo kèm với đó cũng rủi ro không kèm gì. Các backlinks chỉ nên thực hiện đúng vai trò của chúng là cung cấp giá trị cho người dùng – bất cứ điều gì đi ngược lại đều có thể dẫn đến khả năng hiển thị ít hơn trong các trang kết quả tìm kiếm, hoặc thậm chí là một hình phạt tác vụ thủ công.

Bạn vừa xem bài viết “Private Blog Networks (PBN) là gì? Cách tìm kiếm và phục dựng PBN bền vững nhất“, các thông tin trong bài được tham khảo chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau như SEOkool.com,… cùng với sự giúp sức từ kinh nghiệm của anh Đặng Lê Nam CEO & Founder Giaiphapseo.com.

Nếu các bạn copy bài viết này vui long ghi rõ nguồn: https://vietmoz.net

Các tài liệu tham khảo được hỗ trợ từ: https://giaiphapseo.com

Nhân viên SEO tại VietMoz Academy

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhân viên SEO tại VietMoz Academy