Internal link là gì?
Internal link hay còn gọi liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quy trình làm SEO. Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang có cùng một chủ đề với nhau trong cùng một tên miền,
HTML code:
Tác dụng Internal Link với SEO website:
- Thường làm Menu cho trang web.
- Thiết lập cấu trúc cho website.
- Hỗ trợ điều hướng website
- Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website
- Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
- Tăng chỉ số PR đồng đều.
- Tăng chỉ số Page Author.
- Tăng tốc độ index.
- Cung cấp thêm nhiều thông tin hơn cho người dung.
Chiến lược sử dụng Internal Link (liên kết nội bộ) trong SEO thế nào?
Internal link là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Vì thế có thể nói tạo Internal link nghĩa là xây dựng một cấu trúc website thân thiện bằng các liên kết nội bộ.
Trên một trang web, các công cụ tìm kiếm cần được nhìn thấy nội dung để liệt kê các trang quan trọng nhất dựa trên các từ khóa được đưa ra. Các công cụ tìm kiếm cần được quyền truy cập vào một cấu trúc liên kết để cho phép “spider” kiểm duyệt các đường đi của website – bằng cách này spider có thể tìm được tất cả các trang trên cùng 1 trang web. Có hàng trăm, hàng nghìn trang web mắc sai lầm quan trọng khi giấu hoặc chuyển hướng các liên kết nội bộ bằng những cách khiến spider không thể truy cập và thu thập dữ liệu, và do đó ảnh hưởng tới khả năng các trang được liệt kê trong chỉ số của công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một ví dụ:
Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy Google spider đang index nội dung của trang của A và thấy ở đây trang A có liên kết nội bộ đến trang đích là trang B và E. Tuy nhiên mặc dù trang C và D có thể là 2 trang quan trọng trong trang web, nhưng Google Spider không thể nào có thể truy cập vào 2 trang đó (hoặc thậm chí biết 2 trang đó có tồn tại hay không) vì các trang đó không có liên kết trực tiếp nào trỏ đến nó. Theo như Google thì có thể các trang đó không tồn tại nội dung quan trọng, có chứa các từ khóa quan trọng, và nếu điều hướng tốt sẽ giúp cho spider không thấy sự khác biệt nào giữa các trang trong trang web và giúp nó có thể thu thập dữ liệu tốt hơn. Và khi bạn giúp Spider có thể thu thập dữ liệu nhanh chóng nghĩa là bạn đang tối ưu để thân thiện với nó. Chắc chắn Google rất thích điều này.
Cấu trúc tối ưu cho một trang web sẽ trông tương tự như một kim tự tháp (dấu chấm trên đầu trang là trang chủ):
Việc cấu trúc trang như hình kim tự tháp sẽ giúp Spider có thể liệt kê các liên kết từ trang chủ đến bất kỳ trang nào trong website. Điều này rất có ích vì cho phép Spider di chuyển xuyên suốt toàn bộ trang web và do đó tăng khả năng xếp hạng cho mỗi trang web. Cấu trúc dạng này các bạn có thể dễ dàng thấy thằng được sử dụng phổ biến trong các trang web nổi tiếng như Amazon.com ,IMDB.com, vv …)
Nhưng làm cách nào để thực hiện điều này? Cách tốt nhất để có thể làm việc này đó là hãy bổ sung các liên kết nội bộ trong cấu trúc website của bạn. (Ví dụ: trong một bài viết hiện tại của bạn hãy tạo thêm các định dạng liên kết trỏ về trang chủ, các trang chuyên mục hoặc các bài viết trong cùng website để giúp Spider có thể di chuyển dễ dàng hơn.
Trong ví dụ minh họa trên, thẻ ở mục Start of link tag cho thấy việc bắt đầu của một liên kết. Thẻ liên kết có thể chứa hình ảnh, văn bản hoặc một hình thức nào đó, tất cả điều này giúp cho người dùng có thể click vào một điểm nào đó trên trang, giúp họ có thể di chuyển đến một trang khác. Đây chính là khái niệm ban đầu của Internet – “Siêu liên kết – Hyperlinks” Tiếp theo đó phần link referral location chính là vị trí xuất hiện liên kết các điểm, trong ví dụ này, http:// www.jonwye.com chính là URL được tham chiếu. Tiếp theo, phần có thể giúp người dùng có thể nhìn thấy được gọi là “anchor text” trong thế giới SEO, mô tả các trang liên kết được trỏ tới (các bạn có thể xem bài viết về anchor Text ngay trong ebook SEO VietMoz để hiểu rõ hơn). Và phần cuối cùng được gọi là tags đóng liên kết, điều này sẽ giúp cho các phần từ sau đó trong trang không có thuộc tính liên kết.
Tầm quan trọng của Internal Link đến với website của bạn
Có ba lý do chính khiến liên kết nội bộ trở lên quan trọng với bất kỳ website nào mà bạn cần biết:
- Dịch chuyển gí trị PA từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa tìm kiếm – SEO).
- Internal link cũng đóng vai trò giống như một hướng dẫn viên của website, lúc này Internal Link sẽ có nhiệm vụ điều hướng khách hàng truy cập vào các trang có giá trị cao và tăng tỷ lệ chuyển đổi giữa các trang.
- Giảm tỷ lệ thoát trang, tăng thời gian onsite trên trang web.
Bí quyết xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả?
- Build link từ các trang có chỉ số PA cao.
- Chuyển hướng truy cập của người dùng vào các trang đích có lượng chuyển đổi cao.
- Xây dụng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trong.
- Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
- Đặt liên kết nội bộ tại footer.
Chiến lược để xây dựng Internal link chất lượng.
- Lựa chọn, tập trung cho trang quan trọng muốn tăng thứ hạng.
- Liệt kê những trang có thứ hạng cao, có lượng traffic lớn, có nhiều backlink trỏ về, dự đoán thời gian kết thúc.
- Sử dụng keyword, anchor text mô tả thông tin chính về bài viết, trang đích.
(Bạn có thể đọc thêm, 6 chiếm lược sử dụng Internal link để cải thiện thứ hạng website)
Dưới đây là một số lý do cho thấy tại sao website có thể không được lập chỉ mục là do không thể truy cập:
Liên kết thông qua các form yêu cầu
Các form yêu cầu có thể bao gồm các yếu tố cơ bản như việc thả xuống (ở menu) hoặc các yếu tố phức tạp như biểu mẫu thu thập dữ liệu. Trong cả hai trường hợp, Google Spider sẽ không cố gắng tìm kiếm và lập chỉ mục bởi vì sẽ rất khó khăn Spider mới có thể thu thập được dữ liệu chứa trong các Form yêu cầu.
Liên kết thông qua các hộp thoại tìm kiếm nội bộ
Google Spider sẽ không cố gắng để thực hiện việc tìm nội dung và do đó, sẽ có rất nhiều trang được ẩn sau hộp thoại tìm kiếm nội bộ mà nó không thể tiếp cận.
Liên kết đặt trong Un-Parseable Javascript
Liên kết được xây dựng bằng cách sử dụng Javascript sẽ khiến Google Spider gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, vì thế Google khuyến khích chúng ta tạo những liên kết HTML tiêu chuẩn thay vì sử dụng Javascript làm liên kết.
Liên kết trong Flash hoặc các Plug-Ins
Các liên kết được nhúng bên trong Flash, Java Applet hoặc các Plug-ins thường không thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Liên kết trỏ đến các trang bị chặn bởi Robots Meta tag hoặc Robots.txt
Các tag Meta Robots và tập tin Robots.txt cho phép chủ sở hữu trang web có thể hạn chế Google Spider truy cập đến một trang nào đó.
Liên kết trong trang có hàng trăm hoặc ngàn nghìn liên kết.
Các công cụ tìm kiếm đều có một giới hạn khoảng 150 liên kết cho mỗi trang. Đây là giới hạn phần nào linh hoạt, và các trang đặc biệt quan trọng có thể có lên 200 hoặc thậm chí 250 liên kết, nhưng trong thực tế nói chung, hãy hạn chế số lượng liên kết trên trang trong khoảng 100 liên kết nội bộ thôi.
Liên kết trong các Frames hoặc I-Frames
Về mặt kỹ thuật, các liên kết trong cả Frames và I-Frames đều có thể thu thập dữ liệu, tuy nhiên cả hai cấu trúc hiện nay vẫn có nhiều vấn đề khiến Spider khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Chỉ một số ít người quản trị chuyên nghiệp với một sự hiểu biết kỹ thuật cực tốt, hiểu rõ được cách thức tìm kiếm của Google Spider mới có thể giúp Spider thu thập dữ liệu dễ dàng. Vì vậy không nên sử dụng những yếu tố này để kết hợp với các liên kết nội bộ.
Bằng cách sàng lọc các liên kết nội bộ trên trang web, tạo liên kết trong HTML đơn giản sẽ cho phép các Google Spider dễ dàng truy cập đến các trang nội dung của họ. Liên kết có thể có các thuộc tính bổ sung để các công cụ bỏ qua một số liên kết này, với ngoại lệ quan trọng của thẻ rel = “nofollow” tag.
Rel= “nofollow” có thể được sử dụng với cú pháp sau:
Về thẻ rel= “nofollow” mình sẽ dành thời gian để viết chi tiết hơn tại bài viết sau. Các bạn chú ý theo dõi thông tin trên http://vietmoz.net để được cập nhật nhé.
Lời khuyên của VietMoz trong bài Internal links?
Liên kết nội bộ là vô cùng quan trọng, thông qua việc liên kết và thói quen click chuột vào các liên kết này của người dùng Google sẽ biết được trang của bạn đang nói về chủ đề gì do đó Internal Link được xem là 1 trong những yếu tố SEO quan trọng bậc nhất. Các bạn hãy cố gắng tạo các liên kết nội bộ trong trang web của minh nhé.
Cách thức tối ưu Internal Link trong website
Thông thường khi ta xây dựng hệ thống liên kết cho website được phân chia ra làm hai loại rõ rệt với các chức năng và giá trị khác nhau đó là:
Liên kết nội bộ – Internal Link: Là loại liên kết thường được tạo ra trong quá trình làm SEO Onpage của các Webmaster, là những liên kết bên trong trong Website đó mà các đường link sẽ dẫn người dùng hay con bọ tìm kiếm của của bộ máy tìm kiếm đi tới các page khác thuộc cùng Domain đó.
Liên kết ngoài site: Liên kết ngoài đối với một website được chia làm hai loại:
- External Link: Là những liên kết từ website của bạn trỏ ra những website khác, nó như những phiếu bầu, bình chọn và có tính chất thông báo với các bộ máy tìm kiếm rằng: “chúng tôi bình chọn cho người này”
- Backlink: Backlink chính là những External Link từ những site khác trỏ về site của bạn. Backlink là những liên kết mà thông qua nó các site được trỏ về sẽ được những giá trị nhất định về độ uy tín tùy theo chất lượng của Backlink đó.
Trên các trang mạng hiện nay đã có quá nhiều các Website có đăng tải, cung cấp kiến thức về các loại link này, tuy nhiên đối với Internal Link thì thực sự là tôi chưa thấy bài nào mình ưng ý. Với bài viết này tôi xin được chia sẻ tới các bạn những cách thức xây dựng và điều hướng Internal Link tối ưu hiệu quả nhất, hy vọng các bạn sẽ thích bài viết này.
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết hay về link:
- Backlink là gì – Những yếu tố nào đánh giá backlink chất lượng
- 10 lời khuyên tốt nhất cho SEO Backlink
Bản chất của Internal Link:
Bản chất của Internal Link là tối ưu sức mạnh nội lực trong bài viết cũng như trong Website, Thông thường đối với một page của một Website thì ta phải đặt một số loại Internal Link tới các page khác nhau, điều này đồng thời giúp tối ưu cho quá trình sử dụng của người dùng cũng như con bọ của bộ máy tìm kiếm.
Nếu như trước kia ta thường tập trung vào việc xây dựng backlink thì ngày nay Google đánh giá rất cao với những website áp dụng kỹ thuật tối ưu Internal Link tốt. Internal Link có rất nhiều lợi ích mà trong đó phải kể đến việc nó giúp website có chỉ số PR đồng đều (nghĩa là không phải chỉ trang chủ có PR) hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index…v.v..
Lên kế hoạch cho chiến lược xây dựng liên kết
nội bộ
Trong quá trình làm SEO, nếu bạn đã quyết định “focus” vào một trang nào đó với một vài từ khóa nhất định thì trước tiên hãy liệt kê ra như:
- Bạn sẽ phải xác định xem từ khóa và landing page mà bạn muốn đẩy top.
- Tìm danh sách các trang thứ hạng cao, nhiều traffic và có nhiều backlink chất lượng trỏ về.
- Xác định thời gian và số lượng cho chiến thuật này…Sau khi đã có các dự tính cơ bản, lúc này việc quan trọng tiếp theo của bạn là viết bài, và vận dụng các nguyên tắc dưới đây để có thể tối ưu được sức mạnh trong trang và điều hướng tốt cho người dùng cũng như con bọ tìm kiếm.
Bước 1: Đặt Internal Link tại các Page có nhiều Backlink chất lượng trỏ về
Giống với việc bạn chơi thân thiết với những người nổi tiếng, chắc chắn cũng sẽ có nhiều người biết đến bạn. Trong việc đặt Internal Link cũng vậy, đặt link tại những trang có nhiều phiếu bầu, nhiều giá trị từ những nơi khác trỏ về thì Internal Link đó cũng có những giá trị rất cao, việc quan trọng của bạn ở đây chỉ còn là phân phối giá trị sức mạnh đó đi đâu cho hiệu quả thôi.
2. Số lượng internal link và trang trỏ tới trong website
Dựa trên hành vi người dùng và các đánh giá từ bộ máy tìm kiếm cũng như quá trình trải nghiệm thực tế các dự án trong quá trình làm SEO, chúng tôi đúc rút ra những quy tắc chung dưới đây để tạo Internal Link hiệu quả và được đánh giá cao trong một bài viết:
- Internal Link trỏ về trang chủ.
- Internal Link trỏ về Category chứa nó.
- Internal Link trỏ về Category khác.
- Internal Link trỏ về các bài viết trước nó, sau nó.
- Internal Link trỏ về bài viết trong Category khác.
- Internal Link trỏ về chính nó.
- Ngoài ra các bạn có thể thêm một vài link về các thông tin liên quan hoặc nổi bật khác tùy vào bài viết hoặc lĩnh vực hoạt động của bạn.Với hình thức tạo Internal Link một cách bao quát trên, nó sẽ giúp cho website của bạn có những chỉ số PR đồng đều giữa các page hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index…v.v..
Tuy nhiên với từng này loại Internal Link thì không phải với bài viết nào bạn cũng có thể đặt được tất cả chúng, điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải nắm bắt được hành vi của người dùng, bạn hãy nghĩ xem người đọc thực sự muốn tìm thấy điều gì trong nội dung của bạn. Đúng lúc họ có nhu cầu, thì hãy thêm vào một link để họ tìm thấy nhiều hơn nữa…
3. Thông thường bạn nên đặt các Link vào những thời điểm như:
Ví dụ đối với một trang bán hàng:
- Một thông tin về trợ cấp hoặc những ưu đãi hay khuyến mãi đặc biệt, link sẽ hướng dẫn người đọc chi tiết cách làm thế nào để có thể nhận được những ưu đãi này.
- Một mô tả về sản phẩm, link sẽ là bước tiếp theo để mua hàng. Đây là hình thức thường xuyên trong website thương mại điện tử, thế mà có những trang bán hàng tìm hoài mà chẳng thấy nút mua hàng ở đâu.
- Một chủ đề tổng quan, khái quát chung, link sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết hơn cho người đọc
Ngoài ra bạn đừng quá tham lam khi đặt Internal Link, hãy biết dừng đúng chỗ, hãy đặt Link khi người dùng thật sự muốn nó.
Trên đây là bài viết về Cách thức tối ưu Internal Link trong website, hy vọng với bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức giúp bạn tối ưu website của mình hiệu quả hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay về link tại:
Công cụ liên quan
mozBar
mozBar giúp xem các số liệu có liên quan SEO khi bạn lướt web được dễ dàng hơn.
Open Site Explorer
Open Site Explorer là một công cụ miễn phí cung cấp cho quản trị web khả năng nhìn thấy lên đến 10000 liên kết tới bất kỳ trang web hoặc trang web thông qua chỉ số web Linkscape.
Tài liệu tham khảo thêm
The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine
Nghiên cứu thuật toán PageRank gốc bài báo được viết bởi người đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin.
Webmaster Guidelines
Tài liệu chính thức của Google nói về việc xây dựng các trang web thân thiện của Google.
Text Links and PageRank
Matt Cutts, người đứng đầu của nhóm Webspam tại Google, suy nghĩ về siêu liên kết liên quan đến SEO và Google..
Hướng dẫn liên quan
Dao tao Seo, Khoa hoc Seo tai Ha Noi – Đào tạo SEO VietMoz
Đăng ký một khoá học SEO tại VietMoz để được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về cách làm SEO
9 bình luận
đã đọc, thanks thớ nhé
ad có thể giúp mình cụ thể hơn được không? mình mới làm nên cũng chưa hiểu lắm ad ạ.
http://sacmacbook.vn
thank ad trước nhé./.mình mới học SEO dc 1 tuần :(( nhưng mình thấy những người làm SEO lâu năm khuyên nên viết nhiều bài viết chất lượng và đi link nội bộ để SEo đc bền vững
Bạn có mình hỏi đi link nội bộ là như thế nào vậy
Đi link nội bộ trong bài viết hay phần bài viết liên quan nó tự sinh ra vậy bạn
đi link nội bộ để giảm tỉ lệ thoát của trang rất hiệu quả
Một bài viết rất hay cho bản thân mình và mọi người. Cám ơn anh đã chia sẻ
Mình đặt link nội bộ của các sản phẩm với nhau, có nên chèn thêm link về tin tức nữa ko Nam? Hay chỉ nên liên kết với cùng thể loại thôi?
thanks bạn nhà bài viết hay lắm mh cũng đang sữa site theo cách bạn chỉ