Có nhiều bạn từng hỏi tôi là : “Featured Snippets là gì? Em có thể đánh dấu trang web của em hiển thị lên Featured Snippets được không “.
Và thời điểm đấy tôi trả lời thẳng thừng một câu đơn giản là : ” Thời điểm này bạn không thể “.
Nhưng ở thời điểm hiện tại tôi có thể khẳng định với bạn rằng:
Tối ưu Featured Snippets là một trong những kỹ thuật Onpage SEO không thực sự khó, thậm chí nó còn khá dễ để thực hiện!
Xem thêm: Quá trình update Featured Snippet của Google
Tất cả những gì bạn cần đó là một hướng dẫn cụ thể và chính xác, còn lại là quá trình bạn thực hiện và tận hưởng thành quả từ những nỗ lực của mình.
Thông thường thì để có được những một hướng dẫn cụ thể và chất lượng như vậy, thì bạn sẽ cần bỏ ra chút thời gian và chi phí tham gia vào các khóa học đào tạo SEO chứ chẳng dễ gì được share free đâu.
Nhưng hôm nay tôi muốn để dành bài viết này đẻ chia sẻ với các bạn các cách để bạn có thể tối ưu Featured Snippet đưa từ khóa lên TOP 0 của Google cùng với đó là một số điều kiện để có thể lên TOP 0 hiệu quả mà tôi đúc kết được trong nhiều năm làm SEO, mọi thứ sẽ được chia sẽ trong bài này.
Hãy nghiên cứu kỹ bài viết và làm theo cẩn thận nhé.
Fearured Snippet là gì?
Featured Snippet hay TOP 0 hoặc Đoạn trích nổi bật của Google là những tên gọi thường được sử dụng để nói về những kết quả tìm kiếm nổi bật được trích từ một đoạn trong bài viết, tiêu để, hình ảnh/video hoặc có thể là url trỏ ngược về bài viết, trong TOP 10 kết quả tim kiếm trên trang nhất Organic Search của Google.
Chắc chắn là bạn đã thấy Featured Snippet có dạng kiểu như một đoạn trích như này vô số lần khi search google tìm kiếm thông tin rồi đúng không?
Vị trí này được Google tạo ra nhằm giúp người dùng giảm bớt được thời gian tìm kiếm kiếm mà vẫn có được những câu trả lời hữu ích nhất cho truy vấn của người dùng một cách đầy đủ và súc tích. Bên cạnh đó, nếu website của bạn được hiển thị trên top 0 hay Feature snippets thì website sẽ được hiển thị 2 lần trên SERPs. Bài viết này dựa trên kết quả Featured snippets hiển thị trên 12.65% truy vấn tìm kiếm của người dùng, số liệu được lấy từ RankRanger.
Google thường lấy những nội dung này từ content của những kết quả top đầu công cụ tìm kiếm. Featured snippet giúp cung cấp thông tin cần thiết cho người dùng ngay lập tức để họ không cần phải bấm vào bài viết để coi và tìm kiếm.
Từ trước cho đến nay Google cũng đã cung cấp các kết quả tương tự như top 0. Google đã ra mắt Knowledge Graph (đồ thị tri thức) vào năm 2012 và Answer Box vào năm 2013. Tuy nhiên, những kết quả này được lấy từ cơ sở dữ liệu của chính Google. Còn đối với Featured snippets thì lại khác, đây là kết quả đến từ website của bên thứ 3, hay nói cách khác là website của người dùng.
Kể từ khi ra mắt năm 2014 cho đến năm 2016, các Featured snippets đã phát triển gấp 4 lần, dữ liệu được lấy từ nghiên cứu của SEMrush:
Các loại Featured Snippets phổ biến bao gồm:
- Đoạn văn (với truy vấn What is this – Cái này là gì?) – Dạng phổ biến hay gặp nhất
- Danh sách hay các bước thực hiện (với truy vấn How… – như thế nào/cách làm/hướng dẫn?)
- Bảng
- Hình ảnh
- Biểu đồ
SEMrush đã phân tích hơn 10 triệu truy vấn và đưa ra được tỷ lệ đối với các Featured snippets như sau:
Bây giờ chắc bạn đã hiểu khái niệm về featured Snippet là gì rồi. Vậy còn Rich Snippets thì bạn đã nghe qua bao giờ chưa? Bạn có biết được rằng Featured Snippet và Rich Snippet có liên hệ gì với nhau hay không?
Featured Snippet và Rich Snippets?
Rich Snippets (hay thẻ Rich) là các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic) được các công cụ tìm kiếm trả về dưới dạng hình thức đánh giá bằng dấu sao, hình ảnh, nhằm giúp website/bài viết trở nên nổi bật và thu hút người dùng truy cập.
Trong khi đó, Featured Snippet lại là câu trả lời cho các truy vấn chỉ xuất hiện ở TOP 0 trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
Tại sao nên tối ưu Featured Snippet?
Đơn giản là vì nó mang lại quá nhiều lợi ích cho bạn
- Keyword không nhất thiết phải thuộc TOP 10 mới lọt được vào Featured Snippet. Không thiếu các trường hợp từ khóa nằm ở mãi trang 5 vẫn có thể bay vút lên TOP 0 được.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu cũng như độ hiển thị trên SERPs
- Gia tăng đáng kể lượng traffic truy cập vào website. Trong nhiều trường hợp, vị trí TOP 0 còn có tỉ lệ CTR (Click Through Rate) cao hơn cả vị trí top 1.
Ưu điểm và nhược điểm của Featured Snippets
Ưu điểm của các đoạn trích nổi bật
Với một đoạn trích nổi bật, website của bạn sẽ nhận được rất nhiều thứ mà bất cứ website nào cũng muốn đạt được. Một số lợi ích mà các đoạn trích nổi bật đem lại cho website khi hiển thị trên top 0 của Google là:
- Traffic đến website nhiều hơn
- Tăng khả năng hiển thị trên SERPs
- Độ uy tín sẽ cao hơn
Nhược điểm của các đoạn trích nổi bật
Không thể phủ nhận ưu điểm mà các đoạn trích nổi bật đem lại rất lớn. Tuy nhiên, từ chính những ưu điểm này cũng sẽ sinh ra các nhược điểm không thể tránh khi lên top 0 của Google. Cái giá mà một website phải trả khi hiển thị trên featured snippet của Google với câu trả lời tốt nhất cho một truy vấn đó chính là CTR.
Ahrefs đã phân tích trên 2 triệu featured snippest và đưa ra được 2 trường hợp giảm thiểu CTR như sau:
Trường hợp 1:
Các đoạn trích nổi bật có thể giúp gia tăng đáng kể CTR website của bạn khi website của bạn có vị trí thấp hơn các vị trí đầu tiên. Đó là ưu điểm của lớn nhất của featured snippet. Tuy nhiên, các đoạn trích nổi bật cũng mang đến ảnh hưởng cho website của bạn đó là giảm thiểu CTR của website có thứ hạng đầu tiên. Bởi vì người dùng đã tìm được câu trả lời tốt nhất với truy vấn của họ thông qua Featured snippets mà không cần phải click vào website.
Trường hợp 2:
Các Featured snippet có thể sẽ làm giảm CTR tổng thể của tất cả các kết quả tìm kiếm tự nhiên xuất hiện trên SERPs.
Đoạn trích nổi bật là cách ngắn nhất để bạn có được vị trí cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Nếu bạn nằm trong trang 1 nhưng lại xếp ở vị trí từ 2 – 5 thậm chí có thể nằm ở vị trí số 10 thì sẽ rất khó để lên top 1 nhằm lấy được nhiều traffic hơn. Tuy nhiên có một cách khác để bạn có thể giải quyết được vấn đề này thay vì tốn nguồn lực, thời gian và công sức cho vị trí số 1 thì bạn có thể đạt vị trí top 0.
Hình ảnh dưới đây là cách hiển thị của Featured snippets trên mobile.
Bạn có thể thấy rằng, các đoạn trích nổi bật sẽ chiếm toàn bộ không gian trên màn hình điện thoại. Ngay sau đó, với cùng một truy vấn bằng giọng nói thì chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Nếu bạn là một người không có nhiều thời gian thì đây sẽ là kết quả đầu tiên và cũng là kết quả duy nhất mà bạn cần. Các đoạn trích nổi bật là kết quả mà tất cả các website cần trong thế giới đang chuyển dần sang sử dụng thiết bị di động. Khi mà lúc này người dùng sẽ cần nhận được thông tin hữu ích ngay lập tức với truy vấn của họ.
4 bước giúp bạn tối ưu Featured Snippet
Việc đầu tiên bạn cần phải làm trước khi đi vào chi tiết các bước thực hiện đó là tìm hiểu xem mình có thực sự cần các đoạn trích nổi bật cho bất kỳ trang nào của bạn hay không. Nếu website cảu bạn có khả năng cung cấp các câu trả lời hữu ích cho bất kỳ truy vấn thường xuyên nào của người dùng. Thì việc hiển thị trên top 0 của Google là thực sự cần thiết.
Bước 1: Kiểm tra chỉ số tương tác
Như đã đề cập ở trên, các featured snippet thường không ổn định. Vì vậy, nếu bạn được xuất hiện trên top 0 của Google không có nghĩa là nó sẽ nằm mãi ở vị trí đó. Google sẽ luôn luôn lựa chọn câu trả lời khác hay hơn website của bạn cho truy vấn của người dùng.
Larry Kim đã giải thích bằng thí nghiệm với các trang có thứ hạng thấp để đạt được top 0. Sau khi phân tích khoảng 50 trang với các điều kiện khác nhau, ông đã đưa ra kết luận rằng CTR và thời gian phiên cao sẽ giúp website lên được top 0.
Chính điều này cũng đã được Google áp dụng vào Adwords để xác định xem vị trí của quảng cáo sẽ nằm ở đâu.. Tuy nhiên, đối với quảng cáo adwords thì sử dụng công thức điểm chất lượng. Chính Google cũng đã tuyên bố rằng CTR là thành phần quan trọng nhất vì nó giúp Google hiểu được quảng cáo bài có liên quan trực tiếp đến người dùng. Trong một bài viết trên blog, Google cũng đã tiết lộ rằng:
“Để xuất hiện bên trên kết quả tìm kiếm tự nhiên thì quảng cáo phải đáp ứng được một ngưỡng chất lượng nhất định. Trước đây, nếu xếp hạng quảng cáo cao nhất không đáp ứng được ngưỡng chất lượng thì chúng tôi có thể sẽ không hiển thị bất kỳ quảng cáo nào trên kết quả tìm kiếm. Với update này, chúng tôi sẽ cho phép quảng cáo đáp ứng ngưỡng chất lượng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm ngay cả khi nó phải vượt qua các quảng cáo khác để làm việc đó. Ví dụ, giả sử quảng cáo ở vị trí số 1 phía bên phải của trang không có điểm chất lượng đủ cao để xuất hiện phía trên kết quả tìm kiếm nhưng quảng cáo ở vị số 2 thì có. Hiện tại, quảng cáo ở vị trí số 2 có thể nhảy qua quảng cáo số 1 và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Thay đổi này đảm bảo rằng chất lượng đóng một vai trò thâm chí còn quan trọng hơn trong việc xác định các quảng cáo hiển thị ở những vị trí nổi bật.”
Để hiểu rõ hơn, WordSream đã thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa CTR và Điểm chất lượng.
Làm thế nào để kiểm tra được các chỉ số tương tác
Sử dụng Google Analytics để kiểm tra các trang có thể được trích theo quan điểm của bạn. Nếu bạn thấy chỉ số tương tác như số trang truy cập, CTR, thời lượng phiên, khách truy cập mới, số trang truy cập,…) thấp hơn so với trung bình. Thì có nghĩa là trang này không phải là trang mà người dùng thực sự tìm kiếm hay thực sự cần.
Để có thể có cơ hội hiển thị trên top 0 Google, nôi dung của bạn phải thực sự hay và có thể đáp ứng được truy vấn của người dùng. Bởi vì Google luôn cố gắng đem đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm tốt nhất nên chắc chắn sẽ không chọn trang có chỉ số thấp là câu trả lời cho truy vấn đó.
Bước 2: Làm cho nội dung của bạn có thể được trích
Có thể trên internet có rất nhiều người đề cập đến cách lên top 0 của Google, khi bạn đọc các mẹo đó thì đều sẽ nhắc đến việc bạn phải tạo được một nội dung tốt. Nội dung tốt là một điểm quan trọng, tuy nhiên chỉ như thế thì sẽ chưa đủ. Bạn phải cho Google thấy được rằng bài viết của bạn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho các truy vấn khác nhau của người dùng.
Làm thế nào để làm nội dung có thể được trích
Sau khi bạn tìm được các trang quan trọng để đẩy lên top 0 Google ở bước số 1, bạn phải cấu trúc dữ liệu để làm cho bài viết của bạn hấp dẫn với Google. Hãy tham khảo về công thức kim tự tháp ngược dưới đây:
- Bắt đầu với những thông tin quan trọng nhất để trả lời câu hỏi: Who? What? When? Where? Why? và How?
- Các bài viết dạng so sánh, định nghĩa, cách làm thường được Google ưu tiên cho vào Featured Snippet
- Thêm nhiều thông tin chi tiết hơn ngoài câu trả lời trực tiếp và thêm các hình ảnh hỗ trợ trực quan.
- Tổng hợp thêm các ví dụ hoặc các case study cụ thể.
Xem thêm: Quy trình hướng dẫn audit content bứt phá thứ hạng
Nghiên cứu các câu hỏi
Đầu tiên, trước khi trả lời các câu hỏi thì bạn phải xác định được một câu nói đơn giản mà người dùng có thể tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nên tránh các câu hỏi sẽ trả về kết quả là Biểu đồ tri thức. Hay nói rộng hơn là nên tránh các câu hỏi có câu trả lời trực tiếp từ cơ sở dữ liệu của Google.
Khi bạn đặt ra một câu hỏi và việc trả lời câu hỏi đó là một vấn đề rất đơn giản thì chắc chắn rằng câu trả lời sẽ được lấy ra từ chính Google. Hay nói cụ thể hơn thì có thể câu trả lời với truy vấn của người dùng sẽ được hiển thị dưới dạng Đồ thị tri thức. Vì vậy, để có thể hiển thị được một Featured snippets thì bạn nên nghĩ ra một câu hỏi phức tạp hơn.
SEMrush đã phân tích 100.000 từ khóa và đã rút ra được rằng độ dài trung bình của một cụm từ tìm kiếm có thể được hiển thị với Featured snippets là khoảng 6 từ.
Sau khi bạn đã lựa chọn được các câu hỏi hoàn thiện, hãy kiểm tra các kỹ thuật để kiểm tra các tính chất có thể kích hoạt một đoạn trích nổi bật:
- 5W (Who, What, When, Where, Why) + How?
Trong trường hợp này, Why và How là các câu hỏi có thể dễ dàng đạt được Featured snippets. Bởi vì các câu hỏi này cần được giải thích một cách cặn kẽ và không thể trả lời một cách đơn giản bằng dữ liệu lưu trữ của Google.
Câu hỏi Why – Tại sao thường sẽ có thể dễ dàng tạo ra một featured snippets như ví dụ bên dưới với truy vấn “why are rain clouds dark? – Tại sao những đám mây mưa lại màu xám?”.
Câu hỏi How – Làm thế nào, thường sẽ hiển thị Đoạn trích nổi bật ở dạng những lời khuyên, thường sẽ hiển thị một danh sách dạng list. Ở truy vấn dưới đây, là truy vấn “How to view Solar Eclipse? – Làm thế nào để xem nhật thực?”.
- Truy vấn What is this? – Cái này là gì?
Thông thường, người dùng sẽ không tìm kiếm với một từ khóa là câu hỏi nhưng ham ý trong truy vấn của họ mang nghĩa một câu hỏi. Ví dụ: Truy vấn của bạn là “CTR” nhưng câu hỏi trong đầu của bạn là “CTR là gì?”. Và tất nhiên, Google cũng sẽ có có thể sẽ nhận biết được truy vấn của bạn như một câu hỏi ngụ ý.
Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý vì đối với các truy vấn đơn giản thì sẽ hiển thị một từ điển thay thế, thay vì một đoạn trích nổi bật. Vì vậy, việc lựa chọn câu hỏi phù hợp rất quan trọng. Nên đặt ra những câu hỏi mà yêu cầu cần có kiến thức chuyên môn để một định nghĩa đơn giản của từ điển không thể phù hợp.
- People also ask?
Một cách khác để có thể hiển thị Featured snippets đó là tham khảo định dạng Answer box trên SERP.
Qua các gợi ý bên trên, bạn đã biết được những loại câu hỏi nào sẽ được hiển thị dưới dạng đoạn trích nổi bật. Từ đó, bạn có thể xây dựng nội dung xung quanh những câu hỏi đó một cách dễ dàng.
Xem thêm: Khái niệm E-A-T là gì trong SEO
Bước 3: Tối ưu định dạng
Một nội dung hay và được tối ưu một cách hợp lý sẽ giúp cho Google thu thập thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả để hiển thị dưới dạng một đoạn trích nổi bật. Bạn cần phải tối ưu HTML để có thể hướng dẫn Google để những vị trí cần thiết để lấy dữ liệu về câu trả lời cho answer box.
Việc tối ưu định dạng tốt còn giúp bạn lấy được vị trí top 0 trên Google từ những website có định dạng chưa được tối ưu. Hoặc nếu bạn đang hiển thị trên top 0 Google thì việc tối ưu định dạng sẽ giúp bạn giữ được thứ hạng này lâu hơn.
Làm thế nào để tối ưu định dạng
Để tối ưu định dạng một cách tốt nhất, bạn nên chú ý đến những ý sau đây:
1. Định dạng lý tưởng
Hãy thử định dạng trang mà bạn muốn hiển thị với Featured snippets theo các loại chính của đoạn trích nổi bật như sau:
- Paragraphs
- Hãy suy nghĩ về những câu trả lời ngắn gọn để trả lời một truy vấn của người dùng – Google đang có xu hướng thích những câu trả lời ngắn gọn và súc tích nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin.
- Mỗi đoạn trả lời nên có khoảng 40 – 50 từ để vừa mới answer box.
- Định dạng đoạn văn này trong mã HTML thẻ <p>.
- Đặt đoạn văn này ngay bên dưới tiêu đề bài viết, hay còn có thể gọi là đoạn mở đâu hoặc sapo.
- Table
- Google thích đưa định dạng bảng vào các đoạn trích nổi bật vì chúng dễ hiểu hơn và được trình bày đẹp hơn so với định dạng paragraphs.
- Đánh dấu định dạng bảng trên trang của bạn bằng thẻ <table>.
- List/steps
- Sử dụng định dạng list bên dưới tiêu đề trên bài viết của bạn.
- Cung cấp một list tiêu đề phù hợp với các từ khóa được nhắm mục tiêu.
- Bạn có thể định dạng văn bản của bạn với tiêu đề phụ (H2) một cách hợp lý. Sau đó, Google sẽ đưa các tiêu đề phụ của bạn và liệt kê chúng theo dạng list.
- Các Featured snippet của định dạng list có thể rất phức tạp. Việc hiển thị câu trả lời cho truy vấn của người dùng dưới dạng list sẽ kích thích người dùng click vào website của bạn. Bởi vì họ cần biết những thông tin chi tiết theo list trong bài viết của bạn.
2. Câu trả lời rõ ràng
Nếu nội dung trên trang của họ quá dài để hiển thị trong answer box. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể chia nhỏ thành các đoạn – paragraphs, danh sách – list hoặc bảng biểu – table.
Trong trường hợp bạn đưa ra khá nhiều câu hỏi mục tiêu vào trong bài thì bạn có thể thêm phần hỏi đáp mà trong đó các câu hỏi liên quan sẽ được đưa ra và kèm theo đó là các câu trả lời đã được tối ưu định dạng lý tưởng.
Nếu nội dung website của bạn được cập nhật thường xuyên, hãy sử dụng thẻ “cập nhật lần cuối”. Trong trường hợp này, Google sẽ hiểu rằng nội dung của bạn đang được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, Google sẽ đánh giá cao tính update content trên bài viết của bạn.
Bước 4: Yêu cầu Google index lại website
Cách tốt nhất và nhanh nhất để Google lập chỉ mục website của bạn đó chính là Google Search Console. Dựa vào Google Search Console, Google có thể ngay lập tức thu thập dữ liệu website của bạn. Điều này có nghĩa là sau khi bạn tối ưu theo các bước mà chúng tôi hướng dẫn ở trên, website của bạn có thể được hiển thị trên top 0 Google ngày lập tức.
Làm thế nào để Google index lại website
Sau khi tối ưu website của bạn như hướng dẫn của chúng tôi và bạn tự tin rằng website của bạn đã được tối ưu cho top 0 Google, hãy thực hiện theo các bước sau đây:
1. Đăng nhập vào Google Search Console
2. Click vào “Crawl – Thu thập dữ liệu”, sau đó click vào “Fetch as Google – Tìm nạp như Google”.
3. Nhập đường dẫn website của bạn sau đó click vào “Fetch – Tìm nạp”.
4. Đường dẫn trên sẽ được thêm vào bảng. Sau đó bạn có thể click vào “Request Indexing – Yêu cầu lập chỉ mục”.
>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết sử dụng Google Webmaster Tools
Những điều kiện CẦN CÓ để đạt TOP 0 Google
Keyword của bạn cần nằm trong TOP 10
Nếu bạn để ý sẽ thấy phần lớn các kết quả trên Featured Snippets đều được xếp hạng trong top 10, rất hiếm khi các kết quả này nằm ngoài top 10 có thẻ nên được top 0 nhưng không phải là không có.
Do đó ta có thể đưa ra kết luận rằng điều kiện để đạt top 0 thì ít nhất trang web của bạn cần phải nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu.
Keyword phải được Google hỗ trợ hiển thị trên Featured Snippets
Không phải bất kỳ keyword nào cũng có khả năng được Google ưu tiên hiển thị trên top 0, điều này chắc bạn cũng đã biết rồi. Sẽ có những từ khóa được Google ưu tiên hiển thị và những từ khóa không được hỗ trợ hiển thị trên top 0 Google.
Để kiểm tra xem keyword của liệu có khả năng được ưu tiên hiển thị trên đoạn trích nổi bật hay không, bạn có thể sử dụng đế công cụ nghiên cứu từ khóa “Keyword Explorer” của Ahrefs.
Bước 1: Đầu tiên hãy truy cập vào công cụ Keyword Explorer trên Ahrefs và nhập từ khóa mà bạn muốn kiểm tra vào và ENTER.
Bước 2: Lựa chọn Phrase match hoặc Having sam terms và Export (các bước thực hiện giống như cách lên outline bài viết chuẩn SEO)
Bước 3: Kiểm tra file keyword bạn vừa tải về, và hãy dành sự chú ý đến cột SERP Features.
Tại cột SERP Features cho bạn biết được những từ khóa nào có khả năng được xếp hạng ưu tiên trên top 0 cùng với dạng hiển thị của từng từ khóa đó.
Đến đây thì bạn chỉ cần lọc các từ khóa mà trong lĩnh vực của mình và kiểm tra xem những keyword đó có khả năng được xếp hạng ưu tiên hay không thôi.
Tối ưu lại những gì đối thủ đang làm được
Nếu bạn để ý thì trong một số đoạn trích nổi bật sẽ hiển thị cùng với dấu “3 chấm” ở cuối cùng. Với những đoạn trích như vậy bạn chỉ cần copy lại đoạn trích đó của đối thủ rồi viết theo văn phong của mình (nhưng vẫn giữ lại toàn bộ ý nghĩa), và tối ưu lại để đoạn trích đó hiển thị được toàn bộ trên đoạn trích nổi bật.
Kết luận
Tóm lại, tất cả những gì người dùng cần là một nội dung hữu ích, đáp ứng được truy vấn tìm kiếm của họ. Và tất nhiên, Google cần những gì người dùng cần. Bài viết này của tôi đề cập đến cách SEO top 0 một từ khóa trên Google. Tuy nhiên, mục đích chính không phải để bạn cạnh tranh top 0 với những người khác. Mà mục đích chính là cũng cấp những thông tin mà người dùng thực sự cần một cách đơn giản với các định dạng phù hợp.
Duy Harry – SEO Junior VietMoz
* Bài viết tham khảo từ Blog của link-assistant.com
* Bài viết sử dụng một số thông tin và hình ảnh từ Google
Bạn vừa xem bài viết “Hướng dẫn SEO top 0 của Google nhanh nhất mà không phải ai cũng biết”
Ghi rõ nguồn http://vietmoz.net khi đăng tải lại bài viết này!