Tổng quan về thuật toán
Từ “Edge” được định nghĩa như là tất các hoạt động trên facebook mà có khả năng xuất hiện trên newfeed của người dùng, bao gồm: like, comment, share, tags hoặc bất kì hành động nào của người dùng. Facebook tối ưu thuật toán này để lọc các kết quả xuất hiện trên newfeed của người dùng liên quan vì không phải bất kì hành động nào cũng đều được xuất hiện.
Các nhân tố của thuật toán
Thuật toán bao gồm 3 thành phần chính: Affinity (mối quan hệ), Weight (Loại bài post) và Decay (Thời gian post) thủ thuật tăng edgerank.
Edge Affinity
Mối quan hệ (kết nối) “Affinity” được đo lường bởi các mối quan hệ mà bạn có với những người tạo ra “Edge”. Nếu mối quan hệ này càng gắn kết (tương tác với nhau thường xuyên, cùng tương tác hoặc sở thích nào đó) thì điểm số Affinity càng cao. Ví dụ nếu bạn có một số lượng lớn bạn bè mà like cùng 1 page thì những hành động “like” của những bạn này sẽ hiển thị trên newfeed của bạn.
Edge Weight – Loại bài post
Có 2 loại Weight: post và interaction (tương tác). Post là bao gồm các dạng như: photo ,video, link, status trong đó photo là dạng có trọng số cao nhất. Trong khi interaction bao gồm: Share, comment và like trong đó Like có trọng số thấp nhất.
Time Decay
Một story (nội dung có khả năng xuất hiện trên newfeed) quá lâu sẽ không có khả năng xuất hiện trên newfeed. Facebook không sắp xếp các story theo thứ tự thời gian làm yếu tố chính, tuy nhiên yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến việc xuất hiện trên newfeed…
EdgeRank cũng tương đương với độ Reach (khả năng tiếp cận của 1 bài viết đến một lượng người nhất định)
Khi mà EdgeRank được sử dụng để quyết định xem một bài viết có thể tiếp cận tới bao nhiêu người thì kết quả này cũng tương đượng như độ Reach.
Tăng edgerank
7 kinh nghiệm tăng hiệu suất của thuật toán EdgeRank từ đó tăng hiệu quả của các chiến dịch facebook marketing.
1. Chất lượng nội dung
Khi mà thuật toán EdgeRank ảnh hưởng trực tiếp đến Engagement Rate (tỉ lệ tương tác), nếu bài post nào có tỉ lệ tương tác càng lớn thì khả năng xuất hiện trên newfeed của người dùng càng lớn.
2. Tuân theo luật
Nếu sử dụng các phương pháp không chính thống để tăng hiệu quả thì sẽ chỉ có tác dụng trong thời gian, tuy nhiên nếu có nhiều người report với facebook về cách bạn làm thì khả năng bị phát sẽ rất cao từ đó giảm uy tín của brand.
3. Định dạng bài post
Photo và video là các định dạng có khả năng tương tác cao với người dùng tuy nhiên vẫn còn các định dạng khác như link hoặc status
4. Post bài thường xuyên
Hơn 90% lượng fans chưa bao giờ trở lại fanpage sau khi Like. Vì vậy bạn phải post thường xuyên để giữ chân các fans này nhưng cũng không nên quá nhiều mà khiến fans cảm thấy bị ngợp.
5. Thời gian post bài
Bạn phải tìm ra thời điểm mà người dùng tương tác nhiều nhất để post bài vào thời điểm đó.
6. Tỉ lệ trả lời fans
Social media là kênh tương tác 2 chiều vì vậy tránh tạo ra quá nhiều giao tiếp một chiều bằng các quảng cáo hoặc chỉ post bài mà phải thường xuyên trả lời các câu hỏi từ phía người dùng hoặc các tương tác trên các bài post.
7. Theo dõi thường xuyên
Bạn phải thường xuyên đo lường, phân tích và tối ưu chiến lược post bài cũng như phân tích các đối thủ cạnh tranh vì hành vi của người dùng và thuật toán của facebook luôn luôn thay đổi.