Năm bước tiến trong SEO có lợi cho người làm nội dung Web
Nhờ quyền tự xuất bản và sự phát triển của các mạng xã hội, thế giới đang ngập chìm trong thông tin. Google nói: “hãy đơn giản mọi thứ để người dùng có thể tìm thấy chính xác cái họ cần”. Ngày nay, chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm và xem kết quả ở trang hiển thị kết quả chung hoặc trên những phân khúc nhỏ. Chúng ta có thể thấy kết quả tìm kiếm của một người hoàn toàn xa lạ, người quen hay từ cả hai phía.
Trước đây các kết quả tìm kiếm chỉ kết nối từ khóa với các websites. Ngày nay, cùng với nỗ lực đơn giản hóa bước tìm kiếm, Google còn liên kết từ khóa với các mạng xã hội, hành vi người dùng và các tác giả. Sau đây là năm hướng thay đổi trong hiện tại và lý do vì sao nó có lợi cho người sáng tạo nội dung.
I. Cá nhân hóa tìm kiếm
Người dùng chắc hẳn đã quen với những kết quả tìm kiếm khách quan trên trang kết quả tìm kiếm, giờ đây Google cung cấp thêm cả những kết quả “chủ quan” nhờ chế độ cá nhân hóa tìm kiếm. Khi đăng nhập vào Google với chế độ tìm kiếm cá nhân bật, bạn sẽ thấy các kết quả tìm kiếm hiển thị dựa vào lịch sử duyệt Web cũng như những nội dung được tạo ra và chia sẻ bởi các kết nối của bạn trên mạng xã hội.
Chế độ cá nhân hóa hoàn toàn có thể thay đổi những gì bạn nhìn thấy trong các tìm kiếm thông thường hoặc ảnh. Dưới đây là sự khác biệt giữa kết quả cho từ khóa “how to use twitter” khi có và không sử dụng chế độ tìm kiếm cá nhân:
không bật chế độ tìm kiếm cá nhân hóa
Với tìm kiếm cá nhân được bật lên, kết quả sẽ như dưới đây:
bật chế độ tìm kiếm cá nhân hóa
Kết quả của hai vòng tìm kiếm ảnh hoàn toàn khác nhau. Trong lần tìm kiếm cá nhân hóa, kết quả của 10 hình ảnh đầu tiên được liên kết với Google+ trên máy tính của tôi. Google cũng cho bạn tùy chọn chỉ xem những kết quả tìm kiếm cá nhân khi chức năng đó được bật.
Thật thú vị vì Google đang làm mọi thứ để khuyến khích các tìm kiếm cá nhân. Google muốn nhiều người đăng nhập trong thời gian càng lâu càng tốt, mục đích là sử dụng sản phẩm của Google, cung cấp cho Google dữ liệu và tiếp xúc với các quảng cáo của nó – có vẻ Google hơi tư lợi trong việc này.
Khi tìm kiếm cá nhân lôi kéo được nhiều sự quan tâm, những người làm nội dung cũng sẽ được hưởng lợi trong việc hiển thị hình ảnh của mình trên các trang kết quả tìm kiếm theo ba cách sau:
1. Hiển thị với những kết nối trực tiếp
Nội dung của bạn sẽ đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng tìm kiếm cá nhân của những người có mặt bạn trong Circle của họ trên Google+ Hãy thử tưởng tượng nếu bạn gấp ba lần số lượng Circle mà bạn có mặt, hoặc Google bắt đầu hiển thị cả những Followers của bạn trong Twitter và Pinterest lên kết quả tìm kiếm cá nhân thì tuyệt vời ra sao!
2. Hiển thị với những kết nối gián tiếp
Nếu nội dung của bạn được chia sẻ bởi một ai đó trên Google+ thì nội dung đó sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm cá nhân được thực hiện bởi những kết nối của người đó. Và cứ thế, làn sóng này sẽ lan xa dần.
3. Hiển thị với những người thăm website
Nếu người nào đó thường xuyên ghé thăm website của bạn, Google sẽ đặt website của bạn lên kết quả tìm kiếm cá nhân của người đó.
Xu hướng: Google sẽ ngày càng thông minh hơn trong việc xếp hạng nội dung cá nhân và cũng sẽ phát triển mạng lưới tìm kiếm của mình trên các mạng xã hội khác.
Lời khuyên: Tăng cường và mở rộng các mối quan hệ của bạn trên mạng xã hội để đón đầu các công cụ tìm kiếm. Liên tục nghĩ ra các phương án tốt hơn để đưa khách hàng mới tới website của bạn và giữ họ quay lại với bạn trong những lần sau.
II. Tầm quan trọng của chia sẻ lên các mạng xã hội
Yếu tố mà Google quan tâm trong việc đánh giá một Website là những chia sẻ lên mạng xã hội của nó. Google sẽ nhìn vào số lần Likes, +1s, Tweet và những loại chia sẻ khác như những chỉ định về chất lượng nội dung và sự tin cậy. Điều này rất hợp lý: một bài viết với 1500 lần Retweets chắc chắn chất lượng hơn bài viết chỉ có năm Retweets.
chia sẻ lên mạng xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Hiện tại, việc Google đánh giá như thế nào về chất lượng của những chia sẻ trên mạng xã hội vẫn chưa rõ ràng. Điều này cũng dễ hiểu bởi còn nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ. Chất lượng một chia sẻ Tweet hơn hay kém một Like? Làm thế nào để đánh giá được độ xác thực của một người chia sẻ nội dung lên mạng xã hội? Người ta đang dùng mưu mẹo như thế nào để tăng số lượng chia sẻ?
Tuy nhiên, việc chia sẻ trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng cho SEO. Đầu tiên là nhu cầu của người dùng: mọi người đều công nhận nội dung được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội sẽ cung cấp cho họ những thông tin chân thực. Thứ hai là tính tư lợi của Google: Google sẽ đầu tư mạnh vào đứa con đẻ Google+ và chắc chắn không bao giờ phớt lờ sự hiện diện của Google+ trên các kết quả tìm kiếm của mình.
Xu hướng: Chia sẻ trên mạng xã hội giờ đây có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả tìm kiếm. Trong tương lai Google sẽ hiển thị cả những liên kết bị ảnh hưởng bởi chia sẻ mạng xã hội trên kết quả tìm kiếm cá nhân. Ví dụ chúng ta có thể bắt đầu thấy một loạt các tùy chọn tìm kiếm phân đoạn hiển thị nội dung được chia sẻ bởi các nhóm kết nối của bạn.
Lời khuyên: Đặt những biểu tượng chia sẻ trên Website ở những nơi dễ thấy (thường là bên trái hoặc phía dưới bài viết) để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội. Tích cực tham gia vào các mạng xã hội và xuất bản bài viết của bạn lên các trang chuyên về chia sẻ nội dung.
III. Sự lên ngôi của các phân khúc tìm kiếm
Trước đây ta không thấy nhiều cách phân khúc và kiểm chứng các kết quả tìm kiếm. Ngày nay một vài chọn lựa phân khúc tìm kiếm đã xuất hiện và hứa hẹn trong tương lai sẽ có đến hàng trăm các chọn lựa khác.
nhiều phân khúc tìm kiếm tạo ra nhiều cơ hội mới
Thêm nhiều phân khúc tìm kiếm nghĩa là có nhiều cơ hội cho những người làm nghề tự do cải thiện khả năng hiển thị trên các cỗ máy tìm kiếm dựa vào chất lượng nội dung Website của họ. Khi các kết quả tìm kiếm còn là một mớ hỗn độn, những doanh nghiệp nhỏ gặp rất nhiều khó khăn để đến với người tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu tập trung phát triển nội dung Website trong một lĩnh vực cụ thể, họ có thể thu hút lượng tìm kiếm lớn trong phân đoạn lĩnh vực ấy.
Chú ý là tìm kiếm phân đoạn cung cấp tùy chọn cá nhân hóa nơi mà người dùng có thể tập trung vào nội dung dựa trên lịch sử duyệt web và các kết nối xã hội của họ.
Xu hướng: Google sẽ tiếp tục phân loại nội dung để giúp người dùng đào sâu vào các kết quả tìm kiếm chính xác với mục đích của họ hơn là chính xác với từ khóa. Những lựa chọn tìm kiếm ảnh và video sẽ trở nên phức tạp hơn để đáp ứng cho nhu cầu tìm kiếm nội dung trực quan của người dùng.
Lời khuyên: Nhanh chóng bắt kịp với những phân khúc nội dung của Google, theo đó tập trung tạo ra nội dung nổi bật trong phân khúc bạn chọn lựa.
IV. Tập trung vào chất lượng và sự minh bạch
Nhiều người đã phàn nàn về những thủ thuật SEO “mũ đen” (black hat) đã làm sai lêch kết quả tìm kiếm và vùi dập những nội dung tốt. Tuy nhiên, tin vui cho bạn là giờ đây thuật toán của Google đã trở nên phưc tạp hơn và dần đẩy lùi được những thủ thuật SEO này.
Google truyền tải tín hiệu SEO dễ dàng hơn
Google xử lý nội dung rác bằng cách tập trung vào chất lượng trong thuật toán của nó và tính minh bạch trong xác định chất lượng. Từ trước đến nay Google vẫn luôn tập trung vào chất lượng, còn mức độ minh bạch là một định nghĩa mới.
Bản cập nhật Google Panda ra mắt năm 2011 là lời tuyến chiến với những kẻ lừa phỉnh trên mạng. Việc thay đổi thuật toán kéo theo nhiều sự thay đổi khác, mục đích của nó là quyết tâm loại bỏ những nội dung vô bổ và thúc đẩy những nội dung phù hợp, có ích và trung thực.
Bên cạnh đó, Google đang đính chính những thông tin nhũng nhiễu bằng cách cởi mở thông báo với người dùng về những thay đổi trong thuật toán đối với SEO.
Mục đích là gì? Trong một vài trường hợp, những thủ thuật mũ đen bị gây ra vô ý bởi những người quản trị web sử dụng kỹ thuật lỗi thời hoặc hiểu sai về mục đích của thuật toán Google. Thêm nữa, cũng có rất nhiều nội dung chất lượng nhưng không đến được với người đọc bởi người viết quá thờ ơ với các yếu tố SEO trong bài viết. Và quan trọng nhất, Google muốn mọi Website phải được tối ưu hóa một cách hợp lý bởi khi Website của bạn chứa nhiều nội dung tốt phục vụ cho người dùng thì nó sẽ xuất hiện nhiều trong các kết quả tìm kiếm, điều này sẽ càng thúc đẩy việc kinh doanh của bạn.
Xu hướng: Google sẽ tiếp tục đẩy mạnh theo hướng này để tạo ra nhiều cách thức hợp lý nhằm xác định độ đáng tin cậy của nội dung. Việc đánh giá mức độ tin cậy trong bản thân nội dung và số lượng chia sẻ trên mạng xã hội sẽ ngày càng được cải thiện.
Lời khuyên: Liên tục cập nhật cách thức truyền tải chất lượng nội dung, hình ảnh và video của bạn trên Google (tôi sẽ chỉ rõ từng bước làm cụ thể ở phần dưới của bài viết)
V. Google+ và link Rel = Author
Những tín đồ của Google coi Google+ là chốn thiên đường, tuy nhiên người dùng thông thường cũng không mấy để tâm đến chốn thiên đường ấy. Dù bạn có thích Google+ hay không cũng khó chối cãi tầm quan trọng của nó trong SEO. Người sáng tạo nội dung web nên chú ý hai yếu tố quan trọng sau của mạng xã hội Google+
link real=author xây dựng thương hiệu cho người làm nội dung
Thứ nhất, nội dung trên Google+ được liệt kê (indexed) và xếp hạng (ranked):
Trên thực tế, khi bạn xuất bản nội dung nguyên gốc lên Google+, không những nó sẽ được liệt kê và xếp hạng mà còn được trịnh trọng đưa vào vị trí chính trên kết quả tìm kiếm cá nhân. Hình ảnh và video lưu trong Google hoặc liên kết với những trang cá nhân trên Google+ cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn, được thể hiện ngay đầu tiên trên kết quả tìm kiếm ảnh của Google.
Thứ hai, link rel=author liên kết một trang của nội dung web với profile trên Google+ của tác giả:
Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho những người làm nội dung. Google bắt đầu liên kết nội dung nguyên gốc tới tác giả hay người xuất bản nó. Đánh dấu/ xếp hạng quyền tác gi ( “Authorship markup” hay “author rank”) đang được phát triển rất nhanh bởi đôi khi người ta muốn tìm kiếm nội dung của một tác giả cụ thể nào đó hay muốn kết quả được xếp hạng dựa vào mức độ uy tín và chuyên môn của tác giả.
Xu hướng: Nội dung của những tác giả (author) có thương hiệu sẽ trở nên minh bạch hơn trên các kết quả tìm kiếm, và bởi lý do đó, nhà xuất bản (publisher) cần tìm kiếm những người làm nội dung có uy tín để tăng lưu lượng truy cập trên Website của họ.
Lời khuyên: Lập Profile của bạn trên Google+ và thêm liên kết rel=author vào nội dung đã được xuất bản (làm theo hướng dẫn ở phía dưới)