Lỗi 404 được coi là một trong những lỗi thường gặp khi làm SEO mà không phải ai cũng biết được lỗi này và xử lý chúng triệt để. Lỗi 404 xảy ra khi liên kết bị gãy và boot google không tìm được nội dung khi truy cập vào website. Việc một trang web có quá nhiều đường dẫn lỗi 404 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới website và quy trình SEO website của bạn.
Lỗi 404 hay 404 Not Found là gì?
Lỗi 404 Not Found là thông báo về một đường liên kết không còn tồn tại. Lỗi này thường gặp trong trường hợp bạn cố gắng truy cập vào một trang web không còn tồn tại. Trong đó, 404 chính là mã trạng thái HTTP của máy chủ web sử dụng để mô tả tình trạng loại lỗi đó.
SOFT 404 error là gì?
Lỗi 404 “mềm” xảy ra khi không thể tìm thấy một trang do người dùng yêu cầu hoặc không hợp lệ và máy chủ thay vì trả lại mã lỗi HTTP 404 hay 410, nó sẽ trả về mã trạng thái HTTP 200.
Tìm hiểu thêm về các lỗi 404 khác tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/HTTP_404
Đơn giản hơn bạn có thể hiểu là khi bạn truy cập vào một trang không hợp lệ, thay vì cho các công cụ tìm kiếm mã lỗi chính xác (404 hay 410) để người dùng nhận biết và bỏ qua thì máy chủ lại trả về mã 200, cho họ biết trang này hợp lê.
Do đó, công cụ tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu của các trang này và xếp hạng chúng trên kết quả tìm kiếm.
Nguyên nhân xuất hiện lỗi 404 trên website
Đối với các trang web dính lỗi 404 Not Found nguyên nhân phổ biến có thể là do:
- Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này như:
- Do host chết khiến 1 loạt các trang không thể truy cập được.
- Website cài lại code mới, những đường dẫn URL vì một lí do nào đó cũng bị mất hết.
- Lỗi 404 do người dùng viết sai đường dẫn.
- Do trang web đã thay đổi URL
- …
Còn với trang dính lỗi SOFT 404 thì nguyên nhân phổ biến có thể là do trang có ít hoặc không có nội dung (VD: trang có nội dung thưa thớt hoặc trang trống).
Trường hợp của mình, chủ yếu là lỗi 404 Not Found xuất hiện hàng ngày, với đủ loại nguyên nhân, nhìn chung là rất mệt mỏi vì ngày nào cũng phải kiểm tra và xóa những đường dẫn sai không cần thiết.
Lỗi này ảnh hưởng gì đến SEO
Lỗi 404 nói chung được coi là không mong muốn và có ảnh hưởng khá xấu đến quá trình làm SEO của một website. Những ảnh hưởng xấu đến website có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng truy cập web.
- Tăng tỉ lệ Bounce rate trên website.
- Làm chậm quá trình đưa nội dung web lên công cụ tìm kiếm
- Nếu trên website có nhiều trang bị lỗi 404, chắc chắn Google sẽ đánh giá chất lượng site của bạn thấp hơn.
Nhưng đối với lỗi SOFT 404 nó còn khiến cho các bản cập nhật content của bạn không thể đến được với người dùng.
Cách kiểm tra lỗi 404 trên website
Đẻ kiểm tra xem website của bạn đang có bất kỳ trang nào bị dính nỗi 404 hay bất kỳ status code nào hay không, bạn có thể sử dụng một số công cụ sau:
Xenu Link Sleuth
Đây là công cụ có khả năng dò tìm mọi liên kết của website bằng các crawl liên kết theo kiểu bắc cầu từ trang này sang trang khác. Mặc dù cách này tuy tồn thời gian nhưng hiệu quả mạng lại khá là cao. Khi phát hiện được link nào đang dích mã 404, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra xem link này nằm trên trang nào bằng cách nhấp chuột phải vào nó rồi chọn URL Properties.
Đọc thêm về: hướng dẫn sử dụng Xenu Link Sleuth
Sceramingfrog Spider SEO
Tương tự như Xenu Link Sleuth thì Sceramingfrog cũng có thể giúp bạn phát hiện các link bị ỗi 404 dễ dàng. Nhưng công cụ này còn có khả năng hỗ trợ cực tốt cho việc Audit website như phân tích các chỉ số của liên kết, kiểm tra liên kết, hỗ trợ tối ưu Onpage SEO.
Linkchecker
Công cụ này giúp kiểm tra và phát hiện các liên kết gãy một cách nhanh chóng và hiệu quả. LinkChecker hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau nên các bạn có thể yên tâm sử dụng.
Google Search Console
Đây là công cụ khá quen thuộc đối với những người làm SEO. Nếu chọn phần Thu thập dữ liệu => Lỗi thu thập dữ liệu, thì chương trình sẽ trả về cho bạn những link bị lỗi nhanh chóng.
Cách khắc phục lỗi 404
Cách 1: Tải lại trang
Cách 2: Kiểm tra lại đường dẫn URL
Cách 3: Chuyển hướng 301 nếu như bài này đã thay đổi URL
Cách 4: Thay đổi máy chủ DNS
Cách 5: Xóa bộ nhớ đệm (cache) trên trình duyệt
Một bình luận
Rất hay cảm ơn vietmoz nhiều ạ! Chúc vietmoz ngày càng phát triển