Bài viết mà VietMoz đã gửi đến các bạn ở phần trước nó tập trung chủ yếu về vấn đề “trùng lặp nội dung”.
Bên cạnh đó, bài viết trước cũng cung cấp cho các bạn cách chia sẻ những nội dung trùng lặp trên website của mình. Mà vẫn đảm bảo được rằng website của bạn vẫn có thứ hạng tốt và bài viết đó vẫn được Google chấp nhận.
Ở phần này, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin về 3 yếu tố đánh giá chất lượng website hàng đầu của Google là Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Tin cậy) – hay còn được biết đến với 3 từ E-A-T. Cũng như những thông tin liên quan đến xếp hạng chất lượng trang web của Google.
Xếp hạng chất lượng trang web
Trước đây, Google đã chia sẻ một tài liệu mở rộng xác định chính xác những gì Google tìm kiếm khi đánh giá chất lượng website của bạn.
Để đánh giá xếp hạng chất lượng website của bạn, Google sẽ dựa vào các yếu tố quan trọng sau đây:
- Chất lượng và số lượng của nội dung chính
- Thông tin website và thông tin về người chịu trách nhiệm về website đó
- Uy tín của website
- Độ tin cậy, Authority và chuyên môn của website.
Ở các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về “nội dung chất lượng của website”, vì thế nên hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về ba yếu tố còn lại: độ tin cậy, thẩm quyền và chuyên môn của website.
Authority (Thẩm quyền)
Một website có Authority là một website uy tín, được tin tưởng. Website được người dùng tin tưởng, được chuyên gia trong ngành tin tưởng, được các website khác tin tưởng và được công cụ tìm kiếm tin tưởng.
Thế mạnh về Authority của bạn sẽ dẫn dến thế mạnh về nội dung trên website của bạn và nội dung này chúng tôi đã bàn ở các chương trước.
Ngoài ra, trên website của bạn có nhiều vùng có thể xây dựng sự tin tưởng và Authority như:
Cấu trúc website
1, Website của bạn cần có một cấu trúc hợp lý. Phải truy cập được vào trang chủ mọi lúc và toàn bộ các chuyên mục cha và chuyên mục con của bạn phải được nhóm theo chủ đề với nhau trong phần điều hướng chính.
2, Việc sử dụng hộp tìm kiếm (search box) trên website của bạn sẽ hỗ trợ trải nghiệm người dùng và giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn. Nếu người dùng không thể tìm kiếm được thông tin cụ thể, hãy đảm bảo rằng kết quả tìm kiếm của bạn sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin có liên quan.
3, Toàn bộ các chuyên mục của bạn có thể truy cập từ menu chính. Toàn bộ các trang trên website phải có nhãn theo các chuyên mục liên quan.
Trang nhận diện (Identity)
1, Website của bạn phải có một trang Liên hệ với chúng tôi thật dễ tìm. Trang này cung cấp các thông tin liên hệ như email, địa chỉ công ty, số điện thoại công ty.
2, Hãy chắc chắn rằng thông tin trên trang liên hệ phải khớp với thông tin của bạn trên who.is.
3, Một trang giới thiệu phải giải thích cho người dùng mục đích website của bạn, lịch sử và hồ sơ của chủ sở hữu và các nhân viên cao cấp. Nhằm tạo độ tin cậy cho khách truy cập.
4, Trên mỗi trang web, cần phải cung cấp thông tin rõ ràng ai là người chịu trách nhiệm về website (cá nhân, tổ chứ hay nhà xuất bản) và ai xây dựng nội dung trên trang (tác giả).
Trustworthiness (Độ tin cậy)
1, Nếu bạn là một doanh nghiệp, có lẽ tốt nhất nên sử dụng một blog trên website của bạn. Cách này không chỉ giúp site của bạn cập nhật nội dung tươi mới mà còn khuyến khích khách truy cập trở lại (và làm tăng tần số crawl dữ liệu của công cụ tìm kiếm). Đồng thời chứng tỏ bạn là một doanh nghiệp có liên quan và đáng tin cậy.
2, Những comment nhận xét và đánh giá từ phía người dùng về bài viết mà bạn đăng tải lên website có thể sẽ được Google xem như là một thông tin để đánh giá chất lượng website của bạn.
Bên cạnh đó, Google cũng chú ý đến các chứng thực của bên thứ ba từ các nguồn độc lập như các đánh giá, tham khảo và tin bài. Khuyến cáo từ các tổ chức chuyên môn, đây là bằng chứng thuyết phục về độ uy tín cho Google biết.
3, Một số đánh giá tiêu của người dùng sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng chất lượng website của bạn nhiều lắm. Đặc biệt là khi bạn có hàng nghìn bài. Đánh giá của khách hàng cũng sẽ được kiểm tra về nội dung thay vì dựa vào đó để đánh giá luôn chất lượng website của bạn.
Tức là bạn cần cân nhắc lại kỹ lưỡng về sản phẩm hay dịch vụ của mình xem bắt đầu có dấu hiệu tiêu cực chưa.
4, Bạn phải đưa vào Điều khoản Dịch vụ và Chính sách Bảo mật để giải thích việc bạn sử dụng cookie.
Expertise (Chuyên môn)
1, Nếu bạn định làm một website chuyên môn, thì bạn nên đảm bảo bạn có các chuyên gia viết bài cho bạn. Thậm chí nếu site của bạn là một site giải trí hay blog thời trang đi chăng nữa.
Một số ví dụ của Google như sau:
- Tư vấn y tế chất lượng cao phải do người hay tổ chức có chuyên môn về y tế phù hợp hoặc được công nhận hành nghề cung cấp. Tư vấn y tế chất lượng cao hay thông tin phải được viết hay xây dựng một cách chuyên nghiệp và được biên tập, đánh giá và cập nhật thường xuyên.
- Các trang tư vấn chất lượng cao về các chủ đề như tái cấu trúc mô hình gia đình hay tư vấn đề những vấn đề làm cha mẹ cũng phải do “chuyên gia” hay nguồn có kinh nghiệm được người dùng tin tưởng cung cấp.
- Các trang chất lượng cao nói về sở thích, như chụp ảnh hay học chơi ghi ta cũng cần có kiến thức chuyên môn.
Google sẽ thường xuyên kiểm tra chất lượng hiện tại của website “chuyên môn” của bạn.
2, Đừng lo nếu bạn không được đào tạo hay học hành một cách chính thức về lĩnh vực bạn đã chọn, Google sẽ dựa trên “kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống mà bạn có” để trở thành một chuyên gia về chủ đề đó và sẽ đánh giá kinh nghiệm đó là “chuyên môn hàng ngày”.
Các bài cùng series:
- Phần 1: Các yếu tố On-Page
- Phần 2: Từ khóa
- Phần 3: Nội dung chất lượng
- Phần 4: Độ tươi mới của nội dung
- Phần 5: Nội dung trùng lặp
- Phần 7: Các tín hiệu đến từ website của bạn
- Phần 8: Internal link
- Phần 9: Outbound link
- Phần 10: Backlink
Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi Persotran
Biên tập bởi vietmoz.net