Hôm nay, VietMoz giới thiệu với các bạn chi tiết về từng yếu tố xếp hạng mà Google áp dụng để xác định website và nội dung trên website của bạn xuất hiện ở vị trí nào trên các trang hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP).
Vì có quá nhiều phần nên chúng tôi phải chia các tín hiệu thành các phần phù hợp và dễ quản lý hơn. Tài liệu này sẽ giúp bạn biết được về mọi tín hiệu xếp hạng của Google.
Có đến hàng trăm tín hiệu xếp hạng và chúng tôi không bao giờ chắc chắn 100% về mọi thứ được sử dụng. Bên cạnh đó, các thuật toán cũng thay đổi hàng nghìn lần mỗi năm nên đây sẽ là một tài liệu cập nhật liên tục. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để cập nhật và đảm bảo chính xác ở mức tối đa.
Tại bài đầu tiên này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về yếu tố xếp hạng website đầu tiên là On-page.
Các yếu tố On-page ảnh hưởng đến tiêu chí xếp hạng website của bạn
Thẻ Tiêu đề (Meta Title)
Các thẻ tiêu đề được dùng để thông báo cho công cụ tìm kiếm và khách truy cập, trang web của bạn nói về nội dung gì một cách cô đọng và chính xác nhất.
Theo Moz, thẻ tiêu đề “từ lâu được coi là một trong các yếu tố SEO on-page quan trọng nhất.” Dưới đây là những gì bạn cần biết về các thẻ tiêu đề có ảnh hưởng như thế nào đến tiêu chí xếp hạng website của bạn….
1, Bạn nên đưa vào thẻ tiêu đề bất kỳ từ khóa nào mà bạn muốn Ranking.
2, Từ khóa càng sát với phần đầu của thẻ tiêu đề, thì khả năng xếp hạng cho từ khóa đó càng cao hơn dựa trên các truy vấn tìm kiếm.
Từ khóa quan trọng – Từ khóa ít quan trọng | Tên Thương hiệu
3, Thẻ tiêu đề của bạn phải viết dành cho người dùng – bởi vì thẻ tiêu đề phải có ý nghĩa cụ thể thay vì nhồi nhét từ khóa quá mức.
Thẻ tiêu đề của bạn sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, từ các trang kết quả tìm kiếm (SERP), các bài chia sẻ trên mạng xã hội, đến tab trên trình duyệt. Để đảm bảo tiêu đề đó liên quan và dễ hiểu.
4, Không được sao chép thẻ tiêu đề trên website của bạn vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng hiển thị website của bạn.
Các yếu tố quan trọng chưa chắc là tín hiệu cần thiết nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ click của người dùng:
- Đảm bảo thẻ tiêu đề của bạn có từ 50-60 ký tự, tính cả dấu cách. Nếu dài hơn, Google có thể cắt bớt đi. Thay vào đó sẽ hiển thị các phần bị cắt bằng dấu “…”.
- Nếu chưa ai biết đến thương hiệu hay tên công ty bạn (và tên thương hiệu hay công ty không nằm trong nhóm từ khóa quan trọng) hãy để tên thương hiệu hay tên công ty ở cuối thẻ tiêu đề.
Đọc thêm: hướng dẫn viết thẻ tiêu đề thu hút độc giả
Thẻ H1
Sự khác biệt giữa một thẻ H1 và một thẻ tiêu đề rất đơn giản: thẻ tiêu đề xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Còn thẻ H1 hiển thị cho khách hang khi truy cập vào website của bạn. Tiêu đề hay tên trang web thông thường sẽ chính là các thẻ H1 của bạn.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về thẻ H1:
1, Từ khóa chính của bạn cần nằm trong thẻ H1.
2, Tuy nhiên thẻ H1 của bạn có thể khác với thẻ tiêu đề. Không nhất thiết là thể tiêu đề và thẻ H1 phải giống nhau. Bạn sẽ không bị Google phạt vì có cùng thẻ tiêu đề và thẻ h1 trên cùng một trang web. Tuy nhiên việc thay đổi cách sắp xếp các từ khóa trên cả hai thẻ có thể giúp bạn tăng cơ hội xuất hiện cao hơn với các truy vấn tìm kiếm khác nhau.
3, Chỉ nên sử dụng một thẻ H1 mỗi trang. Điều này có thể không đúng khi website của bạn đang sử dụng ngôn ngữ HTML 5, khi mà bạn có thể sử dụng thẻ H1 cho mỗi mục.
4, Cố gằng chia nhỏ các phần chính của bài viết bằng cách sử dụng các thẻ H2 và H3. Tuy nhiên, bạn nên dùng dùng các thẻ này theo thứ tự logíc và giảm dần.
5, Các thẻ H2 và H3 cũng nên chứa từ khóa liên quan. Mặc dù bạn không nên lặp lại từ khóa chính, nhưng vẫn nên sử dụng các từ khóa phụ vào thẻ H2 và H3.
6, Thẻ mô tả là một đoạn văn bản ngắn được đặt trong HTML của một trang web. Nội dung của thẻ mô tả nhằm nói về nội dung chính của trang web đó.
Google từng cho rằng thẻ mô tả “KHÔNG PHẢI” là một tín hiệu xếp hạng. Tuy nhiên, chất lượng của phần mô tả sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ click của người dùng. Vì vậy, bạn nên sử dụng thẻ mô tả một cách khôn ngoan. Nhằm kéo người dung về website của mình.
Bạn cần chú ý một số ý dưới đây khi viết thẻ mô tả:
- Đảm bảo từ khóa chính hay từ khóa quan trọng nhất của trang web đó xuất hiện trong thẻ mô tả.
- Viết nội dung của thẻ mô tả rõ ràng, dễ hiểu. Hãy coi thẻ mô tả như là một phần quảng cáo cho trang web của bạn.
- Một thẻ mô tả nên nằm trong khoảng từ 135 – 160 ký tự.
- Đặc biệt chú ý là không được sao chép các thẻ mô tả.
Hãy chờ đón các phần tiếp theo nằm trong series thông tin về các tiêu chí xếp hạng của Google tại VietMoz SEO Daily nhé.
Các bài cùng series:
- Phần 2: Từ khóa
- Phần 3: Nội dung chất lượng
- Phần 4: Độ tươi mới của nội dung
- Phần 5: Nội dung trùng lặp
- Phần 6: Độ tin cậy, Authority và website chuyên môn
- Phần 7: Các tín hiệu đến từ website của bạn
- Phần 8: Internal link
- Phần 9: Outbound link
- Phần 10: Backlink
Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi Persotran
Biên tập bởi vietmoz.net