Ở phần trước, VietMoz đã cập nhật mới nhất nội dung về tiêu chí xếp hạng của Google dựa trên yếu tố từ khóa. Bài viết đó tập trung xoay quay chủ đề về từ khóa như: sự liên quan của từ khóa, tần suất xuất hiện của từ khóa và các từ khóa liên quan, cùng nghĩa (LSI).
Ở phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết về các yếu tố On-page, ở đây là từ khóa. Hay nói chính xác hơn đó là chất lượng nội dung trên website của bạn.
Nội dung chất lượng
Trong quá trình làm SEO chắc chắn bạn đã từng nghe đến cụm từ “nội dung chất lượng”. Trong hai năm qua, cụm từ này được cộng đồng SEOer thế giới cũng như Việt Nam bàn tán rất nhiều. Đặc biệt là trong hoàn cảnh “Google thích những nội dung có chất lượng”. Nhưng cụm từ mơ hồ này hiểu như thế nào mới chính xác? Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để con bot của Google có thể xác định được bài viết đó chất lượng hay không?
Câu trả lời là: Sẽ không có thuật toán nào giúp con bot của Google có thể đánh giá được nội dung bài viết đó chất lượng hay không. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật làm cho nội dung của bạn thực sự có giá trị. Nó không chỉ có giá trị đối với Crawler spider (công cụ thu thập dữ liệu cho các Search Engine) mà còn có giá trị đối với cả người dùng.
Ở các phần trước, chúng tôi đã từng đề cập đến rằng: nội dung muốn có thứ hạng cao thì phải viết cho đối tượng là người dùng, chứ không phải viết cho các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, khi nói về các tín hiệu xếp hạng thì Google đang dần không còn ưu tiên cho từ khóa nữa. Mà thay vào đó là Google sẽ ưu tiên hơn đến trải nghiệm từ phía người dùng.
Vậy làm thế nào để có được những nội dung chất lượng?
1. Từ khóa
Đừng nhồi nhét quá nhiều từ khóa hay cụm từ vào trang của bạn, hoặc bạn có thể thêm càng nhiều từ khóa liên quan càng tốt. Thay vì viết những thứ mà người dùng cảm thấy khó chịu thì hãy viết những gì mà người dùng họ thực sự cần, họ có thể tương tác tích cực hay học hỏi được thông tin bổ ích.
Xem thêm: 7 loại keyword cần quan tâm đến trong quá trình nghiên cứu từ khóa
Đây là một yếu tố giữ người dùng ở lại trang của bạn lâu hơn. Điều hướng cho họ ở lại lâu hơn nữa trên site của bạn và quan trọng là phải chia sẻ những nội dung có chất lượng cao.
2. Ngữ pháp và chính tả
Một điều nhỏ nhưng rất quan trọng là kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp là nhờ người khác kiểm tra kỹ chính tả. Bằng cách đọc rà soát lại toàn bộ bài và sửa lỗi. Google sẽ chỉ phát hiện được những lỗi dễ thấy. Tuy nhiên, nếu bài viết của bạn có quá nhiều lỗi đánh máy thì người dùng sẽ ít in tưởng vào nội dung của bạn hơn.
Dễ hiểu
Bạn nên kiểm tra lại nội dung của bạn bằng Flesch reading ease test (công cụ kiểm tra mức độ dễ hiểu). Công cụ này chấm điểm nội dung của bạn theo mức độ dễ hiểu đối với người dùng.
Mặc dù yếu tố này chưa được Google quy định cụ thể và cũng chưa được coi là một tín hiệu xếp hạng. Yoast đã sử dụng tính năng kiểm tra này trên công cụ SEO trên WordPress. Tất nhiên, nếu bạn muốn cải thiện mức độ dễ hiểu của nội dung thì bạn có thể sử dụng công cụ này.
Bảng so sáng dưới đây sẽ cho thấy rằng, chắc chắn bạn sẽ muốn bài viết của mình đạt số điểm trên 60. Tức là bài viết của bạn sẽ dễ hiểu ngay cả đối với những học sinh cấp 2.
Bên cạnh đó, Yoast cũng đưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện mức độ dễ hiểu về nội dung trên site của bạn:
- Cố gắng viết các câu ngắn gọn. Nên để số lượng câu vượt quá 20 từ dưới 25%.
- Nên viết các đoạn văn ngắn. Mỗi đoạn không nên vượt quá 150 từ. Đối với các đoạn văn dài thì bạn hãy chắc rằng cả đoạn đó nói về cùng một chủ đề, đến mức mà bạn không thể ngắt đoạn xuống dòng.
- Nên dùng cách nói một cách chủ động. Chỉ nên viết tối đa 10% số câu bị động.
- Nếu sử dụng các tiêu đề phụ. Hãy chắc chắn rằng số lượng từ trong mỗi tiêu đề phụ không vượt quá 300 từ.
- Nên giữ 50% số câu trong bài của bạn có chứa các liên từ.
Định dạng
1. Khoảng trắng
Khi viết nội dung trên Internet, bạn nên thường xuyên ngắt đoạn sao cho phù hợp nhất. Không nên sử dụng quá nhiều dấu cách trong bài viết. Bởi khi bài viết hiển thị trên điện thoại sẽ rất khó đọc. Trong khi đó, hơn một nửa số lượng truy cập vào website là từ thiết bị di động. Các bài viết có định dạng rõ ràng cũng được coi như là một tín hiệu xếp hạng dành cho Google.
2. Đoạn mở đầu
Đoạn mở đầu không nên viết quá dài, chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai câu. Hãy chắc chắn rằng những ý chính của bài viết có được nhắc đến trong câu đầu tiên (từ khóa chính). Bạn cũng nên nhấn mạnh đoạn đầu tiên cho nổi bật bằng cách bôi đậm, in nghiêng hoặc gạch chân.
3. Tiêu đề phụ
Nên sử dụng nhiều đề phụ để ngắt văn bản. Ví dụ như thẻ h2 và thẻ h3. Các thẻ h2 bổ trợ cho h1, h3 sẽ bổ trợ cho h2, tương tự với các thẻ h4,h5 và h6.
Chú ý: không nên quá lạm dụng các thẻ tiêu đề phụ. Vì các thẻ tiêu đề phụ càng nhỏ thì mức độ liên quan càng giảm dần.
4. Đầu mục và đánh số
Đầu mục và đánh số của mỗi bài giúp ngắt văn bản và làm cho bài viết trở nên dễ hiểu hơn. Hãy luôn nhớ rằng: không một ai bỏ qua những đầu mục được đánh dấu và đánh số.
Độ dài của bài viết
Theo thực tế, người dùng sẽ bỏ qua những bài viết có số lượng từ nhỏ hơn 300 từ. Bởi những bài viết đó sẽ không cung cấp đủ thông tin cho người dùng.
Còn theo nghiên cứu mới nhất từ Searchmetrics về các yếu tố xếp hạng chỉ ra rằng: Google đang ưu tiên cho những bài viết có nội dung dài hơn. Vì những bài viết dài sẽ có thể cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết cho những truy vấn của người dùng. Cũng theo Searchmetrics, độ dài văn bản trung bình của 30 trang hàng đầu tăng 25% kể từ năm 2014. Những bài viết của các trang web nằm trong top 10 vượt quá con số 1.285 từ.
Đó là theo Searchmetrics, còn theo như khảo sát của Google với hơn 50.000 truy vấn khác nhau. Theo như khảo sát này thì 70% các trang web đứng ở top 1, 2, 3 thì số lượng từ ở mỗi bài viết này thường là 2.500 từ. Như vậy, những trang web có nội dung càng dài, càng cung cấp đủ thông tin cần thiết và thông tin liên quan đến truy vấn của người dùng. Thì sẽ càng được Google đánh giá cao, và sẽ có thứ hạng cao hơn.
Các bài cùng series:
- Phần 1: Các yếu tố On-Page
- Phần 2: Từ khóa
- Phần 4: Độ tươi mới của nội dung
- Phần 5: Nội dung trùng lặp
- Phần 6: Độ tin cậy, Authority và website chuyên môn
- Phần 7: Các tín hiệu đến từ website của bạn
- Phần 8: Internal link
- Phần 9: Outbound link
- Phần 10: Backlink
Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi Persotran
Biên tập bởi vietmoz.net
Một bình luận
Năm 2018 tiêu chí này vẫn còn duy trì tốt