Tỉ lệ tương tác trên website là tập hợp các tỉ lệ của: Tỉ lệ nhấp tự nhiên, tỉ lệ time-onsite, tỉ lệ bỏ trang, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi… các chỉ số này luôn được coi là có tác động đối với việc xếp hạng trang web trên Google. Tuy nhiên phải cho đến tận ngày hôm nay Moz mới có bài viết phân tích và đưa ra các hướng dẫn giúp các quản trị website có thể tối ưu trang web tốt hơn.
Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên rất quan trọng. Mặc dù có thể đây không phải là một tín hiệu xếp hạng trực tiếp hay một phần của thuật toán gốc của Google. Mà CTR là một tín hiệu gián tiếp và chắc chắn có ảnh hưởng đến thứ hạng. Và nếu bạn cải thiện được tỷ lệ nhấp chuột, bạn sẽ thấy thứ hạng website và tỷ lệ chuyển đổi của mình được cải thiện.
Mặc dù việc có CTR tự nhiên cao có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ số tương tác tích cực trên website thậm chí còn quan trọng hơn. Giá trị nào được tạo ra khi thu hút được hàng trăm hay hàng nghìn người click vào dòng tiêu đề nổi bật của bạn nếu những người này không thoát trang trong 15 giây?
Tại sao lại là 15 giây, bởi trong 15 giây đầu, nếu người dùng thoát luôn là do nội dung của bạn không hữu ích với truy vấn của họ. Ngược lại, nếu họ không thoát thì có thể họ đã nhận được giá trị nào đó từ website của bạn. Nếu người dùng thoát trang trong 15 giây đầu có thể làm tăng tỷ lệ Bounce Rate. Từ đó cũng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
Nếu Google coi trọng thời gian người dùng ở lại trên website, thì có cách nào để nhận biết điều này không? Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ một số dữ liệu cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tương tác (ví dụ như tỷ lệ thoát trang và thời gian ở lại trên website) và xếp hạng.
Một lưu ý quan trọng trước khi chúng ta bắt đầu: Đừng không quá tập trung vào các số liệu về tỷ lệ thoát trang tuyệt đối và thời gian ở lại trên website được đề cập đến trong bài viết này. Chúng ta chỉ xem xét các số liệu cụ thể theo chiều dọc. Mức tương tác tối thiểu được kỳ vọng sẽ khác ở các ngành khác nhau và theo loại truy vấn tìm kiếm.
Google có đo lường thời gian ở lại trên website?
Chúng ta biết Google đo thời gian người dùng dành ra cho website. Tức thời gian mà người dùng sử dụng để ở lại trên trang trước khi quay trở lại SERPs.
Năm 2011, Google công bố một tùy chọn mới, cho phép chúng ta chặn không cho các tên miền xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của chúng ta. Nếu bạn click vào một kết quả sau đó quay về SERP từ website đó trong vòng vài giây, tính năng chặn các website của Google sẽ hiển thị. Click vào tính năng này sẽ cho phép bạn chặn toàn bộ kết quả từ website đó.
Google cho biết sẽ nghiên cứu dữ liệu này và cân nhắc sử dụng dữ liệu này làm một tín hiệu xếp hạng.
Mặc dù tính năng đó không còn nhưng chúng ta vẫn biết tính năng này được dựa trên việc bạn có bỏ trang hay không. Vì vậy, chúng ta biết được rằng Google chắc chắn đang đo thời gian người dùng dành ra cho website.
Vấn đề ở chỗ chúng ta không có cách nào để đo thời gian người dùng dành ra cho website. Tuy nhiên, chúng ta có thể đo các chỉ số tỷ lệ tương tác: tỷ lệ thoát trang, thời gian ở lại trên website và tỷ lệ chuyển đổi.
Tỷ lệ thoát trang có ảnh hưởng đến thứ hạng tự nhiên không?
Gary Illyes của Google đăng lên trên Twitter năm 2015 với nội dung như sau: “chúng tôi không sử dụng tỷ lệ thoát trang trong xếp hạng tìm kiếm”. Trước đây, Matt Cutts cũng từng nói tương tự. Khá rõ ràng phải không?
Tuy nhiên, ý tôi không phải là tỷ lệ thoát trang được dùng làm một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Và Google chắc chắn không cần sử dụng Google Analytics để tính thời gian người dùng dành ra cho website. Theo Rube Goldbergian, tỷ lệ thoát trang trên thực tế gián tiếp có ảnh hưởng đến xếp hạng.
Chúng tôi muốn biết tỷ lệ thoát trang của các trang/từ khóa mà chúng ta đang xếp hạng có quan hệ gì với thứ hạng của chúng không. Tham khảo biểu đồ sau:
Lưu ý : “khoảng cách”giữa vị trí số 4 và 5? Trong toán học, đây được gọi là một “hàm gián đoạn”. Vậy điều gì đang xảy ra?
Dường như với từ khóa phụ cụ thể này, miễn là bạn có tỷ lệ thoát trang thấp (dưới 76 %) thì bạn có khả năng bạn sẽ được hiển thị ở vị trí từ 1 đến 4. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thoát trang của bạn cao hơn (trên 78%), thì bạn ít có khả năng hiển thị ở các vị trí top 4.
⇒ Bạn muốn giảm tỷ lệ Bounce Rate có thể tham khảo bài viết: Mẹo giảm tỷ lệ Bounce Rate trên Website
Tôi không nói tỷ lệ thoát trang là một phần của thuật thuật toán tìm kiếm gốc mà Google sử dụng?
Tuy nhiên tôi cho rằng chắc chắn có mối quan hệ giữa tỷ lệ thoát trang và thứ hạng. Hãy xem biểu đồ đó, nó khiến tôi tin rằng đây không phải là trường hợp tình cờ.
Tôi đoán rằng thuật toán sử dụng sự tương tác của người dùng như một phương pháp thẩm định. Hãy coi đó như một “bài kiểm tra” về tỷ lệ nhấp chuột trên một thuật toán hiện tại chưa được xác định.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tỷ lệ nhấp chuột có thể ảnh hưởng đến thứ hàng website. Ví dụ, tôi có thể hứa tặng bạn một tấm thẻ uống bia miễn phí và tỷ lệ nhấp chuột cao tới mức đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, nếu không có bia miễn phí để uống, phần lớn người dùng sẽ quay trở lại trang kết quả tìm kiếm.
Vì vậy, tôi tin rằng Google đang đo thười gian người dùng dành cho website để kiểm tra xem các website có nhận được CTR cao nhưng có đáng hay không hay đó chỉ là lượt nhấp mồi (click bait).
Một vấn đề khác được đặt ra từ phần thảo luận này là: thứ hạng cao hơn có mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn không hay là ngược lại? Hay cả hai tỷ lệ này đều do một yếu tố hoàn toàn không liên quan quyết định?
Mặc dù vậy, việc cải thiện chỉ số tương tác người dùng, như tỷ lệ thoát trang sẽ vẫn mang lại lợi ích riêng. Tỷ lệ thoát trang thấp chỉ là một chỉ số về mức độ hiệu quả.
Thời gian ở lại trên trang có ảnh hưởng đến thứ hạng tự nhiên không?
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thời gian người dùng dành ra cho một website, một chỉ số khác chúng ta có thể đo lường và chỉ số này tỷ lệ thuận với thời gian người dùng dành ra cho một website.
Dễ dàng nhận thấy rằng nếu các từ khóa hay nội dung của bạn có thời gian ở lại trên trang lâu. Thì bạn sẽ có nhiều khả năng sẽ nằm trong vị trí từ 1-6. Tuy nhiên, nếu mức độ tương tác trung bình thấp, thì có nhiều khả năng bạn sẽ nằm ở vị trí thứ 7 trở xuống.
Lý thuyết của Larry: Google sử dụng thời gian người dùng dành ra cho một website – thứ mà chúng ta không thể đo được. Tuy nhiên, nó tỷ lệ thuận với các chỉ số tương tác như tỷ lệ thoát trang, thời gian ở lại trên trang và tỷ lệ chuyển đổi. Các chỉ số này giúp Google biết được người dùng có nhận được những thông tin hữu ích phù hợp với truy vấn của họ.
Để tăng thời gian người dùng ở lại trên trang của bạn thì phải làm gì? Xem thêm bài viết hướng dẫn cách tăng time on site.
Tỷ lệ chuyển đổi: Chỉ số quan trọng nhất
Như vậy bây giờ chúng ta hãy nói về tỷ lệ chuyển đổi. Chúng ta biết rằng tỷ lệ nhấp chuột cao hơn thường dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn:
Nếu bạn có thể làm cho người khác thực sự vui khi click vào thứ gì đó, thì niềm vui đó thường được thể hiện thông qua hành động mua hàng hay đăng ký.
Do đó những gì chúng ta cần là Engagement Rate Unicorn/Donkey Detector, để phát hiện tỷ lệ tương tác cao và thấp.
Trước khi chúng ta thảo luận tiếp, chúng ta cần biết: thế nào là một tỷ lệ chuyển đổi tốt?
Trung bình trong tất cả các ngành, tỷ lệ chuyển đổi trên toàn trang cho một website bằng khoảng 2%, còn tỷ lệ chuyển đổi cho top 10 phần trăm các website chiếm 11 % trở lên. Mặc dù tỷ lệ chuyển đổi hoàn toàn có sự khác biệt lớn giữa các ngành.
Nên nhớ tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số thể hiện sự hiệu quả rất quan trọng bởi vì bạn nhận được nhiều giá trị nhất. Điều đó có nghĩa là người dùng đã tìm thấy những thông tin cần thiết ở trên website của bạn.
Làm thế nào để bạn biến tỷ lệ chuyển đổi thấp thành cao?
Bạn sẽ không đạt được hiệu quả nếu chỉ đạt thay đổi một chút. Sự khác biệt giữa tỷ lệ chuyển đổi thấp và cao là rất lớn. Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm từ 3 lần đến 5 lần, thì thay đổi nhỏ dần từ 2 hay 3% sẽ không đạt được hiểu quả.
Vậy bạn cần phải làm gì?
1. Thay đổi đề nghị của bạn
Thay vì thay đổi màu sắc hay hình ảnh nút kêu gọi hành động của thử nghiệm A/B, tốt hơn bạn nên xóa bỏ đề nghị của mình và làm một cái mới.
Hãy tự hỏi mình: Tại sao trên thế giới có 98% những người xem đề nghị của bạn không chấp nhận đề nghị đó?
Hãy suy nghĩ rộng hơn. Câu trả lời có lẽ là thứ gì đó gần với những gì bạn đang làm.
Ví dụ, với công ty của chính tôi, cách đây 5 năm sản phẩm chính của chúng tôi là đăng ký dùng thử phần mềm của chúng tôi. Việc này hơi phức tạp, người dùng phải tự học cách sử dụng phần mềm và không phải ai cũng làm được.
Sau đó, tôi nhận ra một điều: Tại sao không nâng cấp tài khoản của người khác và không yêu cầu họ dùng thử phần mềm quản lý PPC và cho họ một thẻ báo cáo? Cách làm đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tương tác thêm 10 lần và kết quả đạt được vẫn tồn tại theo thời gian.
2. Sử dụng quảng cáo trên Facebook
Bạn có thể gây ảnh hưởng với người dùng thậm chí trước khi họ tìm kiếm. Tăng nhận diện thương hiệu có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các tín hiệu tương tác của người dùng trong tương lai. Chúng ta có thể thực hiện việc này bằng quảng cáo trên Facebook.
Bạn cần quảng cáo nội dung tạo được cảm hứng, hấp dẫn và khó quên với mục tiêu tiềm năng của mình. Mặc dù họ sử dụng nội dung của bạn nhưng họ sẽ không chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và doanh số ngay lập tức. Nên nhớ, cần có thời gian để người khác yêu thích.
Thay vào đó, mục tiêu của bạn là khiến họ biến đến bạn để trong tương lai họ sẽ tìm kiếm về sản phẩm của bạn. Nếu đó là một tìm kiếm không theo thương hiệu, sau khi tiếp xúc với tài liệu mà bạn đã quảng cáo trước đây, họ có khả năng sẽ chọn bạn.
Facebook và nhiều nhà cung cấp khác đã thực hiện các nghiên cứu nâng cao. Để chứng minh rằng quảng cáo trên Facebook ảnh hưởng đến số lần nhấp chuột và chuyển đổi bạn sẽ nhận được từ tìm kiếm có trả phí và tự nhiên.
Để làm điều này, chúng tôi sử dụng các công cụ của Facebook:
- Nhắm khách hàng tiềm năng theo sở thích: tiếp cận những người có khả năng tìm kiếm những thứ bạn bán.
- Nhắm khách hàng đích theo đặc điểm nhân khẩu học: tiếp cận những người có khả năng tìm kiếm những thứ bạn đang bán, có thể trong vòng tháng tới.
- Nhắm khách hàng đích theo hành vi ứng xử: tiếp cận những người mua những thứ có liên quan đến những thứ bạn bán.
Ví dụ, giả sử bạn là một người bán hoa hay bán trang sức quý. Bạn có thể hướng quảng cáo trên Facebook vào những người sẽ tổ chức một lễ kỉ niệm trong vòng 30 ngày tới.
Tại sao bạn cần làm việc này? Bởi vì bạn biết những người này sẽ sớm tìm kiếm từ khóa có liên quan đến hoa hay đồ trang sức. Đó là cách bạn có thể bắt đầu gây ảnh hưởng khiến họ có suy nghĩ tích cực về hoạt động kinh doanh của bạn, tăng khả năng họ sẽ click vào quảng cáo của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chuyển đổi.
Không chỉ có Facebook. Bạn cũng có thể mua các quảng cáo hiển thị hình ảnh trên mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google. Bạn có thể sử dụng tập khách hàng giống nhau tùy chỉnh để hướng tới những người tìm những từ khóa bạn quan tâm nhưng không click vào website của bạn.
3. Remarketing
Mọi người đều bận rộn và có khoảng thời gian chú ý rất ngắn. Nếu bạn không sử dụng kỹ thuật remarketing thì về cơ bản bạn đang đầu tư cả đống thời gian và tiền bạc vào làm SEO và marketing chỉ để thu hút người khác truy cập một lần duy nhất.
Remarketing ảnh hưởng lớn đến các chỉ số tương tác như thời gian người dùng dành ra cho một website, tỷ lệ chuyển đổi và thời gian ở lại trên trang. Bởi vì người ta quá quen với bạn và điều này có nghĩa họ sẽ có khả năng tương tác với bạn nhiều hơn và lâu hơn.
Có lý do khiến chúng tôi chi gần một triệu đô cho hoạt động remarketing năm ngoái. Đầu tư vào remarketing:
- Đã tăng thêm số lượt truy cập lại thêm 50%.
- Tăng chuyển đổi thêm 51%.
- Tăng thời gian trung bình trên trang thêm 300%.
Đây là những con số khổng lồ cho một khoảng đầu tư tối thiểu (hiển thị quảng cáo trung bình khoảng $10 cho 1,000 lượt xem).
Do đó sử dụng remarketing để tăng mức độ quen thuộc của thương hiệu và tăng các chỉ số tương tác của người dùng. Đồng thời biến những người đã thoát khỏi site của bạn trong quá khứ trở thành các khách hàng tiềm năng.
4. Dọn sạch những trang kém chất lượng
Nếu bạn đã thử tất cả các cách nói trên mà vẫn có những trang trên website của bạn có CTR hay tỷ lệ tương tác người dùng thấp. Hãy xóa ngay những trang này. Tại sao?
Tôi tin rằng những chỉ số tương tác quá thấp dẫn đến website nhận được ít lần nhấp chuột hơn, ít khách hàng tiềm năng hơn, ít doanh số hơn và thậm chí thứ hạng thấp hơn. Chẳng ai muốn điều đó cả?
Google xây dựng một thứ tương tự về mặt khái niệm trên AdWords bằng cách cho điểm số chất lượng theo cấp độ tài khoản và cấp độ từ khóa. Cách này cũng tương tự như cách nhiều người tin rằng Google coi các liên kết trỏ đến tên miền của bạn và cả các trang riêng lẻ trên website của bạn khi tính toán thứ hạng tự nhiên. Chỉ xóa những trang chất lượng kém nhất của bạn, khi mọi cố gắng cải thiện trang đó thất bại.
Rõ ràng CTR cao hơn, tỷ lệ tương tác cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn sẽ mang lại nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn. Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng cải thiện các chỉ số này sẽ mang lại thứ hạng tìm kiếm tự nhiên tốt hơn, tạo ra một chu trình hợp lý có nhiều click và chuyển đổi hơn.
Kết luận
Ngày càng có thêm bằng chứng chứng minh CTR tự nhiên có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra rằng CTR cao nhưng có tỷ lệ tương tác thấp sẽ không có ý nghĩa lắm.
Tôi sẽ ưu tiên tối ưu hóa tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi (hoặc mức độ tương tác) và coi là một trong những cố gắng SEO on-page có ảnh hưởng nhiều nhất.
Tối thiểu nhất thì bạn cũng sẽ nhận được thêm chuyển đổi. Tuy nhiên, nếu tôi không nhầm thì bạn sẽ không chỉ nhận được chuyển đổi mà còn có thứ hạng cao hơn, từ đó có thêm chuyển đổi và thậm chí được xếp hạng cao hơn nữa.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong bài viết này có thể giúp bạn đánh giá được tỷ lệ tương tác trên website của bạn và bắt đầu tối ưu hóa tỷ lệ tương tác đó.
Nguồn: moz.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.net