Khi phân tích các trang đích của bạn, bạn cần phải kiểm tra 4 yếu tố chính trong quá trình phân tích:
Tỷ lệ thoát trang
Ở các phần trước, chúng ta đã nói về tỷ lệ thoát trang tương đối nhiều. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thoát trang của bạn bằng 75% hoặc cao hơn, rõ ràng là khách truy cập của bạn không tìm được những gì họ muốn trên website của bạn. Có thể có sự gián đoạn giữa nội dung quảng cáo của bạn và trang đích. Ví dụ điều bạn cam kết hoàn toàn khác so với kết quả mà khách truy cập nhận được.
Hành vi của người dùng
Hành vi người dùng có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà dữ liệu thông thường sẽ không làm được. Ví dụ, bạn có thể biết mình đang nhắm từ khóa đến đối tượng khách hàng nào và có bao nhiêu khách truy cập sẽ click vào quảng cáo của bạn. Khi sử dụng các ứng dụng như usertesting.com, mouseflow.com hay bản đồ nhiệt như CrazyEgg.com sẽ cho bạn biết chính xác hành động tương tác của người dùng.
Hiểu được hành vi của người dùng có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp gỡ bỏ những vướng mắc khiến người dùng không truy cập vào các trang tiếp theo. Những vướng mắc này có thể nghiêm trọng không kém gì những nội dung tối nghĩa hay giống như nội dung “tối nghĩa” không thật sự rõ rằng về sản phẩm mà dịch vụ của bạn.
Phân loại lượng traffic truy cập
Đây là một cách khác để nói rằng “Traffic đến từ các nguồn khác nhau”. Ví dụ, người dùng đến từ tài khoản Twitter có thể kỳ vọng thứ gì đó ngắn gọn, thú vị và đi thẳng vào ý chính. Còn người dùng từ tài khoản Facebook hay Google+ có thể tìm kiếm những bài viết có nhiều thông tin hơn. Hiểu được lượng traffic của bạn đến từ nguồn nào và những gì họ mong đợi. Có thể cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để xây dựng trang đích. Việc xây dựng các trang đích dựa theo từng phân khúc khách hàng sẽ đem lại cho họ cảm giác dường như trang đích này dành riêng cho mình.
Tỷ lệ chuyển đổi
Chúng ta cũng đã từng đề cập đến tỷ lệ chuyển đổi tương đối nhiều trong các bài viết trước. Tuy nhiên, việc kiểm tra các dữ liệu phân tích của bạn sẽ giúp bạn so sánh được hai landing page. Xem trang nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và thành phần nào trên trang đó đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong một số trường hợp, tỷ lệ chuyển đổi của bạn có thể bị giảm do các thay đổi trên trang. Cách duy nhất để biết yếu tố nào có tác dụng là bằng các thử nghiệm và theo dõi.
Cách tiến hành phân tích một trang đích
Phân tích trang đích của bạn không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra 4 yếu tố nói trên và rồi đưa ra quyết định. Chắc chắn là mỗi điểm nói trên đều có vai trò quyết định đến hiệu quả của trang đích. Tuy nhiên, để thực sự biết được trang đích của bạn có đang hoạt động hiệu quả hay không, cần phải có dữ liệu thực tế để tiến hành.
Trước tiên, bạn phải tìm hiểu xem các trang đích đang thực hiện chuyển đổi hiệu quả tới đâu dựa trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Trên Google Analytics, tìm đến mục Content > Site Content > Landing Pages.
Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi muốn biết hiệu quả hoạt động của trang đích dựa trên các tìm kiếm tự nhiên. Nên chúng tôi muốn lọc riêng phần lưu lượng tìm kiếm có trả phí. Từ mục Advanced Segments, chọn “Non Paid Search Traffic”.
Sau đó, phân loại theo lượt truy cập để xem trang đích nào thu hút được nhiều lưu lượng nhất từ tìm kiếm tự nhiên. Là một“tiêu chí thứ hai” bạn cũng có thể xem từ khóa nào người dùng nhập vào khi tìm kiếm để truy cập vào trang đích của bạn:
Với các từ truy vấn về các từ khóa khác nhau, vẫn hoàn toàn có thể trả về cùng một trang đích.
Một lần nữa, tỷ lệ thoát trang lại là một chỉ số có ý nghĩa. Mỗi trang đích sẽ có một tỷ lệ thoát trang khác nhau. Bạn cần kiểm tra sự khác biệt giữa các trang đích để xác định yếu tố nào gây tra tình trạng thoát trang với người dùng của bạn. Chúng ta cũng sẽ thảo luận một số vấn đề hay gặp phải trong chương này.
Tiến hành phân tích trang đích
Mặc dù các trang đích không (hay không nên) có các liên kết, thì vẫn không có nghĩa là bạn không thể liên kết tới các trang đích này từ các trang khác trên website của bạn để các trang đích đó được hưởng lợi thêm từ SEO tự nhiên.
Các công cụ tìm kiếm ngày càng trở lên thông minh, phát triển và thích nghi hơn. Mặc dù liên kết vẫn có vai trò nhất định, cách thức sử dụng các liên kết để đem đến kết quả tốt nhất cho trang đích của bạn từ hoạt động SEO hơi khác với những gì bạn nghĩ. Ví dụ:
- Nếu bạn có hai hay nhiều anchor text trên trang đích của bạn, chỉ liên kết đầu tiên mới có “tác dụng của một liên kết”.
- Các liên kết bên ngoài từ các website khác có tác dụng tối ưu nhiều hơn so với internal link.
- Anchor text có giá trị hơn nhiều so với liên kết dạng hình ảnh có chèn thêm phần alt-text.
- Một liên kết xuất hiện ở vị trí càng cao trên mã HTML, thì liên kết đó càng có giá trị.
- Như vậy, liên kết trong phần nội dung chính của website có giá trị hơn so với liên kết ở phần tiêu đề (header), sidebar hay footer.
- Việc liên kết tới nội dung có mức độ liên quan cao hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ đưa vào một liên kết dẫn đến thứ gì đó không thực sự liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Thế còn Google Hummingbird thì sao?
Cách đây vài năm Google áp dụng một số thay đổi lớn về các thuật toán Penguin và Panda. Các nhà marketing đã phải cố gắng để kéo lại website của mình. Hầu hết các website đã bị phạt là các “trang có quá nhiều nội dung kém chất lượng”. Chỉ mới gần đây Google mới triển khai một thuật toán mới có tên Hummingbird. Thuật toán này có chức năng gì? Và nó khác với thuật toán Penguin hay Panda ở điểm nào?
Quan trọng hơn cả là nó có ý nghĩa gì với các trang đích?
Nói một cách ngắn gọn, Danny Sullivan của tổ chức Search Engine Land gọi Hummingbird là thứ giống như một động cơ thay thế cho một chiếc xe hơi cũ. Mọi bộ phận có thể hoạt động tốt trên chiếc xe hơi. Tuy nhiên, xe không được thiết kế để chấp nhận sử dụng xăng không chứa chì và các cải tiến hiện đại khác. Về cơ bản Hummingbird giống như một động cơ mới. Đây là thuật toán nâng cấp dựa trên các thuật toán cũ hơn nhưng vẫn là một hệ thống hoạt động hoàn hảo. Còn thuật toán Penguin và Panda thiên nhiều hơn về cập nhật thuật toán.
Điều đó có nghĩa gì đối với các trang web
Điều đó có nghĩa là Google đang thay đổi cách họ trả về các kết quả tìm kiếm có nội dung liên quan hơn cho người dùng. Theo ngôn ngữ riêng của Google, điều đó có nghĩa rằng cỗ máy tìm kiếm khổng lồ đang nhấn mạnh nhiều hơn đến “conversational search”. Ví dụ, một người dùng có thể nhập vào Google từ “Tôi có thể mua một chiếc iPhone 5s ở đâu gần nhà tôi” và một công cụ tìm kiếm truyền thống sẽ trả về các website thiết bị điện tử trực tuyến có từ “mua” và “iPhone 5s” trong phần tiêu đề.
Hummingbird cố gắng hiểu mục tiêu tìm kiếm từ câu hỏi và nếu Google biết vị trí của bạn, có thể cung cấp cho bạn một bản đồ hiển thị các cửa hàng ở gần chỗ bạn có thể còn iPhone 5s để bán.
Một ví dụ khác từ Google, một người dùng có thể tìm kiếm từ “đơn thuốc bệnh trào ngược dạ dày”. Truy vấn tìm kiếm này trước đây thường hiển thị một danh sách các loại thuốc điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày. Giờ đây, truy vấn này sẽ hiển thị các bài viết giáo dục thảo luận các giải pháp điều trì. Chi tiết tới mức người dùng có thể sẽ không cần phải dùng đến đơn thuốc.
Để hiểu thêm về các trang đích cụ thể, thì bạn nên làm gì?
- Sử dụng trang đích để tìm hiểu mục tiêu của người dùng khi tìm kiếm từ hay cụm từ bạn đang muốn xếp hạng.
- Người cung cấp câu trả lời thực tế cho câu hỏi của người khác thay vì cố gắng làm một “giải pháp” giải đáp được mọi người và mọi thứ.
- Có khả năng tận dụng các tín hiệu xã hội, biểu đồ kiến thức, tìm kiếm ngữ nghĩa và các cảnh báo khác ngoài những từ khóa có thể trả về kết quả đặc thù theo cá nhân người dùng nhiều hơn.
Thế còn các dữ liệu từ khóa được trả về thì sao?
Cùng khoảng thời gian Hummingbird được triển khai cho toàn bộ các tìm kiếm Google searches, nhiều chuyên gia SEO đã bắt đầu nhận thấy dữ liệu từ khóa đã trở nên 100% hướng theo “tìm kiếm bảo mật”. Tức là tìm kiếm đó được ẩn khỏi các công cụ quảng và phân tích. Tìm kiếm từ khóa của người dùng đa dạng từ một vài truy vấn “không được cung cấp”, cho đến “keyword blindness” hoàn chỉnh.
Các tìm kiếm Google giờ đây chuyển hướng người dùng đến một website an toàn của Google cho các trang SERP. Tất nhiên, Matt Cutts – một kỹ sư của Google, đã khuyên các chuyên gia SEO không nên hoảng sợ. Khi họ tập trung đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, họ sẽ tiếp tục đạ được hiệu quả cao trên các công cụ tìm kiếm.
Các tìm kiếm có trả tiền của người dùng cũng không bị ảnh hưởng bởi vì kết quả có trả phí sẽ trả về từ khóa người dùng tìm để truy cập đến quảng cáo hay trang đích cụ thể đó.
Ví dụ, các tiêu chí tối ưu hóa và nghiên cứu bao gồm:
- Chuyển đổi theo từ khóa / thẻ từ khóa
- Mẫu keyword traffic theo URL
- Mẫu keyword traffic có nhiều ký tự
Và các dữ liệu phân tích khác cũng không còn nữa. Tuy nhiên, bạn có thể đo lường các yếu tố thực sự quan trọng trong việc tối ưu hóa trang đích, như:
- Tổng traffic tìm kiếm tự nhiên
- Tổng chuyển đổi từ lượng traffic tự nhiên
- Xếp hạng tìm kiếm cho cụm từ quan trọng / thẻ trang và loại / thẻ từ khóa
Do đó thay vì cố gắng tìm hiểu từ khóa nào đưa người dùng đến một trang cụ thể, thì câu hỏi sẻ là…
Kết quả trả về có đáp ứng nhu cầu của người dùng không và nếu không, chúng ta có thể cải thiện bằng cách nào?
Đó là lý do tại sao cần tiếp tục phân tích, tinh chỉnh và cập nhật trang đích của bạn rất quan trọng với chiến lược tối ưu hóa và cải tiến chung. Đó là chuỗi các thay đổi liên tục để mang về nhiều hơn những gì bạn thực sự mong muốn:
Chuyển đổi nhiều hơn…khách hàng nhiều hơn…lợi nhuận nhiều hơn.
Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa cho các trang đích?
Việc nghiên cứu từ khóa một cách thủ công đã không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó người dùng đã có thể nghiên cứu từ khóa một cách thông minh. Tất nhiên, dữ liệu phân tích của bạn chính là cột chính của các từ khóa dài tiềm năng mà bạn có thể sử dụng:
- PPC và Dữ liệu Tìm kiếm có Trả phí
- Google Keyword Planner
- Các công cụ của bên thứ ba như SEMRush, Wordtracker, v.v…
Theo nghĩa nào đó, bạn vẫn có thể tìm được những từ khóa giá trị. Bạn chỉ cần nghiên cứu sâu hơn một chút để tìm các từ khóa này. Ví dụ, mặc dù bạn không thấy được từ khóa đưa người dùng đến trang đích của mình. Nhưng bạn có thể đồng bộ những gì họ có thể tìm kiếm với từ khóa trang đích của bạn đang cố xếp hạng và ra quyết định khi có đủ dữ liệu theo cách đó.
Bạn cũng vẫn có thể sử dụng Google Webmaster Tools để nhận biết dữ liệu từ khóa chính. Cũng như các xu hướng Google để biết các thay đổi từ khóa/tìm kiếm chính có diễn ra theo khung thời gian xác định không.
Ngoài các từ khóa ra cũng giữ đúng trọng tâm khi xác định cần tối ưu điều gì trên các trang của bạn. Mọi chuyển đổi có thể được chia nhỏ thành hai nhóm: chuyển đổi lớn và chuyển đổi nhỏ.
Tối ưu hóa cho chuyển đổi nhỏ
Khi chúng ta nói về việc tối ưu hóa chuyển đổi, việc này thực sự rất dễ đối với các chuyên gia. thậm chí bằng cả dự tính tốt nhất, khiến họ không thể bị dính vào thử nghiệm tất cả những thứ nhỏ nhặt có thể tăng một chút chuyển đổi.
Những “thứ nhỏ nhặt” này được gọi là chuyển đổi nhỏ và có thể bao gồm:
- Xem một trang sản phẩm
- Chuẩn bị thanh toán (checkout – thanh toán rồi thoát trang khi mua sắm trực tuyến)
- Kết nối qua mạng xã hội (theo dõi trên Facebook/Twitter, v.v.)
- Thời gian bỏ ra trên website với một số tiền cụ thể
- Số lần xem trang với một số tiền cụ thể
Vậy chúng ta thực sự muốn tăng cái gì?
Những chuyển đổi ở trên chỉ là những chuyển đổi nhỏ nhặt. Chúng chỉ giúp tăng các chỉ số tổng thể trên website. Tuy nhiên, cái chúng ta muốn thực sự là gì? Đó chính là việc tối ưu hóa chuyển đổi lớn.
Đây là những vấn để chính mà chúng ta thực sự muốn:
- Khách hàng đặt hàng thành công
- Đăng ký là thành viên trả phí
- Điền thông tin vào biểu mẫu
- Những cuộc điện thoại từ khách hàng tiềm năng
- Gửi biểu mẫu yêu cầu (Đối với Lead Ads)
Đây là những ý chính tạo ra doanh thu dựa trên chuyển đổi. Những vấn đề mà mọi website đều cố gắng muốn tăng lên.
Cách theo dõi chuyển đổi nhỏ trong Google Analytics
Cần theo dõi các chuyển đổi nhỏ, bởi vì các chuyển đổi này sẽ giúp bạn biết được mức độ tương tác của khách hàng với website của mình.
Trên Google Analytics, bạn có thể theo dõi chuyển đổi nhỏ tùy theo loại chuyển đổi bạn muốn theo dõi:
Mục tiêu đăng ký qua email
Bạn cần tạo một mục tiêu tiềm năng bằng việc sử dụng trang “Cảm ơn bạn đã đăng ký!” làm trang mục tiêu. Bạn cần thiết lập một giá trị cho mục tiêu này và việc này có thể khó thực hiện. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu sau:
Do giá trị lượt truy cập trung bình sẽ được tính từ trang này nên bạn cần xem xét xác suất khách truy cập vào trang mục tiêu trở thành khách hàng. Ví dụ, nếu 10% người đăng ký của bạn thực hiện giao dịch mua và mức giá giao dịch mua trung bình của bạn bằng $50, bạn có thể gán một giá trị bằng $5 (10% của $50) cho mục tiêu của bạn.
Tạo một Tài khoản
Tương tự với cài đặt một mục tiêu đăng ký qua email, bạn cần thiết lập trang Hoàn tất Tạo Tài khoản làm URL đích của bạn. Đồng thời bạn cần cài đặt một phễu bán hàng cho mục tiêu này phòng trường hợp có khách hàng tiềm năng thoát ra giữa chừng trong quá trình tạo tài khoản. Cách này có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề vướng mắc dẫn đến tình trạng khách hàng không hoàn thành đăng ký tài khoản.
Số lượng trang/lượt truy cập
Nếu bạn muốn theo dõi số lượng trang được truy cập ngoài giá trị ngưỡng thông thường. Bạn cần phải tạo một mục tiêu trang/lượt truy cập. Tự hỏi mình xem bạn coi thế nào là lượt truy cập mở rộng theo dữ liệu phân tích hiện có. Ghi lại giá trị trung bình số trang một khách hàng truy cập trước khi họ mua và sử dụng giá trị đó theo hướng dẫn của bạn.
Tải xuống PDF
Bạn cần tạo một sự kiện trên Google Analytics và sau đó chỉnh sửa code website của bạn để thêm một thành phần“OnClick” cho liên kết tải xuống của bạn. Sự kiện cần gọi một lệnh đặc biệt có tên _TrackEvent để Google Analytics có thể theo dõi thành phần đó. Từ tệp tin trợ giúp của chính Google, một ví dụ về liên kết đó có dạng như sau:
Cách theo dõi chuyển đổi vĩ mô trên Google Analytics
Việc này đòi hỏi nhiều thao tác hơn chút bởi vì có nhiều bước chuyển đổi lớn hỏi chỉnh sửa code website của bạn để thêm các đoạn code của Google Analytics giúp có thể theo dõi.
Bạn cũng có thể thêm theo dõi giỏ hàng riêng lẻ tùy thuộc vào mục tiêu bạn muốn đo lường là gì. Ví dụ:
- Thu thập thông tin giao dịch qua giỏ hàng
- Thu thập thông tin sản phẩm qua giỏ hàng
- Thêm code theo dõi thương mại điện tử qua trang Completed Sale
- Thêm mã để kết nối một giỏ mua sắm bên thứ ba với tên miền của bạn
Nên nhớ bạn cần thực hiện các thay đổi tối ưu và ghi nhớ trong đầu các chuyển đổi lớn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua những chuyển đổi nhỏ.
Làm gì khi các chuyển đổi của bạn bị tạm ngưng
Giả sử, bạn đã làm đúng mọi thứ. Bạn đã tạo ra hồ sơ khách hàng tiềm năng lý tưởng của bạn. Bạn đã chăm chỉ thiết lập mực tiêu chuyển đổi của mình. Bạn đã tạo ra các trang rõ ràng và quy củ. Tuy nhiên, người dùng vấn không click vào website của bạn.
Hãy cùng xem kỹ hơn các lý do hay gặp nhất, đây là những lý do dẫn đển tình trạng chuyển đổi bị tạm ngưng, cùng với các ví dụ để bạn tham khảo.
Có quá nhiều lời kêu gọi hành động
Có quá nhiều nút kêu gọi hành động chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy bạn có rất nhiều sản phẩm hay dịch vụ bạn biết người khác sẽ yêu thích. Tuy nhiên, bạn không chắc chắn nút nào người dùng sẽ click trước?
Đó là một mục tiêu được chuẩn bị tốt, tuy nhiên, có quá nhiều liên kết và quá nhiều nút kêu gọi sẽ phản tác dụng. Làm cho người dùng bị phân tâm và họ tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu xem sản phẩm hay dịch vụ nào họ muốn có trước tiên.
Dù bạn thực sự muốn duy nhất một nút kêu gọi hành động trên trang. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn cần có nhiều nút kêu gọi hành động hơn. Nếu đúng như vậy thì bạn nên tạo điểm nhấn cho nút kêu gọi hành động chính bằng cách thay đổi màu sắc, làm cho nút to hơn và các nút kêu gọi hành động ít quan trọng thì ít nổi bật hơn:
Kêu gọi hành động sai
Đây là trang đích tương đương với “bạn muốn tôi làm gì ở đây?” Bạn có thể có nhiều thứ để nói và không gian tương đối hẹp để nói những thứ đó. Lời kêu gọi hành động sai sẽ không làm cho khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy kích thích để click vào.
Ngay cả những công ty nổi tiếng cũng mắc phải vấn đề này. Đặc biệt, nếu họ có nhiều chi nhánh hay các sản phẩm dịch vụ. Hãy thử xem trang Starbuck’s coffee gear và xem liệu rằng bạn có thể biết là hành động nào họ muốn bạn thực hiện đầu tiên không?
Nếu trang đích của bạn mắc phải vấn đề này, có một cách để bạn khắc phục đó là sử dụng một liên kết “New? Start Here!” Với việc xem qua các khu vực khác nhau trên website. Cách này sẽ giúp người dùng mới thích nghi với những sản phẩm và dịch vụ có trên website và không bị choáng ngợp với quá nhiều lựa chọn. Cách khác, bạn có thể tạo các trang đích riêng lẻ, mỗi trang cho một loại sản phẩm bạn bán. Ví dụ, các loại đồ trang sức, thẻ quà tặng, cà phê khuyến mại, v.v.
Có quá nhiều chữ
Đây là một vấn đề mà nhiều trang đích mắc phải. Đặc biệt, nếu những thứ họ bán không thực sự rõ là về sản phẩm hay dịch vụ gì.
Đây là toàn bộ chữ có trên trang đích BD2 của IBM:
Đây là một trong những trường hợp trong đó trang đích không trả lời được câu hỏi cốt lõi trong đầu khách hàng. Ví dụ, tại sao tôi nên chuyển từ phần mềm hiện tại sang phần mềm này? Hay thậm chí, tại sao tôi cần chú ý tới phiếu mua hàng này? Dòng tiêu đề “hiệu quả hàng đầu trong ngành, quy mô và độ tin cậy phụ thuộc vào lựa chọn nền tảng của bạn” chỉ là những mánh khóe ngôn từ tiếp thị không có thực chất.
Không thống nhất Tiêu đề/Nội dung
Khi vào trang chủ, người dùng nhìn thấy rất nhiều mặt hàng giảm giá: mọi thứ từ cửa, cửa sổ cho đến bình nước nóng và nhà kính. Đây là một trường hợp cụ thể về việc “ném mọi thứ lên trang đích và hy vọng một vài thứ trong số đó có hiệu quả”.
Tôi đã click vào một quảng cáo để xem dòng máy phát điện họ đang có bán. Khi tôi truy cập vào trang và mặc dù các mặt hàng giảm giá luôn được chào đón nhưng đây không phải là chỗ phù hợp, không phải lúc và thậm chí không phải trang phù hợp để hiển thị cho tôi xem. Bất kể khi nào bạn gặp phải trường hợp này, kể cả khi bạn đang “cho Miễn phí”, thì người dùng vẫn thoát trang lập tức. Vì họ không nhận được câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Có quá nhiều quảng cáo
Đây là một vấn đề phổ biến mà Google Adsense và quảng cáo bằng chữ có trả phí gây được nhiều sự chú ý trước đây. Thật may, loại quảng cáo này đã phần nào bớt dần, tuy nhiên, vẫn có những website, đặc biệt là trang đích affiliate đi theo bước chân của các thương hiệu thích giảm giá như Lowes và hiện rất nhiều quảng cáo trước mặt người dùng. Và hy vọng họ sẽ nhận được số lần nhấp chuột từ người dùng.
Vấn đề xảy ra ở đây tương tự với vấn đề gặp phải khi có quá nhiều nút kêu gọi hành động. Thay vì quyết định đi theo một hướng và lựa chọn thì người dùng sẽ thoát hẳn ra khỏi trang. Về phần điều hướng website, hãy xóa bỏ quảng cáo khỏi trang đích của bạn để tránh làm người dùng mất tập trung và không thực hiện hành động bạn muốn.
Yêu cầu quá nhiều thông tin
Các website tạo khách hàng tiềm năng, đặc biệt hay mắc phải vấn đề này. Để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất, họ cần phải rất hiểu về người họ hy vọng sẽ tiếp cận được. Tuy nhiên, ngày nay, người dùng rất cảnh giác trước các scam, spam và các vấn đề khác. Họ không còn thỏa mái đón nhận những quảng cáo từ người làm marketing qua điện thoại.
Vì vậy, cũng dễ hiểu tại sao họ không thấy thoải mái khi cung cấp một phần thông tin cá nhân. Thậm chí nếu họ có thể tiết kiệm hàng trăm đô lô tiền bảo hiểm xe của họ.
Nếu bạn hỏi người dùng quá nhiều trên trang đích của bạn, hãy cố bám vào những gì thực sự cần. Tùy thuộc vào sản phẩm dịch vụ bạn, những câu hỏi này sẽ được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Để có được những thông tin cá nhân cần thiết. Bạn phải cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn cần tích hợp tính năng xử lý biểu mẫu bảo mật để thông tin họ cung cấp được mã hóa hoàn toàn giống như một giao dịch thanh toán.
Ngoài ra, tích hợp càng nhiều tem đảm bảo càng chứng minh việc bạn rất nghiêm túc trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Tham khảo phần nói về tem đảm bảo ở chương trước để biết một số lựa chọn tốt hơn và được nhiều người biết đến hơn.
Tổng kết
Như vậy chúng ta đã thảo luận nhiều kỹ thuật trang đích khác nhau nhằm mang lại sự tối ưu hóa tốt nhất từ mỗi thay đổi mà bạn thực hiện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tự tay mình làm mọi thứ.
Hiện nay có rất nhiều công cụ, dịch vụ và website có thể giúp bạn mọi thứ từ tạo trang đích, cài đặt bản đồ nhiệt và theo dõi các cải thiện của bạn theo thời gian. Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu một số công cụ tốt nhất để giúp bạn đạt được các mục tiêu.
Nguồn: quicksprout.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.net