Mục lục nội dung

Sử dụng WordPress để quản lý nội dung giúp tăng 30% hiệu quả SEO

Sử dụng WordPress để quản lý nội dung giúp tăng 30% hiệu quả SEO

Thiết và giới thiệu một website hoàn chỉnh chưa đủ để người khác biết đến thương hiệu của bạn.

Để cải thiện mức độ hiển thị trực tuyến của bạn, bạn cần thực hiện các phương pháp SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Nếu bạn muốn có thứ hạng cao hơn trên Google và các công cụ tìm kiếm khác, bạn cần phải nghiêm túc thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thật may, nếu bạn dùng WordPress làm hệ thống quản lý nội dung (CMS). Một số tính năng tích hợp sẵn sẽ giúp cho việc tối ưu hóa nội dung của bạn cho công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn rất nhiều.

Vậy điều gì khiến cho WordPress trở thành một nền tảng mạnh mẽ giúp ích cho SEO? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Sử dụng WordPress để quản lý nội dung giúp tăng 30% hiệu quả SEO

1. Permalink Structure

Permalinks là các URL vĩnh cửu cho các trang web của bạn, bài viết, danh mục và các thẻ (tag archive). Đây chính là địa chỉ web dùng để liên kết tới bài viết trên blog và trang web của bạn. Mặc định, permalinks có dạng như sau:

http://mysite.com/p?=17

Cấu trúc này khiến cho các crawler của công cụ tìm kiếm khó có thể đọc và lập chỉ mục các trang web và bài viết của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải thay đổi cấu trúc permalinks để dễ dàng tiếp cận với cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập chúng ta.

Thật may, WordPress cho phép bạn tùy chỉnh các URL permalink của bạn cho từng bài viết và từng trang. Thêm một mô tả rõ ràng về nội dung trên trang của bạn cũng như bất kỳ từ khóa liên quan nào. Giúp cho cấu trúc URL thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.

Để thay đổi permalink URL mặc định, bạn cần phải vào mục Settings (Cài đặt) → Permalink. Bạn có thể thay đổi bằng cách sử dụng dạng /post-name/, hay /category/post-name/. Ngooài ra, bạn cũng có thể cài đặt sử dụng ngày và tên. Tuy nhiên, tôi muốn bạn sử dụng dạng “Post Name” để tối ưu hóa cấu trúc permalinks tốt nhất cho công cụ tìm kiếm. Cấu trúc URL permalinks đã tùy chỉnh có dạng như sau:

http://mysite.com/%postname%/

Thiết lập permalink tối ưu cho SEO

Mẹo: Sau khi tạo một cấu trúc permalink tùy chỉnh hãy chắc rằng bạn đã lưu lại toàn bộ thay đổi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các thay đổi cấu trúc permalinks chỉ nên thực hiện trên các website mới, chưa được Google index. Nếu các website đã được Google index mà thay đổi cấu trúc permalinks có thể dẫn đến tình trạng các đường dẫn cũ bị mất và sinh ra trang 404. Hãy cân nhắc khi sử dụng tính năng này.

2. Dễ dàng tạo tiêu đề thân thiện với SEO

Thẻ tiêu đề hay tiêu đề của một bài viết trên blog, là một trong những tiêu chí quan trọng khi muốn có thứ hạng cao hơn trên SERP của công cụ tìm kiếm. Các thẻ tiêu đề không những chỉ cho công cụ tìm kiếm biết trang web của bạn nói về nội dung gì. Mà còn tạo ấn tượng đầu tiên với người đọc tiêu đề bài đăng của bạn trên SERP.

Bởi các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn đến những từ đầu tiên của tiêu đề. Vì vậy, hãy thêm từ khóa ở phần đầu của thẻ tiêu đề. Cách này có thể sẽ giúp bạn có được thứ hạng cao hơn trên SERP. WordPress cho phép bạn tối ưu hóa thẻ tiêu đề cho SEO bằng cách sử dụng plug-in All in One SEO Pack.

Sau khi cài plug-in này, bạn cần truy cập vào WordPress admin panel (bảng điều khiển quản trị của WordPress ) → đến mục Settings (Cài đặt) → All in One SEO Pack và thêm các mã sau:

  • Post Title (Tiêu đề bài đăng): %post_title%
  • Page Title (Tiêu đề trang): %page_title%

Cách này sẽ giúp bạn tự viết được các thẻ tiêu đề độc đáo, có liên quan đến truy vấn của người dùng và thân thiện với công cụ tìm kiếm. Từ đó có thể giúp tăng CTR của bạn cũng như lượt xem trang.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO theo hướng dẫn của Moz

3. Tạo các thẻ mô tả độc đáo, hấp dẫn người dùng

Thẻ mô tả là một đoạn trích nội dung của bạn, nó được hiển thị cùng tiêu đề và permalinks trên SERP của Google. Thẻ mô tả cung cấp tóm tắt ngắn gọn bài viết trên blog hay một trang web của bạn. Giúp cho khách hàng tiềm năng xem biết được nội dung trên website của bạn nói về cái gì, có giúp ích gì cho truy vấn tìm kiếm của họ không. Cách làm này sẽ giúp bạn có thể có thứ hạng cao hơn trên các SERP.

Điều đó có nghĩa là việc tạo ra các thẻ mô tả độc đáo, hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm có thể sẽ giúp trang của bạn cải thiện mức độ hiển thị trên các SERP. Đồng thời nội dung của thẻ mô tả độc đáo, hấp dẫn người dùng cũng giúp bạn có được tỷ lệ nhấp chuột  cao hơn.

Cài đặt mặc định của WordPress giúp bạn có thể dễ dàng tối ưu hóa các thẻ mô tả cho Google và các công cụ tìm kiếm khác. Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên sử dụng plug-in Yoast SEO hay All in One SEO Pack để tự mình có thể viết được các thẻ mô tả thân thiện với SEO.

4. Có thể dễ dàng tạo một XML Sitemap trong WordPress

WordPress cho phép bạn tạo và gửi một XML sitemap một cách dễ dàng tới các công cụ tìm kiếm webmaster tools. Một XML sitemap cho phép bạn thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác biết về các trang web và bài viết của bạn có trên website của bạn. Nó cho phép các crawler của công cụ tìm kiếm đọc và lập chỉ mục website của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

WordPress cung cấp rất nhiều plug-in để giúp bạn tạo một XML sitemap cho toàn bộ các trang, bài viết, bài viết kiểu tùy chỉnh, chuyên mục và tags của bạn. Bạn có thể sử dụng plug-in Yoast SEO, hay plug-in Google XML sitemap để cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website của bạn tốt hơn.

Ví dụ: Chúng ta sử dụng plug-in Yoast SEO để tạo một XML sitemap cho website của bạn. Sau khi cài đặt và kích hoạt plug-in, bạn cần kích hoạt các XML Sitemap. Để làm việc này, đến mục SEO → XML Sitemaps và click vào hộp chọn để kích hoạt chức năng này.

Cài đặt sitemap trong WordPress giúp ích cho SEO

Hãy chắc chắn rằng bạn cấu hình plug-in này và lưu lại các cài đặt. Cách làm này sẽ tạo ra sitemap cho website của bạn.

5. Sử dụng các chuyên mục và tags

Mục đích chính của các chuyên mục và tags là để giúp khách truy cập website đi đến các blog của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó giúp bạn có thể có thứ hạng cao hơn (nếu sử dụng đúng cách). Nói tóm lại, các chuyên mục chính là phần mục lục cho blog của bạn còn các tags là chỉ mục giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu về chủ đề của blog của bạn một cách dễ dàng.

Cả chuyên mục và tags giúp bạn tạo được một cấu trúc tốt hơn và cho phép Google nhận biết cấu trúc này trong khi lập chỉ mục các bài viết trên blog trên website của bạn. Vì vậy, hãy chắc rằng bạn có toàn bộ các chuyên mục con và bài viết có cấu trúc phù hợp để cho crawler của công cụ tìm kiếm dễ dàng “đọc” nội dung của bạn.

Để thêm các chuyên mục, bạn cần đến mục Posts (Bài đăng) → Categories and Tickets → Labels (Nhãn).

6. Code đơn giản và dễ đọc

WordPress có code đơn giản và dễ đọc, cho phép các bot của công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website của bạn một cách dễ dàng. Vì đây là một mã nguồn mở nên bạn sẽ thấy có các chỉnh sửa thường xuyên về bảo mật, hiệu năng và tính năng để cho phép Google và các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng bạn ở vị trí cao hơn trên SERP.

7. Tối ưu hóa hình ảnh cho SEO

Nếu bạn muốn tăng lượng traffic về website của mình, thì bạn không thể bỏ qua việc tối ưu hóa hình ảnh. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng thể hiện bạn SEO hiệu quả hay không.

Tối ưu hóa hình ảnh là việc tạo ra các tiêu đề hình ảnh hấp dẫn, có liên quan và phần chữ hiển thị thay thế (alt ảnh) để bạn có cơ hội hiển thị cao hơn trên Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác. WordPress có thể giúp bạn dễ dàng thêm tiêu đề và phần chữ hiển thị thay thế vào hình ảnh khi bạn tải chúng lên CMS. Vì thế, tối ưu hóa hình ảnh đơn giản là vấn đề điền thông tin vào đúng các trường có sẵn.

Tối ưu hình ảnh cho SEO trong WordPress

8. Liên kết tới các bài viết liên quan

Cho phép công cụ tìm kiếm crawl các bài viết cũ hơn của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng  related posts plug-in. Một plug-in WordPress tuyệt vời giúp bạn thêm một liên kết đến các bài viết cũ có liên quan bên trong nội dung mới của bạn. Từ đó tăng các khả năng SEO của bạn một cách dễ dàng.

Plug-in giúp bạn dễ dàng thêm các bài viết có liên quan vào các bài viết trên trang của bạn. Hãy sắp xếp lại các bài viết qua tính năng kéo thả mà không cần phải tạo ra một đoạn mã code nào.

Các điểm nổi khác của WordPress:

1.Vì Google thích những website có tốc độ load trang nhanh nên WordPress cũng giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa tốc độ của website bằng cách:

  • Nén các tệp tin CSS và JS
  • Giảm thiểu yêu cầu của HTTP
  • Tối ưu hóa kích thước tệp tin ảnh
  • Sử dụng Bộ nhớ đệm
  • Sử dụng các dịch vụ CDN
  • Nâng cấp core WordPress, các chủ đề và plug-in tích hợp sẵn một cách thường xuyên

2. WordPress cho phép bạn tạo một trang mới có nội dung tươi mới, cập nhật và chất lượng được cải thiện hơn, từ đó giúp bạn có được thứ hạng cao hơn trên các SERP.

3.Trường hợp bạn quên không tối ưu hóa permalinks của một bài viết cũ trên website, thì bạn có thể chỉnh sửa thành một URL có liên quan hơn và thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn muốn tránh lỗi 404, thì hãy đảm bảo bạn thêm một chuyển hướng 301 vào phiên bản bài viết cũ hơn của bạn. Cách này sẽ chuyển hướng khách truy cập web của bạn và công cụ tìm kiếm sang URL mới, từ đó giúp tăng lượt xem trang của bạn.

Tổng kết

Nếu bạn sử dụng WordPress làm Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS), hy vọng các mẹo này sẽ giúp bạn sử dụng WordPress được hiệu quả nhất để có thể tăng 30% thứ hạng website trên SERP.

Tất cả những gì bạn cần làm là hiểu các tính năng WordPress và làm thế nào để sử dụng hiệu quả các tính năng này để bạn có được lượng traffic chất lượng về website của mình.

Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *