Như chúng ta đã tìm hiểu trong bài viết Sitemap – Sơ đồ trang web là gì? Về định nghĩa cũng như vai trò của sitemap, thì sitemap đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều hướng Googlebot, giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên site.
Và vì tầm quan trọng của công cụ này đến website, ngay sau đây chúng ta hãy cũng bắt tay vào tạo một sitemap theo hướng dẫn sau nhé. Hiện nay, có 2 cách để tạo sitemap chính đó là tạo thủ công hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ. Trước tiên, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu cách đầu tiên: Cách khởi tạo sitemap thủ công.
Chú ý: Cách này sẽ khá phức tạp với những ai không biết đọc code. Tuy nhiên lại vô cùng đơn giản nếu bạn biết một chút về code. Do vậy, nếu bạn không biết gì về code, có thể bỏ qua và chuyển sang cách thứ 2.
Cách khởi tạo sitemap thủ công
Một trong những loại sitemaps đơn giản nhất mà Google hỗ trợ đó là XML sitemap. Bạn có thể tạo site map này theo mẫu sau:
Một trong những loại sitemaps đơn giản nhất mà Google hỗ trợ đó là XML sitemap. Bạn có thể tạo site map này theo mẫu sau:
<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>
<sitemapindex xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>
<sitemap>
<loc>http://www.example.com/sitemap1.xml.gz</loc>
<lastmod>2004-10-01T18:23:17+00:00</lastmod>
</sitemap>
<sitemap>
<loc>http://www.example.com/sitemap2.xml.gz</loc>
<lastmod>2005-01-01</lastmod>
</sitemap>
</sitemapindex>
Trong đó, bạn sẽ cần thay đổi thông tin của các thẻ sau:
- <loc>: địa chỉ đường dẫn của một trang có trên site cần thêm vào sitemap
- <lastmod>: lần cập nhật cuối của một đường dẫn trên trang
Xây dựng sitemap theo cách này sẽ khiến bạn buộc phải thêm lần lượt từng liên kết mới có trên site vào sitemap. Bạn sẽ phải lần lượt thêm thông tin của từng liên kết có trên trang. Các liên kết được thêm vào sẽ cần được khai báo thông tin cho 2 thẻ <loc> và <lastmod>, và được đặt trong thẻ <sitemap></sitemap>
Sau khi đã thêm đủ các liên kết quan trọng trên trang bạn nhớ cho thêm thẻ </sitemapindex> vào cuối sitemap để kết thúc việc khai báo các liên kết trong sitemap và lúc này bạn đã có một sitemap hoàn chỉnh.
Như vậy bạn có thể thấy cách làm thủ công này khá vất vả và buộc bạn phải liên tục thêm mới các liên kết có trên trang khi bạn đăng thêm nội dung mới. Và sau khi thêm xong, bạn sẽ phải gửi lại (submit) sitemap mới chỉnh sửa này lên Google.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng cách thứ 2 ngay sau đây để tạo sitemap cho website, cách tạo sitemap có sử dụng các công cụ hỗ trợ.
Cách tạo sitemap bằng phần mềm hỗ trợ
Một trong những công cụ thông dụng nhất hiện nay giúp bạn tạo một sitemap chuẩn đó là công cụ Yoast SEO (hay còn gọi là SEO by Yoast). Được biết đến như là một plugin WordPress giúp tối ưu SEO được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với các tính năng hỗ trợ người dùng tối ưu onpage, Yoast SEO cũng đem lại cho người dùng một tính năng tạo và tùy chỉnh nội dung có trong sitemap của mình.
(Tìm hiểu thêm: SEO by Yoast là gì? Hướng dẫn cài đặt SEO by Yoast)
Yoast SEO sẽ chia các nội dung trên site ra thành nhiều loại khác nhau như post (nội dung đăng trên site), category (chuyên mục) hoặc post tag (các thẻ tag có trên site), … để tạo sitemap. Công cụ này cũng tự động khởi tạo thứ tự ưu tiên (priority – thứ tự ưu tiên thu thập dữ liệu) cho các trang trên site cũng như tần suất thu thập dữ liệu mà Googlebot nên thực hiện cho các trang này.
Và sitemap của bạn lúc này sẽ có dạng www.domain/post-sitemap.xml (có đường dẫn /post-sitemap.xml). Ví dụ sitemap của VietMoz: sitemap.
Lưu ý khi submit sitemap lên Google Webmaster Tools
Sau khi đã có sitemap, công việc tiếp theo lúc này mà bạn cần làm đó là submit (gửi) đường dẫn của sitemap cho Google thông qua Google Search Console (Webmaster Tools). Bạn có thể chỉ cần gửi đường dẫn trên của sitemap và cập nhật lại, là Google đã có thể nhận được sơ đồ site. Bạn cũng không cần cập nhật lại mỗi khi có thêm nội dung mới trên site.
(Tham khảo: Gửi và kiểm tra sitemap trên Google Search Console)
Trên đây là 2 thủ thuật seo đơn giản bạn có thể thử để tạo sitemap cho website của mình. Ngoài ra còn khá nhiều các plugin khác có thể giúp bạn tạo sitemap trên trang. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cài nhiều các plugin tạo sitemap khác nhau trên site sẽ có thể xảy ra tình trạng xung khắc plugin.
Xem thêm cách làm seo chuyên nghiệp khác tại vietmoz.net bạn nhé!
6 bình luận
Mình cũng đang chú tâm cái sitemap của web mình có dung xml-sitemap nhưng thật sự không hiệu quả toàn những link vỡ vẫn ! Thanks bài rất hay
Cài này thì đương nhiên là đúng rồi ! nhưng google đổi thuật toán liên tục chẳng biết đâu mà lần !
Chủ để quá hay , em đang không biết phải làm thế nào , cảm ơn Vietmoz 😀
Đã tạo và đã gửi cho webmaster rồi, đúng hôm sau nó index luôn ad ạ!
bài viết của a thật hữu ích @@
https://acumen.com.vn/ sao e tạo hoài mà không được ạ
bác giúp e với