Mục lục nội dung

Các tiêu chí xếp hạng của Google – Phần 4: Độ tươi mới của nội dung

Nội dung tươi mới của bài viết

Bài viết phần 3 của series các tiêu chí xếp hạng của Google của VietMoz đề cập đến vấn đề nội dung chất lượng của bài viết. Các tín hiệu này cung cấp cho Google những thông tin để chứng minh rằng nội dung trên website của bạn có ích với người dùng.

Để nối tiếp series các tiêu chí xếp hạng của Google, hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về các yếu tố On-Page. Mà vấn đề chính mà chúng tôi xoay quanh đó chính là độ tươi mới của nội dung.

Độ tươi mới

Tần suất đăng tải các bài viết trên website của bạn thường xuyên cũng là một trong những tín hiệu xếp hạng của Google. Tuy nhiên, với các truy vấn khác nhau của người dùng sẽ cần những thông tin mới khác nhau.

Độ tươi mới của nội dung

Google sẽ dựa vào những kiểu tìm kiếm sau đây để đánh giá mức độ tươi mới của nội dung:

  • Sự kiện gần đây hoặc chủ đề nóng: với bất kì những truy vấn trở thành trend trên Internet thì người dùng luôn có xu hướng muốn tìm những thông tin mới nhất ngay lập tức.
  • Sự kiện định kỳ: đây là các sự kiện diễn ra thường xuyên và theo chu kỳ định sẵn. Khi không có công cụ định lượng xác định, người dùng luôn có xu hướng muốn xem thông tin về sự kiện mới nhất chứ không muốn xem sự kiện đã xảy ra cách đây hàng năm trời.
  • Cập nhật thường xuyên: Đây là những truy vấn tìm kiếm thông tin thay đổi thường xuyên. Nhưng truy vấn này không phải là những truy vấn tìm kiếm về các sự kiện gần đây hay các sự kiện xảy ra theo định kỳ. Thông thường, các truy vấn này thường là những truy vấn tìm kiếm các sản phẩm công nghệ cao hay ô tô của các thương hiệu nổi tiếng thường xuyên được cập nhật.

Sau đó, Google sẽ kiểm tra lưu lượng tìm kiếm đỉnh điểm (spike) xem các trang tin hay blog đã viết về chủ đề đó chưa. Cũng như các phương tiện truyền thông khác như mạng xã hội đã đề cập đến chưa. Vì vậy, nếu bạn muốn nội dung của mình xuất hiện ở vị trí đầu tiên hãy cập nhật nội dung của bạn thường xuyên. Để nội dung bài viết của bạn luôn luôn mới.

Mới đây, Moz đã xem độ tươi mới của nội dung vào như là một tiêu chí đánh giá xếp hạng. Theo đó, Moz cũng đã cung cấp cách thức mà Google xác định độ tươi mới của nội dung. Những thông tin dưới đây lấy từ kết quả nghiên cứu của Moz do Cyrus Shepard thực hiện.

Các tiêu chí đánh giá độ tươi mới về nội dung của Google

1. Độ tươi mới dựa theo ngày bắt đầu

Một trang web sẽ nhận được điểm số về độ tươi mới của nội dung dựa trên ngày đăng tải và điểm số này giảm dần khi nội dung trở nên cũ dần.

2. Cập nhật nội dung thường xuyên

Google cho điểm “nội dung mới” được cập nhật thường xuyên cao hơn so với một bài viết không thay đổi gì sau khi đăng tải.

3. Thay đổi về nội dung chính của bài viết có ảnh hưởng nhiều hơn

Những thay đổi ở phần nội dung chính của bài viết có ảnh hưởng nhiều hơn so với ở các phần khác, ví dụ Javascript, comments, điều hướng, v.v.

4. Tần suất thay đổi nội dung

Nội dung thường xuyên thay đổi hơn sẽ được cho điểm cao hơn so với nội dung chỉ thay đổi vài năm một lần.

5. Tạo trang mới

Các website hay blog thường xuyên đăng các bài viết mới thì sẽ có điểm số về độ tươi mới cao hơn so với các website hay blog chỉ thi thoảng mới đăng bài.

6. Tỷ lệ link mới có thể là tín hiệu về độ tươi mới

Nếu một bài viết có link từ các site bên ngoài trỏ về tăng lên, đây có thể được coi là một dấu hiệu về mức độ liên quan đối với Google.

7. Link từ các website được đánh giá “mới” sẽ mang lại độ tươi mới cho website của bạn

Số lượng link đến từ các trang web được đánh giá có độ tươi mới cao thì cũng có thể làm tăng độ tươi mới cho chính website của bạn.

8. Traffic và tương tác từ phía người dùng có thể coi là tín hiệu về độ tươi mới

Những hành vi tương tác chuẩn trên các trang kết quả tìm kiếm SERP cũng được xem như là một tiêu chí về độ tươi mới và mức độ liên quan. Ví dụ như: Tỉ lệ nhấp chuột và time onsite.

9. Thay đổi anchor text trỏ về website của bạn có thể làm giảm giá trị các liên kết cũ

Nếu website hay bài viết của bạn thay đổi trọng tâm một cách đột ngột hay từ từ theo thời gian (ví dụ như một người thợ mộc trở thành một người hướng dẫn SEO thực tiễn tốt nhất – Dường như không có điều gì bất thường xảy ra, tuy nhiên bạn có chắc chắn rằng sẽ không có điều gì xảy ra không?)

Anchor text trong trường hợp này khi trỏ đến bài viết hay website của bạn có thể thay đổi cho phù hợp với các chủ đề khác nhau. Sau đó, Google sẽ đánh giá rằng website của bạn đã thay đổi quá nhiều. Dẫn đến giá trị của các liên kết với các anchor text cũ bị giảm giá trị.

10. Cũ hơn thường tốt hơn

Kết quả mới nhất không phải luôn là kết quả tốt nhất. Với các chủ đề cũ hơn, ít thời sự hơn, những thông tin cung cấp cho người dùng đầy đủ hơn và đã xuất hiện từ lâu lại có thể có được thứ hạng cao hơn.

11. Google news

Tất nhiên, nếu bạn có thể đảm bảo rằng Google biết rằng nội dung của bạn mới và có thể lập tức xếp bạn vào vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếp SERP trong mục Tin tức của Google (hoặc mục Những câu chuyện được chú ý nhất trên di động), nếu bạn đã gửi thành công website của mình cho Google News.
Google News

Các bài cùng series:

Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi Persotran
Biên tập bởi vietmoz.net

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza