Mục lục nội dung

Chương I: Vai trò của trang đích đối với thị trường marketing của bạn

 

Trang chủ có được coi là một trang đích không?Một trang đích là một trang bất kỳ kéo traffic từ bất kỳ trang nào trên website của bạn. Vì vậy nó được đặt tên là trang đích. Trang đích thường liên quan đến các quảng cáo tính phí theo số lần nhấp chuột như Google Adwords. Trong đó bạn có thể hướng lưu lượng về một URL cụ thể được thiết kế riêng để tiếp nhận số khách truy cập này. Chúng tôi sẽ nói thêm về Adwords ở chương ba.

Vấn đề với hầu hết các trang đích là chúng được xây dựng quanh các chuyên mục bao quát như “quần jean” thay vì có trọng tâm cụ thể như “quần jean skinny dành cho nữ giới” hay “quần jean bootcut dành cho trẻ em từ  7-11 tuổi”. Ngày nay, người ta có thể hiểu một cách trực quan rằng khi tìm kiếm trên Google, website nào có thông tin mô tả sát với truy vấn tìm kiếm của người dùng thì khả năng cao sẽ là website trả về đầu tiên. Và khi bạn trả phí cho số lần nhấp chuột, bạn mất tiền cho mỗi lần một khách hàng truy cập vào trang nào đó trên website của mình.

Mức độ liên quan của từ khóa có ý nghĩa?

Bạn có thể cho rằng sau khi bạn đã thu hút được sự chú ý của người dùng (và số lần nhấp chuột của họ) bằng một quảng cáo hướng khách hàng tiềm năng, như thế là bạn đã xong việc. Nhà bán lẻ California Closets muốn tự mình so sánh lý thuyết này với chính website của họ. Liệu một trang đích phục vụ một quảng cáo cụ thể có hiệu quả hơn một trang đích phục vụ mục đích chung hay không?

Trang đích quảng cáo có hiệu quả hơn trang đích chung không?

Mặc dù chưa rõ phần chữ nội dung quảng cáo gốc là gì, có người giả thuyết phần chữ đó là “get organized” (tổ chức). Khi đó người dùng sẽ vào trực tiếp website của bạn bằng các mẹo và sản phẩm của tổ chức.

Landing page cho hiệu quả cao hơn trọng việc thu thập thông tin khách hàng

Do đó hãy nhớ rằng một trang đích thường là cơ hội đầu tiên và duy nhất để bạn tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng. Đó là cơ hội để bạn bắt đầu cuộc trao đổi, đặt câu hỏi, mời thảo luận và thu hút nhấp chuột trên website của bạn. Đối với nhiều website, đặc biệt những website ở lĩnh vực cạnh tranh mạnh, có thể bạn chỉ có cơ hội là đeo bám một khách truy cập và thuyết phục họ rằng mức giá bạn đưa ra đáng để đổi lấy thời gian và sự chú ý của họ.

Điều đó có nghĩa bạn không thể làm sai được.

Thật may, xây dựng và sử dụng trang đích trong kế hoạch tiếp thị chung của bạn là việc khá dễ dàng. Chỉ cần xây dựng một trang sao cho kết hợp được toàn bộ các thành phần cần thiết để tạo một trang dành cho đối tượng khách hàng cụ thể của bạn.

Tất nhiên, có rất nhiều cuốn sách cũng đã nói về chủ đề này và đây vẫn là một chủ đề đang trong quá trình phát triển tiếp. Tuy nhiên, hướng dẫn này sẽ giúp bạn vén bức màn bí ẩn, tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn và đưa bạn đi đúng hướng.

Trang chủ có phải là một landing page không?

Trang chủ có được coi là một trang đích không?Có nếu khách truy cập của bạn nhập trực tiếp tên miền của bạn. Tuy nhiên, điều này có khả năng xảy ra vì họ đã quen với thương hiệu và website của bạn rồi. Chứ không phải việc đó vừa mới xảy ra trên website của bạn một cách kỳ diệu. Thông thường, trang chủ của bạn là phần giới thiệu thông tin chung về sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp, thay vì thu hẹp trọng tâm vào một chủ đề cụ thể.

Nhiều người làm tiếp thị đã nhầm lẫn khi hướng traffic trả phí theo số lần nhấp chuột về trang chủ của mình vì họ cho rằng khách truy cập sẽ “biết được” họ muốn truy cập vào mục nào. Tin xấu là khách hàng sẽ không biết. Có quá nhiều cạnh tranh, quá nhiều cơ hội cho cửa hàng cạnh tranh nhưng lại quá ít thời gian để làm theo cách đó. Và đây là toàn bộ những lý do khiến chúng ta phải xây dựng trang đích, để đơn giản hóa và làm cho quá trình diễn ra suôn sẻ.

Tại sao nên sử dụng Landing page?

Tại sao nên sử dụng trang đích?Trang đích cho phép bạn thu hẹp trọng tâm của mình và loại bỏ sự lộn xộn ra khỏi các trang của bạn. Giúp cho khách hàng không bị phân tâm và họ sẽ thực hiện những hành động như bạn muốn. Trang đích cho phép bạn kiểm soát tốt hơn để định hướng và giúp họ tìm được những gì họ đang tìm kiếm một cách nhanh hơn và từ đó dần dần ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

Thậm chí nếu khách đã truy cập vào trang của bạn và biết chính xác những gì họ cần tìm, họ vẫn muốn thực hiện một cách nhanh nhất để có kết quả. Đây chính xác là những gì Time Doctor, một công cụ phần mềm năng suất, muốn thử nghiệm trên chính trang đích của họ. Họ xây dựng một trang dài, chi tiết, bao gồm toàn bộ các tính năng chính của chương trình và thử nghiệm trang này với một trang“vừa rộng bằng màn hình” ngắn hơn nhiều:

Trang đích ngắn thường có hiệu quả tốt hơn nhiều so với các trang đích dàiTrang ngắn hơn chuyển đổi lượng khách hàng cao hơn 36% so với trang dài. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trang có nội dung ngắn sẽ hiệu quả hơn trang có nội dung dài hơn. Tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn bày bán một sản phẩm có giá cao hơn sẽ cần phải được giới thiệu các tính năng và lợi ích chi tiết hơn.

 

 

 

Điều đó có ý nghĩa gì với công cụ xếp hạng tìm kiếm của tôi?

Các công cụ tìm kiếm đều quan tâm đến mức độ liên quan giữa truy vấn và bài viếtDo các công cụ tìm kiếm của Google đều quan tâm đến mức độ liên quan đến truy vẫn của người dùng. Nên các công cụ này muốn người dùng tìm thấy những gì họ muốn tìm. Nếu website của bạn không làm tốt nhiệm vụ đó một cách rõ ràng, thì nhiều khả năng bạn sẽ dần tụt hạng so với đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng truy vấn của người dùng, đây là cạnh tranh cùng có lợi!

Đổi lại trang đích hiệu quả có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Tức là tỷ lệ khách truy cập thực hiện những tương tác mà bạn muốn. Họ được chuyển đổi từ số khách truy cập thành người mua sắm quan tâm, thành khách hàng tiềm năng và hy vọng họ sẽ trở thành khách hàng trọn đời.

Trang đích giống như các biển báo hướng dẫn người dùngTrang đích giống như biển hiệu giúp hướng người mua ở từng giai đoạn thực hiện tất cả các bước tiếp theo rất quan trọng đó.

 

Khi nào là thời điểm tốt nhất để sử dụng một trang đích?

Không phải toàn bộ các trang đều được chia ra làm trang đích được. Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng các trang đích:

  • Làm những đích đến trên các quảng cáo trả phí theo số lần nhấp chuột của mình

Tạo các trang đích khác nhau cho mỗi từ nhóm khóa và nhóm khách hàng sao cho bạn có thể thử nghiệm, theo dõi và biết được hiệu quả của từng trang đích.

  • Để tạo kỳ vọng về một đợt giới thiệu sản phẩm

Trang đích là một cách tuyệt vời để quảng bá một sản phẩm gây kích thích “sắp ra mắt” thậm chí khi sản phẩm chưa sản xuất xong.

  • Để nhóm sản phẩm dịch vụ của bạn

Không một sản phẩm dịch vụ nào hấp dẫn với mọi người. Một số người thích coupon có thể in được, trong khi có người lại thích lấy mã khuyến mại trực tuyến. Trang đích có thể giúp bạn hướng khách truy cập đến đúng nơi bạn muốn.

  • Để phân khúc khách hàng tiềm năng của bạn

Giống với sản phẩm dịch vụ, không phải khách truy cập nào cũng được hướng đến một trang đích chung “phù hợp với tất cả mọi người”. Thu hút các nhóm khách hàng khác bằng các trang được thiết kế riêng cho họ và nhu cầu của họ.

Trang đích có vai trò gì trong các chiến lược tiếp thị trực tuyến khác?

Trang đích không thể thay thế được bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác mà chỉ có vai trò bổ sung cho các hình thức tiếp thị khác.

Tuy nhiên, khác với phần lớn những chiến dịch marketing khác, trang đích đi theo hướng tiếp cận đơn giản hóa. Khi nói đến thiết kế, nội dung và các khía cạnh khác của trang, thậm chí còn đơn giản hơn. Điều đó không có nghĩa là các trang đích có toàn bộ phần điều hướng của website bị lược bỏ chỉ để lại một vài thành phần trên trang.

Chúng tôi sẽ thảo luận cấu trúc chính xác của một trang đích thành công trong chương này. Tuy nhiên ở thời điểm này cần hiểu được vai trò của trang đích trong kế hoạch marketing chung của bạn:

Trang đích và tối ưu hóa công cụ tìm kiếmTrang đích và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Trang đích được thiết kế song hành với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Mọi chiến dịch tối ưu hóa áp dụng trên site của bạn cũng cần được áp dụng trên trang đích vì như thế các chiến dịch mới phát huy được hiệu quả.

Trang đích và quảng cáo tính phí theo số lần nhấp chuộtTrang đích và Quảng cáo tính phí theo số lần nhấp chuột (PPC)

Trang đích và quảng cáo tính phí theo số lần nhấp chuột kết hợp với nhau hoàn hảo và một trong những công dụng thông thường và phổ biến nhất là dùng trang đích làm đích đến cho các quảng cáo PPC. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng chỉ có thể sử dụng thành công trang đích với xếp hạng của công cụ tìm kiếm mà thôi. Trang đích không chỉ dành riêng cho các quảng cáo có tính phí.

Trang đích và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổiTrang đích và Tối ưu hóa Tỷ lệ Chuyển đổi (CRO)

Rất nhiều người hay nhầm rằng tối ưu hóa chuyển đổi (việc khiến cho khách hàng của bạn thực hiện hành động mà bạn muốn khi họ vào website của bạn) là chỉ do các trang đích thực hiện. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trang đích là một phần chiến lược và chỉ là một trong những cách bạn có thể thuyết phục khách hàng truy cập vào website của bạn và tương tác trên site.

Trang đích và quảng cáo qua các trang mạng xã hộiTrang đích và quảng cáo qua các trang mạng xã hội

Trang đích cũng hoạt động hiệu quả cùng các trang mạng xã hội. Nhiều doanh nghiệp có một hay nhiều Fanpage của mình trên Facebook, Twitter và các trang mạng xã hội khác.

Như bạn sẽ thấy, trang đích là một cách dễ dàng để bạn tạo một đích đến tùy chỉnh cho từng phân khúc khách hàng, chiến dịch marketing, chào hàng đặc biệt hay quảng cáo tính phí theo số lần nhấp. Do đó các trang đích phải thực sự mạnh.

Tuy nhiên, đối với tất cả các chiến lược quảng cao tốt nhất, vẫn có những thứ trang đích có thể và không thể làm được.

Trang đích nói không với:

Những bài viết bán hàng dàiNhững bài viết bán hàng dài

Đây không phải là cơ hội để bạn nghiên cứu chi tiết việc sản phẩm của bạn tốt đến đâ. Thay vào đó là cung cấp chính xác những gì người dùng đang tìm kiếm. Nên nhớ, mức độ liên quan ở đây là rất quan trọng. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin, họ sẽ quay trở lại website của bạn.

Các trang thu thập thông tin khách hàngCác trang “Name Squeeze” (Thu thập tên khách hàng)

Đây là một phần của chiến thuật marketing qua internet xưa. Cung cấp cho người dùng lựa  chọn: nhập tên của bạn và gửi email để nhận một quà tặng hoặc đến đâu đó. Trang đích đã phát triển hơn so với chiến thuật này.

Cơ hội để thúc đẩy khả năng bán hàng (hard sell)Cơ hội để thúc đẩy khả năng bán hàng (hard sell)

Giờ cũng không phải là lúc để gây áp lực lên người mua. Với nhiều người, đây là ấn tượng đầu tiên và có khả năng là duy nhất. Bạn phải để họ tự nguyện tiến thêm một bước vào kênh bán hàng của mình chứ không phải ép họ vào kênh bán hàng của mình.

Một chiến lược đề ra là phải hoàn thành luônMột chiến lược làm một lần là xong

Trang đích cần phát triển và thay đổi theo thị trường và nhu cầu khách hàng. Bạn phải luôn kiểm tra và điều chỉnh thông điệp của mình sao cho thật liên quan, hữu ích hơn và bám sát hơn những gì khách hàng của bạn muốn. Đây là một quá trình dài nhưng rất đáng công sức bỏ ra vì nó giúp bạn tiến gần hơn đến việc đạt được các mục tiêu quảng cáo.

Các vấn đề gặp phải với hầu hết các website

Các vấn đề xảy ra với hầu hết các websiteVấn đề mà phần lớn các website đều gặp phải là các website được xây dựng từ góc độ người thiết kế hay phát triển.

Từ góc độ người thiết kế thì trọng tâm là tính thẩm mỹ. Cần chú ý rất nhiều đến kỹ thuật tạo chữ, màu sắc, thương hiệu, và tông màu và “tiếng nói” của nội dung và các lĩnh vực sáng tạo khác.

Từ góc độ của nhà phát triển thì trọng tâm của website nằm ở nền tảng. Nội dung được xuất bản và quản lý như thế nào? Những dạng nội dung nào được chấp nhận? Nền tảng sẽ phát triển như nào khi nhu cầu thay đổi?

Mặc dù chẳng có điều gì sai về từ một trong hai góc độ này, nhưng các website đã bỏ qua thành phần tiếp thị, thành phần làm nền tảng cho một website bất kỳ được thiết kế cho mục đích bán hàng. Bởi vì chúng ta cũng sẽ bị cuốn vào những thay đổi về thiết kết hay phát triển và các giai đoạn khác nhau của quá trình. Chúng ta thường quên đặt khách hàng lên đầu tiên và hỏi khách hàng đang tìm kiếm điều gì? Và quan trọng hơn là, làm thế nào chúng ta mang lại trải nghiệm đó và đảm bảo trải nghiệm đó không gặp phải sai sót nào ở từng bước của quá trình? Đây mới là lúc cần đến góc độ thiết kế và phát triển.

Case Study: Bạn nên đưa những gì lên một trang?

Câu hỏi khi đó trở thành “khối lượng nội dung và thiết kế như nào là đủ trên một trang?” Confidis, một dịch vụ tín dụng của Pháp, đã thử nghiệm hai phiên bản trang đích khác nhau. Một phiên bản lược bỏ hình ảnh, điều hướng và thậm chí các liên kết hỗ trợ khách hàng, và một phiên bản khác bao gồm đầy đủ các thành phần đó.

Bạn nên đưa những gì lên website của mình?
Trang đích Confidis được cập nhật và không có điều hướng, hình ảnh hay liên kết hỗ trợ

Kết quả thật ngạc nhiên: có thêm 48% người đăng ký sau khi xem trang đích “được lược bỏ” ngắn hơn. Trang đích này ngắn hơn, gọn hơn và toàn bộ thông tin người dùng cần được đều nằm ở “nửa trên của trang” trong phạm vi 1/3 phần trên cùng của màn hình.

Có một số cách trong đó việc sắp xếp lại không gian màn hình hiện có và ưu tiên các thành phần khác nhau có tác dụng đáng kể trong việc làm tăng tỷ lệ trao đổi và thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng ít công sức, thời gian và tiền bạc hơn.

Tuy nhiên các thay đổi này ảnh hưởng thế nào đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trang đích không được thiết kế thay cho SEO.

SEO và Trang đích

Khách hàng sẽ tìm thấy những gì trên website của bạnTối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một thành phần của trang đích. Nhưng lại được thiết kế để cạnh tranh với các trang đích. Giờ đây Google đang ẩn dữ liệu từ khóa đi vì thế người làm quảng cáo có thể không cần phải chú ý đến nghiên cứu từ khóa như trước đây. Giờ đây chiến lược chuyển từ tối ưu hóa đơn thuần thành mục đích tìm kiếm đơn thuần.

“Khách hàng nghĩ gì khi họ tìm thấy trang của chúng ta?”

Bước đầu tiên là thu hẹp khoảng cách giữa truy vấn của người dùng với trang đích của bạn. Ví dụ, có người tìm cụm từ “vé máy bay giá rẻ dến Paris” thì có thể họ mới đang ở giai đoạn chuẩn bị cho kỳ nghỉ của mình. Còn những người tìm kiếm cụm từ “vé máy bay giá rẻ đến Paris từ Denver vào tháng 05” thì có thể họ đã chốt lịch của mình và có thể đang tìm thêm lựa chọn khác là thuê xe hơi, khách sạn và các hoạt động khác sẽ làm trong thời gian đó.

Đó là sự khác biệt – sức mạnh – mục đích tìm kiếm.

Sau khi người dùng xác định rằng trang của bạn phù hợp nhất với vấn đề của họ. Chắc chắn họ sẽ nhấp vào trang của bạn.

Quét tìm bằng chứng hình ảnh

Bản chất người dùng là những chiếc máy quét thay vì là người đọcNgười dùng về bản chất là những “chiếc máy quét” thay vì là người đọc. Họ không có thời gian đọc toàn bộ nội dung mà bạn đã dày công xây dựng. Họ muốn biết một cách nhanh nhất, việc trang của bạn có đáp ứng được truy vấn của họ hay không. Họ cũng sẽ tự đánh giá website bạn và tự hỏi bản thân rằng “Mình có nên tin thông tin này không? Có an toàn không? Mình cần tìm hiểu thêm điều gì nữa?”

 

Kết hợp tiêu đề với truy vấn tìm kiếm của người dùng

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bằng cách kết hợp tiêu đề và truy vấn của người dùngMột trong những bước quan trọng bạn cần thực hiện để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là kết hợp tiêu đề với truy vấn tìm kiếm của người dùng.

 

Trong ví dụ này của Search Engine Watch, cụm từ tìm kiếm là chương trình bảo hiểm y tế tốt nhất cho nam giới. Kết quả hiển thị đầu tiên là website AskMen, có tiêu đề “chương trình bảo hiểm y tế tốt nhất”.

Ví dụ này nói lên hai điều:

  • Website này có thẩm quyền được công nhận và có khả năng đáp ứng được những gì người dùng đang tìm kiếm.
  • Họ có thể dễ dàng xem thông tin và hiểu nó trong vài giây và đáp ứng được toàn bộ truy vấn mà người dùng mong muốn.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bằng cách kết hợp tiêu đề và truy vấn của người dùng
Dòng tiêu đề trùng khớp với truy vấn tìm kiếm của người dùng trên trang AskMen.

Trang trên có thể đáp ứng truy vấn của người dùng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, nên nhớ rằng các thư viện và quảng cáo chính là các công cụ kiếm tiền lớn nhất. Thay vì các bài viết, trang này vẫn làm tốt vai trò cân bằng truy vấn tìm kiếm của người dùng với những gì trang cần để đảm bảo vẫn có lợi nhuận.

Đến đây bạn đã hiểu trang đích khác với các phương pháp quảng cáo khác rồi chứ. Câu hỏi bạn thắc mắc có thể là “người dùng muốn gì từ trang đích của tôi?” Đã có rất nhiều thử nghiệm quảng cáo và hồ sơ tâm lý học được thực hiện và giúp chúng ta biết được loại trang nào thường có hiệu quả nhất. Bất kể người dùng muốn tìm kiếm thông tin gì.

Dòng tiêu đề định hướng

Người dùng muốn được chỉ cho biết họ cần tới đâu, cần làm gì và làm như thế nào. Đó là lý do tại sao những trang đích hiệu quả nhất có dòng tiêu đề rõ ràng, cô đọng giúp người dùng lập tức hiểu ngay. Dưới đây là một dòng tiêu đề từ Carelogger, một hệ thống theo dõi bệnh tiểu đường có khả năng lập tức đáp ứng mối quan tâm của người dung.

Dòng tiêu đề rõ ràng, cô đọng giúp người dùng lập tức hiểu ngay

Bất kỳ ai đang đấu tranh với bệnh tiểu đường đều muốn có cân nặng phù hợp và đảm bảo đường trong máu ở mức ổn định cần thiết và bằng cách nhấn mạnh trang này theo dõi thông tin gì cũng như cụm từ “Optimal Health”. Carelogger có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm 31% bởi vì họ đã khớp được dòng tiêu đề với những gì khách hàng tiềm năng muốn có.

Ngôn ngữ dễ hiểu, cô đọng

Bách khoa toàn thư Britannica có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm 103% chỉ bằng cách điều chỉnh nội dung của mình sao cho có chứa ngôn ngữ hàng ngày. Với các đề mục tự động nhấn mạnh lý do để mua ngay bây giờ:

Ngôn ngữ dễ hiểu, cô đọng

Nhóm marketing của Apple là những bậc thầy về phương pháp “càng ít càng nhiều” khi nói đến việc bán một số lợi ích mạnh mẽ nhất của mình. Làm thế nào bạn mô tả được thứ phức tạp như Siri chỉ bằng một vài từ?

Làm thế nào bạn mô tả được thứ phức tạp như Siri chỉ bằng một vài từ?

Tập trung vào khách hàng

Hãy tập trung vào khách hàng của bạnNgười dùng truy cập vào trang đích của bạn muốn biết rằng họ quan trọng và có giá trị. Sử dụng ngôn ngữ tự cho mình là trung tâm như “Tôi”“chúng tôi” tạo ấn tượng rằng bạn chỉ quan tâm về bản thân mình hay doanh nghiệp/giải pháp thay vì quan tâm đến khách hàng.

 

Dịch vụ quản lý email AwayFind từng sử dụng dòng tiêu đề “Hãy để chúng tôi tìm các thông điệp khẩn”. Tuy nhiên trong một thử nghiệm, họ đã thay bằng “Hãy để các email khẩn tự tìm đến BẠN”. Cụm từ này nghe không chỉ bớt“oai vệ” hơn và giảm việc tạo ấn tượng cho rằng công ty quyết định điều gì là cấp bách hay không. Cụm từ này đặt người dùng vào vị thế có quyền kiểm soát và thuận tiện.

Một ví dụ về bài viết hướng tới người dùng

Kết quả là, AwayFind tăng lượng đăng ký thêm 91%, một thành công đáng nể theo mọi khía cạnh.

Đáng tin cậy

Thêm các tem niêm phong bảo mật như những gì Mint.com sử dụng trên trang của mình. Nhằm đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân và tài chính của bạn an toàn và họ có các chứng nhận của bên thứ ba để bạn tin cho cam kết của họ.

Hãy đảm bảo thông tin cho khách hàng

Tổng kết

Hãy tổng kết lại xem bạn đã hiểu được những gì từ bài viết này:

Trang đích được thiết kế như một chiếc bàn đạp để người dùng tiến sâu vào website của bạn. Trang phải đảm bảo liên quan và tập trung vào một điểm duy nhất như truy vấn tìm kiếm của người dùng. Trang đích thường có liên kết với các trang tính phí theo số lần nhấp chuột như Google Adwords nhưng tất nhiên không chỉ giới hạn ở mỗi nền tảng đó.

Việc sử dụng trang đích đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận vốn đầu tư của bạn trên mỗi khách hàng. Một trang càng cụ thể, đơn giản và đồng bộ, thì càng có khả năng cao người dùng sẽ thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Về mặt lý tưởng, nên sử dụng trang đích để nhóm sản phẩm dịch vụ, người dùng của bạn thành các trang đích đến cho quảng cáo có tính phí theo lần nhấp chuột. Đây là mà một cách để tạo ra sự kỳ vọng về một sự kiện hay sản phẩm (khuyến khích người dùng đăng ký khi sự kiện sắp diễn ra).

 

Có một số việc không thuộc nhiệm vụ của trang đích. Ví dụ như đóng vai trò là một bài viết bán hàng dạng dài hay các trang thu thập tên khách hàng đơn giản. Trang đích của bạn về cơ bản là chiếc “thảm chào mừng” thu hút khách truy cập đến các phần còn lại của website. Miễn sao bạn có lời chào hấp dẫn có sức cộng hưởng cùng họ là bạn đã khuyến khích được họ bước qua cánh cửa chính rồi.

Các trang đích có tỷ lệ chuyển đổi cao thường áp dụng triết lý “càng ít càng nhiều”. Thông thường nên loại bỏ bớt đồ họa, điều hướng, các chứng thư xác nhận và thậm chí cả các tùy chọn hỗ trợ khách hàng không cần thiết. Để giúp cho người dùng tập trung vào một hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không thay thế trang đích hay ngược lại. SEO bổ sung cho trang đích và khi được thực hiện phù hợp, trang đích giúp làm tăng mức độ liên quan trong mắt của công cụ tìm kiếm và qua đó có tăng khả năng xếp hạng của bạn.

Người dùng có những mong muốn nhất định bạn cần đáp ứng nếu bạn muốn họ thực hiện bước tiếp theo, chủ yếu gồm: một dòng tiêu đề khớp với truy vấn tìm kiếm của họ, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, chú trọng tới nhu cầu khách hàng và các thành phần về lòng tin và độ tin cậy khi chọn bạn.

Đây là những thành phần chính khách hàng tìm kiếm khi họ truy cập vào trang của bạn. Và họ muốn toàn bộ những thứ này trong một website có tốc độ load trang nhanh, dễ duyệt web và thân thiện với người dùng.

Nghe giống như một việc rất khó làm? Chưa phải lúc bạn áp dụng các chiến lược chúng ta sẽ tìm hiểu ở Chương 2. Hướng đối tượng khách hàng cũng không kém phần quan trọng với việc hướng các trang của bạn sao cho đáp ứng mong muốn của khách hàng. Có được đối tượng khách hàng không đúng và cho dù trang của bạn tốt đến mấy thì họ cũng sẽ không thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Đó là lý do tại sao ở Chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường tiềm năng của bạn, bao gồm tạo ra tập khách hàng (personas) để bạn sử dụng cho các lần “chạy thử” khác nhau của trang đích nhằm xác định xem bạn có bao gồm thông tin khách hàng đang tìm kiếm không. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về các thành phần khác nhau tạo nên một trang đích và cách sử dụng các thành phần đó sao cho hiệu quả nhất.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ chuyển nhanh sang một trong các khía cạnh quan trọng nhất trong thiết kế và phát triển trang đích, đó là thử nghiệm và theo dõi. Phần này có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo rằng bạn quyết định đúng bằng toàn bộ dữ liệu hiện có, để khi bạn hiểu rõ hơn về người mua của mình, bạn sẽ có khả năng thực hiện các điều chỉnh nhằm tăng cường tương tác nhiều hơn và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Nguồn: quicksprout.com
Dịch bởi Persotrans
Biên tập bởi vietmoz.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *