Mục lục nội dung

Thủ thuật SEO Onpage & Offpage 2020: +100 SEO tip

seo-tips

Bạn đang làm SEO?
Bạn chưa biết mình nên SEO như thế nào trong năm 2021 này?
Hoặc muốn cập nhật mới lại các thủ thuật SEO đã lỗi thời của mình và thay đổi tư duy SEO?
Vậy thì bài viết “Thủ thuật SEO Onpage & Offpage 2021: +100 SEO tip” này sẽ là một kiến thức nền tảng tốt nhất cho các bạn để làm SEO trong năm 2021. Các thủ thuật này đều đã được điều chỉnh theo guideline của Google dành cho các Webmaster 2015 và những cập nhật mới nhất của Google tính đến cuối năm 2015 này.
Hi vọng rằng, tài liệu này sẽ là hành trang tốt cho các bạn SEOer bước tiếp trên chặng đường SEO năm 2021 sắp tới này.

Vì bài dịch khá dài nên tôi có tạo một danh mục bài viết dưới dạng link jump, để giúp các bạn có thể ngay lập tức đi đến phần mà mình đang quan tâm.

Và sau đây, xin mời bạn đọc đến với phần đầu tiên trong tài liệu về thủ thuật SEO 2021 của Ahrefs: Cấu trúc và bố cục website.

Phần 1: Cấu trúc và bố cục website

site-layout-1

1. Bố cục rõ ràng và tập trung – Website cần có một bố cục rõ ràng, dễ nhìn để người dùng không quá khó khăn để tìm hiểu nội dung trên trang. Các nội dung chính cần được đặt trong màn hình đầu tiên của trang, để người dùng có thể nhìn thấy mà không cần phải di chuyển xuống.

2. Tránh dùng quá nhiều quảng cáo trên Phần đầu site – Mặc dù quảng cáo hiển thị là một kênh đem lại doanh thu cần thiết cho nhiều trang web, tuy nhiên, quá nhiều quảng cáo trên Phần đầu trang có thể gây tác động tiêu cực đến người dùng và việc ranking website. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tất cả các quảng cáo hiển thị được tách biệt rõ ràng với nội dung trang.

site-layou

3. Tạo một hệ thống phân cấp nội dung – Một hệ thống phân cấp nội dung – sơ đồ trang web rõ ràng, rành mạch có thể giữ cho nội dung trên site có tổ chức và khiến pagerank của trang chảy hiệu quả hơn. ĐỒng thời giúp quản trị viên xác định được và tập trung PR cho các trang quan trọng.

3-example-site-structure

4. Tối ưu các thanh điều hướng trên trang: Các công cụ điều hướng sẽ giúp người dùng cũng như công cụ tìm kiếm dễ dàng nắm bắt được vị trí của vị trí của mình trên trang.

5. Nofollow các paid link & exchanged link – Tất cả các liên kết trả tiền và liên kết trao đổi có trên trang đều cần có thẻ rel = “nofollow” thêm.

6. Sử dụng các Url thân thiện với SEO – các đường dẫn này nên được tạo một cách dễ đọc – cả bởi Googlebot lẫn người dùng web và được tạo theo một form mẫu logic. Các Url ngắn gọn có chứa từ khóa mục tiêu (phân cách bằng dấu gạch nối) vẫn luôn được coi là loại Url tốt nhất cho SEO.

7. Đảm bảo bạn có thông tin liên lạc rõ ràng – Thông tin liên hệ chi tiết (nên có cả các địa chỉ thật chứ không chỉ riêng email hay các địa chỉ online khác) phải được đặt tại một vị trí dễ thấy trên trang.

8. Trang giới thiệu và chính sách bảo mật – Đây là những trang quan trọng có thể giúp bạn gia tăng sự tin tưởng từ cả người dùng và công cụ tìm kiếm.

9. Giảm nhồi nhét text – Hãy giảm các nội dung trùng lặp trong bố cục trang (ví dụ như sidebars) đến mức tối thiểu.

10. Thêm địa chỉ của bạn ngay trên trang nếu bạn đang SEO Local – Không chỉ các địa chỉ thật, bạn cũng nên cung cấp cho Googlebot cũng như người dùng một thông tin chi tiết nhất về địa chỉ mà bạn đang kinh doanh, nếu bạn đang nhắm mục tiêu SEO địa phương

11. Sử dụng www. hoặc không www – dù bạn chọn bất kỳ loại hình nào, hãy kiểm tra lại chắc chắn rằng trang web của bạn hiện đang hoạt động tốt (có thể truy cập và lập chỉ mục) khi có www hay không www. Bạn cũng nên cài đặt tên miền ưa thích (có www hoặc không) trong các công cụ quản trị trang web – Google Webmaster Tools.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 2: Nghiên cứu từ khoá

12. Chọn từ khóa – Nghiên cứu từ khóa vẫn tiếp tục là một Phần quan trọng hàng đầu trong SEO. Sử dụng Google Keyword Planner, hoặc các công cụ khác như: Long Tail Pro để đánh giá khối lượng tìm kiếm và chọn từ khóa mà bạn nên SEO.

13. Chọn một từ khóa chính cho mỗi trang – Mỗi trang trên trang web của bạn nên nhắm mục tiêu vào một từ khóa duy nhất. Tránh việc nhắm mục tiêu các từ khóa tương tự trên nhiều trang.

14. Nắm bắt tâm lý người dùng mục tiêu – Mặc dù các từ khóa chung chung, phổ biến có thể đem lại một lượng lớn traffic, tuy nhiên, việc xem xét kỹ các truy vấn của người dùng, cho dù họ là ai, cho dù họ tìm kiếm từ khóa gì cũng có thể đem lại nhiều sự quan tâm lớn của người dùng đến với sản phẩm / dịch vụ của bạn.

15. Nghiên cứu đối thủ – bạn chỉ cần sử dụng Google tìm kiếm về từ khóa chính là có thể có trong tay một list các đối thủ bạn cần phải vượt. Và các đối thủ này sẽ đóng góp vào bộ từ khóa của bạn một lượng lớn các từ khóa quan trọng.

Screenshot vietmoz

16. Phân tích độ khó SEO của từ khóa – Hãy xem xét khả năng SEO của từ khóa và làm thế nào để kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn có thể nổi lên trên top, vượt qua các kết quả trả phí và gợi ý từ Google. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét đến sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh cùng SEO mà mình sắp gặp phải.

17. Cạnh tranh các từ khóa hot của đối thủ – Bạn có thể sử dụng Alexa hoặc Ahrefs để phan tích xem từ khóa nào đang đem lại visit cho đối thủ SEO của mình. Từ đó, cạnh tranh visit trên chính những từ khóa đó bằng các nội dung hữu ích hơn.

18. Thường xuyên theo dõi thừ hạng các từ khóa – bởi bạn có thể thị tụt top bất cứ lúc nào, không chỉ vì Google cập nhật thuật toán, mà còn cả các đối thủ SEO của bạn đang ngày một mạnh hơn.

19. Quản lý tỷ lệ nhấp chuột – CTR – sẽ là một dấu hỏi lớn khi tại sao bạn top cao hơn đối thủ nhưng lại có tỷ lệ nhấp chuột thấp. Phải chăng tiêu đề hoặc mô tả bạn kém chất lượng. kém thu hút người đọc. Hay kết quả của bạn bị chìm xuống bởi các kết quả khác nổi bật hơn? Giải quyết được câu hỏi này tức là bạn đã tìm ra cách gia tăng traffic cũng như ranking của website.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 3: Thẻ tiêu đề

title-tags

20. Từ khóa xuất hiện ở đầu tiêu đề – Hãy cố chèn từ khóa mục tiêu của bạn càng gần với phần đầu của thẻ tiêu đề càng tốt.

21. Tránh bị cắt ngắn – Tiêu đề thẻ có 512px độ dài và tiêu đề bạn sẽ bị cắt ngắn nếu như vượt quá số pixel này. Để tránh phức tạp, bạn có thể giữ độ dài của thẻ tiêu đề trong khoảng 55 ký tự hoặc ít hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, tiêu đề của bạn vẫn có thể dài quá định mức dù chưa đến 55 ký tự.

22. Tiêu đề hấp dẫn – Bạn có thể tham khảo cách viết tiêu đề của các trang báo, hoặc tham khảo các cách giật tít mà chúng tôi đã chia sẻ.

23. Riêng biệt – Một tiêu đề được trình bày một cách riêng biệt, độc đáo có thể khiến cho website bạn nổi trội trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

24. Đừng bận tâm việc thêm thương hiệu của bạn – Việc thêm tên thương hiệu của bạn ở cuối tiêu đề trang là không cần thiết – Google thường sẽ tự động thêm brand cho bạn. Ngoại trừ:

25. Tối ưu hóa trang chủ cho thương hiệu bạn – Trang chủ là nơi mà tiêu đề của bạn nên được tối ưu hóa cho từ khóa thương hiệu.

26. Tối thiểu stop word – Top Word là những từ được sử dụng phổ biến, được dùng để liên kết như rằng, thì, là, mà, được, trên, trong, hay, chính là, với,… Hơn nữa, với không gian đã vốn chật hẹp (khoảng 55 chữ cái), bạn cũng không nên để những từ như vậy làm giảm sự xuất hiện của từ khóa chính trong tiêu đề.

27. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề – Bạn không thấy quá phiền toái và tẻ nhạt khi suốt ngày lặp lại một mẫu tiêu đề như vậy sao. Hãy cố gắng viết sao cho thật độc đáo và mới lạ nhé.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 4: Thẻ mô tả

meta-descriptions

28. Bán nội dung của chính mình – Thẻ mô tả của bạn giống như một lời quảng cáo ngắn mà bạn có thể gửi đến người dùng tiềm năng của mình trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Hãy viết một thẻ tả mô tả thật hấp dẫn và độc đáo cho từng trang trên trang trên site của bạn.

29. Tránh bị cắt ngắn – Hãy viết thẻ mô tả meta của bạn với độ dài khoảng 155 ký tự (tối đa) để tránh việc bị cắt ngắn đoạn mô tả trên bảng kết quả tìm kiếm.

30. Chèn từ khóa chính trong thẻ mô tả – Mặc dù việc chèn từ khóa trong thẻ mô tả hiện nay không  còn tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc ranking website như trước khi, tuy nhiên, các từ khóa có trong thẻ mô tả được in đậm trong kết quả tìm kiếm có thể giúp cải thiện tỷ lệ người dùng nhấp vào trang.

Screenshot_1

31. Thay đổi & Trải nghiệm – Bạn có thể thử nghiệm việc thay đổi các mẫu viết thẻ tiêu đề cho các trang khác nhau trên site, để từ đó chọn ra mẫu viết thẻ mô tả có tỷ lệ CTR cao nhất trên nhiều trang để áp dụng cho các trang khác trên site.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 5: Thẻ heading

header-tags

32. Thẻ H1 độc đáo – Đối với Googlebot, thẻ H1 có vai trò như một chủ đề chính trên trang. Chính vì vậy, để tránh việc Google cho rằng các nội dung trên trang bạn đang bị trùng lặp, mỗi trang trên site cần có một thẻ H1 riêng biệt, độc đáo.

33. Thẻ H1 có chứa từ khóa chính – Thẻ H1 sẽ vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trên trang và nên có chứa từ khóa bạn cần SEO tại bài viết này.

34. Các thẻ heading thứ cấp chứa từ khóa phụ -Các thẻ heading thứ cấp như H2, H3 là những vị trí trên trang đem lại cho bạn một cơ hội tốt để nhắm mục tiêu đến các từ khóa phụ và từ khóa dài.

35. Tránh sử dụng các thẻ tiêu đề trong bố cục web – Rất nhiều các mẫu template hiện nay đang chèn thẻ heading vào các vị trí khác nhau trên website một cách bừa bãi. Việc chèn như vậy hầu hết đều nhằm mục đích sử dụng style heading cho các vị trí đó.

Và điều này sẽ khiến cho Googlebot gặp khó khăn để hiểu được nội dung trên trang, làm loãng nội dung. Bạn có thể thay thế chúng bằng các đoạn CSS style trong thẻ divs.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 6: Nội dung

content-1

36. Chèn từ khóa trong đoạn đầu của bài – Nếu có thể (không nên cố nhồi nhé), bạn hãy sử dụng và nhấn mạnh từ khóa mục tiêu của bài viết trong đoạn nội dung đầu tiên trên trang để gia tăng sức mạnh cho topic.

37. Độ dài nội dung có sự tương quan với thứ hạng cao – Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng có một sự tương quan giữa các nội dung dài với việc có một thứ hạng cao. Mặc dù việc có một nội dung dài không có nghĩa là bài viết đó có chất lượng – có ích với người đọc. Tuy nhiên, việc bạn phân tích và đi sâu vào một chủ đề sẽ khiến cho bài viết được tập trung hơn vào từ khóa mục tiêu, và nhận được nhiều đánh giá uy tín từ Google.

9k1dK

(Độ dài về nội dung của Top 10 các kết quả tìm kiếm)

38. Quên đi mật độ từ khóa – Bạn sẽ không cần phải tốn hàng giờ để chỉnh sửa, nhồi nhét nhằm tối ưu mật độ từ khóa trên trang. Hãy nghĩ về chủ đề bạn đang viết, nghĩ về người dùng mục tiêu và viết một cách thật tự nhiên. Và chắc chắn bạn sẽ có được một mật độ từ khóa được tối ưu một cách tự nhiên nhất mà không cần phải suy nghĩ về nó.

Thậm chí, bạn chỉ cần chắc chắn đã nhắc đến từ khóa chính ít nhất một lần!

39. Sử dụng các từ khóa LSI – từ khóa LSI là những từ mà ngữ nghĩa của nó có liên quan trực tiếp đến từ khóa chính. Chúng đem lại cho bạn rất nhiều các lợi ích bao gồm việc củng cố cho chủ đề bài viết, đồng thời phân biệt với các từ cùng âm nhưng khác nghĩa.

Bạn nên làm một nghiên cứu nhỏ trước khi bắt đầu viết về một chủ đề nào đó. Bởi rất có thể, người dùng sẽ tìm đến với chủ đề của bạn thông qua các từ khóa LSI mà không phải từ khóa chính.

40. Đa dạng các loại nội dung trên trang – Hãy bổ sung cho bài viết của bạn những nội dung như hình ảnh, video, slide, infographic,… để khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, dễ chia sẻ hơn và nhận nhiều các liên kết đến từ các trang khác. Việc đa dạng hóa nội dung trên trang cũng có thể đem lại cho bạn một số lợi ích SEO trực tiếp.

41. Tăng lượng liên kết nội bộ – Liên kết nội bộ – Internal link sẽ giúp cho sức mạnh của trang web được luân chuyển dễ dàng qua tất cả các trang trên site, đồng thời, giúp cho bạn gia tăng time on site của người đọc và giảm Bounce Rate cũng như Exit Rate.

42. Link out – Việc bạn tạo các liên kết đến trang chất lượng cao, có uy tín và liên quan đến nội dung bạn đang nói đến có có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với những trang web này. Đồng thời gia tăng độ uy tín của website bạn trong mắt công cụ tìm kiếm. Một lời khuyên nhỏ cho bạn đó là nên để các outlink mở ra trong một cửa sổ mới để giảm bounce rate cho website.

43. Giữ nội dung được cập nhật thường xuyên – Thường xuyên cập nhật lại những nội dung cũ trên trang để giữ chúng luôn được tươi mới, liên quan hơn đến với thực tế và giàu giá trị trong ranking. (đọc thêm)

44. Ưu tiên chất lượng hơn số lượng – ngoại trừ bạn đang SEO cho các trang báo hoặc các trang có lượng xuất bản bài viết hằng ngày lớn, thì hầu hết tất cả các trang web sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi tập trung vào chất lượng nội dung, trái ngược với số lượng.

Sau một thời gian dài thực hành và trải nghiệm SEO, bạn sẽ thấy rằng việc đăng một bài viết chất lượng sẽ có giá trị hơn nhiều so với việc xuất bản các bài viết tầm thường mỗi ngày.

45. Tạo structured data – Thiết lập và tạo các dữ liệu có cấu trúc trên trang để giúp Google hiểu rõ hơn nội dung trên web bạn và gia tăng hiệu quả cho SEO

structured data

46. Tạo rich snippet – Ngoài việc tô điểm cho kết quả tìm kiếm của website trên Google Search, rich snippet còn giúp cho website được hưởng lợi thêm từ Google khi được hiển thị thêm các đường dẫn khác trên site, gia tăng tỷ lệ click vào trang.

rich-snippets

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 7: Loại bỏ các nội dung xấu

trimming-fat

47. Canonical các trang có nội dung trùng lặp – Canonical đường dẫn của các trang có nội dung trùng lặp trên site về một trang duy nhất để thông báo với Google rằng đâu là bài viết gốc và cần bỏ qua bài nào. Như vậy, các trang này sẽ không bị Google coi là trùng lặp nội dung.

Thông thường, các trang web bán hàng có nhiều các sản phẩm giống nhau, chỉ khác nhau về màu sắc sẽ cần đến tính năng này.

48. Noindex, hoặc nofollow các trang kém giá trị – Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast (bản cũ) hoặc một số các plugin khác để no-index hoặc no-follow các trang kém chất lượng hoặc không có giá trị, nhằm thông báo với Google những trang bạn muốn loại bỏ (no-index) hoặc các trang không có giá trị gì trên site (no-follow).

49. Chặn Goooglebot truy cập các trang đặc biệt trên site – Bạn nên chặn truy cập của các con bot đến những trang có nội dung “nhạy cảm” trên site như trang quản trị admin. Đây là những loại nội dung hết sức nhạy cảm và không nên để các con bot truy cập lấy dữ liệu bởi ngoài Googlebot ra, chúng ta còn có hàng loạt các loại bot khác, bao gồm cả những loại nguy hiểm.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 8: Tối ưu trải nghiệm người dùng

user-experience

50. Giảm tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate – Đối với hầu hết các trang web (trừ các trang web trung gian nhất định được sử dụng với mục đích luân chuyển người dùng – người dùng đến để được chuyển đi một trang khác) thì một tỷ lệ bỏ trang thấp cùng một lượng lớn trang truy cập mỗi phiên là điều mà bất cứ quản trị viên nào đều mong muốn.

Và trong khi, chỉ số này vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu Google có sử dụng nó (giá trị hiển thị trong Google Analytics) như là một yếu tố xếp hạng website hay không (có khá nhiều khả năng Google sử dụng chỉ số này vì nó được đo lường khá chi tiết trong Google Analytic), thì tỷ lệ bỏ trang vẫn là một chỉ số đáng quan tâm đối với các SEOer.

Bởi bounce rate cao cho chúng ta thấy rằng rất nhiều người dùng đã rời website ngay sau khi đọc trang đầu tiên. Có thể trang của bạn đã không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, hoặc cho họ một trải nghiệm kém.

51. Sử dụng Scroll map – Phần mềm Scroll map sẽ chỉ cho bạn thấy người dùng đã đi được bao xa trên trang của bạn. Scroll map sẽ rất có tác dụng đối với những trang có nội dung dài, và người dùng buộc phải lăn chuột xuống để đọc hết các nội dung. Và giúp bạn theo dõi được quá trình di chuyển của người đọc và xác định được nguyên nhân tại sao họ đã bỏ trang trước khi đọc hết nội dung trên trang.

52. Sử dụng heat map tracking – Heat map tracking là một công cụ giúp lưu vết các nhấp chuột của người dùng vào các vị trí trên trang. Công cụ này giúp bạn tìm ra chính xác nơi người dùng đã nhấp bào hoặc các liên kết không nhận được nhấp chuột nào trên trang. Công cụ này sẽ giúp bạn tối ưu tối đa chuyển đổi và điều hướng người dùng.

53. Quảng cáo Pop-up – Mặc dù quảng cáo có thể là một trong những công cụ đem lại chuyển đổi nhiều nhất cho site, tuy nhiên, nó cũng là một con dao 2 lưỡi có thể khiến cho người dùng thoát ngay và “một đi không trở lại”.

54. Hãy cẩn thận với các loại quảng cáo interstitial ads – Interstitial ads (tạm dịch là quảng cáo gián đoạn) là loại quảng cáo thường xuất hiện sau khi bạn đã ở trên trang một thời gian nhất định nào đó. Nếu bạn sử dụng loại quảng cáo này theo dạng spam (liên tục và quảng cáo hiện ra che phủ kín màn hình), website rất có thể phải chịu một hình phạt nào đó từ Google.

interestitial-ads

55. Tối ưu website cho thiết bị di động –  Đây là công việc bạn nên đặt độ ưu tiên lên hàng đầu, nếu không muốn bỏ lỡ một lượng rất lớn truy cập người dùng từ mobile.

56. Kiểm tra tính khả dụng của website trên các thiết bị khác nhau – Không chỉ thân thiện với thiết bị mobile, bạn cần check tính khả dụng của trang web trên một loạt các thiết bị, với hệ thống điều hành và kích cỡ màn hình khác nhau.

57. Nội dung dễ đọc – Tất cả nội dung trên trang bao gồm text, hình ảnh, chữ trong hình ảnh,… có trên trang đều cần dễ đọc và có một font chữ dễ nhìn. Chú ý: Nói không với nỗi chính tả!

58. Tạo trang 404 thân thiện với người đọc – Bạn không thể chắc chắn 100% rằng website bạn không có bất cứ một liên kết gãy nào trên trang. Chính vì vậy, để đảm bảo người dùng bị đẩy đến một trang trắng và không có bất cứ nội dung gì, hãy tạo một trang 404 (lỗi không tìm thấy) thật thân thiện với các điều hướng khách truy cập vào những nội dung khác có liên quan mà họ có thể quan tâm, tránh gia tăng bounce rate.

59. Giảm thiểu thời gian chết – Sử dụng một hosting đáng tin cậy với thời gian tải tối thiểu (lý tưởng là 0) và quan trọng hơn, đừng keo kiệt chi phí cho hosting.

60. Đăng ký SSL – Việc bạn đăng ký SSL – tiêu chuẩn bảo mật trong truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser) nên được ân nhắc ưu tiên. Bởi như chúng ta đã biết, Google vừa công bố ưu tiên cho các trang HTTPS và có thể trong tương lai, công cụ tìm kiếm này còn dành nhiều đãi ngộ hơn cho các web HTTPS.

Quay lại menu đầu bài ↑

Phần 9: Google Webmaster Tools

webmaster-tools

61. Tìm cách “chiến thắng nhanh” – Thông qua Google Search Console, bạn có thể tìm ra những từ khóa ngách có lượng tìm kiếm nhiều và không quá cạnh tranh. Những từ khóa này sẽ mở đường cho bạn đi đến chiến thắng nhanh hơn trong chiến trường tranh giành traffic này.

62. Kiểm tra và khắc phục  lỗi – Công việc này cần làm thường xuyên bởi Search Console là công cụ giao tiếp trực tiếp giữa Google và các quản trị viên website. Chính vì vậy, một khi Webmaster Tools báo lỗi, cũng đồng nghĩa với việc Google đang thấy rằng trên website đang có một số lỗi cần sửa. Những lỗi này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới ranking của website.

63. Gửi sitemap – Bạn cần thêm một hoặc nhiều các sitemap trên trang để đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy tất cả các nọi dung có trên site. Ngoài ra, thông qua sitemap, bạn có thể cho công cụ tìm kiếm biết trang nào có tầm quan trọng hàng đầu trên site thông qua thuộc tính priority, và trang nào mới được cập nhật.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 10: Google Analytics

google-analytis

64. Đăng ký Google Analytics – Một trong những việc cần ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu làm SEO một website đó là đăng ký Google Analytics và Google Search Console. Những dữ liệu thống kê của Google Analytics này là những con số chính xác nhất cho phép bạn hiểu được người dùng của website.

65. Theo dõi thường xuyên – Kiểm tra số liệu thống kê của website hằng ngày và tìm ra nguyên nhân nếu có một sự thay đổi bất thường dù là nhỏ nhất trong lưu lượng truy cập, số trang/phiên, user,…

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 11: Tốc độ tải trang

site-speed

66. Tối ưu tốc độ tải trang – Tốc độ trang tải trang là một trong các yếu tố xếp hạng website của Google. Hơn nữa, xét từ phía người dùng, không ai có thể chấp nhận một trang web có tốc độ tải trang chậm. Chính vì vậy, các bạn cần tối ưu và giảm thiểu thời gian tải trang xuống thấp nhất có thể.

67. Kiểm tra tốc độ tải trang – Google Page Speed Insights là một công cụ khá hữu ích được gửi đến từ Google với hi vọng các quản trị viên website có thể tối ưu và gia tăng tốc độ tải trang nhanh nhất. Ngoài việc kiểm tra và đánh giá tốc độ tải trang, công cụ này còn đưa ra một số các khuyến nghị từ Google để giúp bạn tối ưu thời gian tải trang.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 12: Tối ưu hình ảnh

image-optimisation

68. Hãy sử dụng hình ảnh! – Việc thêm hình ảnh vào các nội dung trên trang có thể giúp cho trang web của bạn đẹp hơn, sinh động hơn thay vì toàn text. Hãy đem đến những nội dung tốt nhất đến người đọc không chỉ về nội dung mà còn cả hình thức để khiến họ cuốn hút hơn với nội dung trên site và khuyến khích họ chia sẻ.

69. Tối ưu thẻ Alt – Googlebot sử dụng thẻ alt như một văn bản thay thế cho nội dung của hình ảnh. Chính vì vậy, việc bạn thêm thẻ alt sẽ giúp Googlebot có thể ranking website được tốt hơn.

70. Tối ưu tên ảnh, đường dẫn ảnh – Hãy sử dụng tên và đường dẫn nào đó có thể mô tả tốt nhất cho hình ảnh của bạn. Ví dụ:

Tốt: <img src = “photo-of-a-clown.jpg” alt = “bức ảnh của một chú hề” />
Không tốt : <img src = “1550111.jpg” alt “” />

71. Tối ưu hóa hình ảnh – Sử dụng các định dạng hình ảnh phổ biến hiện nay, không dùng ảnh quá nặng làm tăng thời gian tải trang là các lưu ý bạn cần nhớ để tối ưu hình ảnh trên trang. Ngoài ra, bạn cũng nên tối ưu kích thước và màu sắc, nội dung của hình ảnh sao cho phù hợp với nội dung trên trang, để ảnh trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho nội dung trên trang.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

link-building

72. Link vẫn tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong ranking! – Backlink vẫn sẽ tiếp tục là một trong những yếu tố ranking chính mà Google sử dụng để xếp hạng các trang web trong năm 2021 này.

73. Backlink từ các tên miền uy tín sẽ ngày càng giá trị – domain càng uy tín và đáng tin cậy, thì backlink nhận được từ những trang đó sẽ càng có giá trị trong ranking. Bạn có thể sử dụng các chỉ số DR trong Ahrefs và DA (Moz) hay Trust Flow (Majestic) để xác định độ uy tín của website.

74. Backlink từ các trang có liên quan sẽ đem lại hiệu quả cao trong ranking – Backlink từ các trang web chất lượng cùng lĩnh vực vẫn tiếp tục tạo ra giá trị ranking cao trong năm 2021 tới.

75. Backlink nằm trong phần body (nội dung) vẫn có giá trị cao nhất trên trang – Backlink nằm trong phần nội dung, đặc biệt là phần đầu nội dung tiếp tục là những backlink có giá trị nhất trên trang.

linkval-5

76. Backlink kém chất lượng sẽ khiến website bị phạt – Những backlink từ trang kém chất lượng sẽ không đem lại bất kỳ giá trị nào cho website bạn. Thậm chí còn khiến website phải chịu một số các tác vụ thủ công do Google đưa ra.

77. Đa dạng hóa hồ sơ backlink – Tiếp tục đa dạng hóa backlink và gia tăng độ phủ của domain đến nhiều các website khác nhất có thể.

78. Đa dạng hóa anchor text – Bạn nên đa dạng hóa các từ khóa được sử dụng cho backlink về site nếu không muốn webiste phải chịu một số các hình phạt do liên kết không tự nhiên từ Google.

79. Thường xuyên theo dõi backlink về trang  Đây là một trong số những công việc mà SEO-leader càn làm hằng ngày. Không chỉ kiểm tra số lượng backlink đã về, mọi thông tin có liên quan đến backlink cũng cần được xem xét thật kỹ để có thể phát hiện và phòng ngừa kịp thời tình trạng bơm link bẩn.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 14: Social Media

social-media

80. Social Media ngày càng quan trọng! – Mặc dù Social Media không có một ảnh hưởng trực tiếp nào đến việc ranking website, tuy nhiên thông qua hệ thống mạng xã hội, các nội dung của bạn có thể tiếp cận được đến người dùng một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp nội dung của bạn được lan truyền và tiếp cận dược với nhiều người nhất có thể.

Ngoài ra, visit từ các mạng xã hội vẫn là một trong các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến ranking website.

81. Sử dụng Social Media để chia sẻ nội dung với bạn bè – Duy trì và phát triển danh sách bạn trên các mạng xã hội để khi bạn chia sẻ một nội dung nào đó, nội dung này có thể xuất hiện trên newfeed nhiều người nhất có thể.

82. Hiển thị số lượng like share của nội dung ngay trên trang – Việc hiển thị này đóng vai trò như một bằng chứng hoạt động mạng xã hội và có thể dẫn đến việc nhiều người like/ share hơn nữa.

83. Khuyến khích người đọc chia sẻ nội dung – Bằng việc sử dụng các call-to-action kêu gọi chia sẻ, và hiển thị các button chia sẻ mạng xã hội ở các vị trí nổi bật trên trang, bạn có thể khiến cho việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.

84. Thêm dữ liệu Open Graph – Các dữ liệu Open Graph sẽ khiến cho một bài chia sẻ của người đọc về website được chi tiết nhất có thể.

head-html

85. Thêm thẻ Twitter – Cho phép người dùng Twitter tweet nội dung.

86. Thêm các button ghim trên Pinterest – Gia tăng lưu lượng truy cập từ Pinterest.

Quay lại menu đầu bài ↑

Phần 15: Google Penalty và cách khắc phục

penalty-recovery

87. Tác vụ thủ công – Các tác vụ thủ công mà Goolge áp đặt cho một website đều sẽ được thông báo qua email và tin nhắn trong Webmaster Tools. Cách khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần sửa tất cả các hành vi mà Google đề cập và gửi yêu cầu xem xét lại và chờ Google gỡ bỏ tác vụ thủ công.

88. Kiểm tra visit thường xuyên – Visit là dầu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dùng để nhận biết website đã bị phạt bởi Google.

89. Không viết nội dung ngắn – Theo những cập nhật mới nhất từ Google Panda, thì các nội dung ngắn có thể bị xóa bỏ khỏi SERP hoặc de-index.

90. Gỡ các liên kết kém chất lượng – Thanh lọc các tất cả các backlink từ trang kém chất lượng.

91. Disavow các backlink kém chất lượng nếu không gỡ bỏ được – Trong trường hợp bạn bị bơm backlink bẩn hoặc có quá nhiều backlink không thể gỡ ngay được, hãy disavow chúng. Lưu ý, việc bạn disavow backlink chỉ khiến cho Google hiểu rằng bạn đang từ chối nhận các backlink này, và các backlink này vẫn càn được gỡ bỏ hoàn toàn.

92. Kiểm tra link out trên site – Bạn cần xem xét tất cả các linkout ra khỏi site để đảm bảo rằng trang web của mình không bị hack hoặc có linkout đáng ngờ.

93. Gửi yêu cầu xem xét lại – Đối với các hình phạt thủ công, bạn nên gửi đơn yêu cầu xem xét lại chỉ khi chắc chắn rằng tất cả các hiện tượng spam trên site đã không còn để có thể thoát khỏi các tác vụ thủ công nhanh nhất.

Lưu ý: Việc website bạn được khôi phục khỏi các hình phạt của Google không có nghĩa là website bạn có thể ngay lập tức trở về vị trí cũ. Bạn cũng nên hết sức cẩn thận khi loại bỏ backlink và các trang tren site bị de-index,… để tránh việc khiến cho website bị mất đi những nguồn lực quý giá. Bạn cũng cần phải lưu ý rằng Google dự kiến ​​sẽ chuyển tất cả thuật toán chống spam sang chế độ ‘real-time – thời gian thực’, khiến cho việc nhận định hình phạt của website đang nhận phải sẽ trở nên khó khăn hơn.

Quay lại menu đầu bài ↑

Tìm hiểu thêm:

Phần 16: Quảng bá nội dung

content-promotion

94. Tìm nội dung được quan tâm nhiều và phát triển nó – Bạn có thể sáng tạo ra những nội dung chất lượng và đón nhận rất nhiều sự quan tâm từ người đọc bằng cách làm này. Hãy kế thừa và phát triển những nội dung phổ biến trước đó, và làm tốt hơn.

Một điều tuyệt vời trong chiến lược này đó là bạn đã có sẵn tạp người dùng qaun tâm đến chủ đề này, và bạn có thể tiếp cận với họ để quảng bá nội dung mới vừa tạo.

95. Quảng bá cho nội dung trên trang – Đừng bao giờ coi thường việc quảng bá cho nội dung trên site. Hãy dành nhiều thời gian để quảng bá cho nội dung giống như khi bạn tạo ra nội dung đó, trừ khi bạn đã có một lượng lớn đông đảo số người follow website để không cần quảng bá, hoặc bạn chọn được các lĩnh vực kém cạnh tranh và nhu cầu lớn (cứ viết và họ sẽ đến đọc).

96. Email marketing – Email là phương tiện có thể giúp bạn tiếp cận được người đọc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Đây cũng là phương tiện giúp các bài đọc mới nhất của bạn luôn được người đọc biết đến và tạo ra một lượng tái truy cập thường xuyên của người đọc.

97. Thêm số lượng lượt chia sẻ của bài – Sô lượng chia sẻ của bài đọc sẽ có giá trị như một chứng nhận chất lượng đối với người đọc, khuyến khích họ tiếp tục chia sẻ và liên kết tời trang.

98. Chia sẻ nội dung từ những người khác – Chia sẻ nội dung với đối tác của bạn và đôi bên cùng có lợi.

Quay lại menu đầu bài ↑

Phần 17: Các công việc duy trì SEO

seo-housekeeping

99. Tìm và sửa các link gãy – Broken link là một trong các tác nhân nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng và SEO. Hãy tìm và và khắc phục chúng hằng ngày.

100. Kiểm duyệt các bình luận – Bạn cần kiemr duyệt lại tất cả các nội dung có chứa ít nhất 1 liên kết để tránh việc chảy máu sức mạnh của website sang các trang web chất lượng thấp hoặc spam.

Phần 18: Mẹo & Lời khuyên cho SEOer

general-seo-tips

101. Đừng chỉ tập trung vào một mảng – Một chiến dịch marketing online tốt luôn cần đa dạng các kênh thu hút traffic về website, không nên chỉ dựa vào một nguồn lưu lượng truy cập duy nhất từ SE.

102. Không bao giờ dừng tìm hiểu SEO – Kiến thức là sức mạnh, và nguồn sức mạnh vô tận, luôn được gia tăng thêm này đang chờ đón các bạn SEOer cũng như chuyên gia SEO khám phá và sử dụng.

103. Giừ cho mình luôn được cập nhật – Mọi thứ trong SEO luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì vậy, hãy giữ cho bản thân bạn luôn theo kịp với những thay đổi đó. Ghi nhớ: “Thay đổi hoặc tụt hậu

104. Hãy kiên nhẫn – Một chiến lược SEO hiệu quả luôn cần phải làm việc chăm chỉ và thời gian. Bạn càng mong thu được thành quả SEO sớm, thành quả đó của bạn càng không bền vững. Hãy tin tưởng và kiên nhẫn làm việc. Những thành quả tuyệt vời cho sự nỗ lực và chờ đợi đang chờ đón bạn.

Một bật mí nhỏ tiếp sức thêm niềm tin cho các bạn SEOer đó là theo một nghiên cứu của Hubspot, thì SEO là một trong những kênh Marketing Online đem có chỉ số ROI (lợi nhuận thu về/ chi phí bỏ ra) cao nhất trong tất cả các phân khúc marketing.

marketingspend

105. Đừng cố lách luật – Lách luật Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác có thể đem lại cho bạn một lợi thế lớn hoặc thậm chí là rất lớn. Tuy nhiên lợi thế này hoàn toàn không bền vững và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Giống như khi bạn xây một tòa tháp mà những viên gạch đầu tiên bạn chọn qua loa để xây nhanh, thì tất cả các công sức bạn đã bỏ ra để xây các tầng cao của tòa tháp đó sẽ thành bọt biển khi nó sụp đổ vì những viên gạch nền tảng kém chất lượng.

106. Không spam – Lưu ý và ghi nhớ: “Không spam!”

Trên đây là tất cả những thủ thuật SEO kèm lời khuyên của Ahrefs được chuyển tải theo kiến thức và tâm huyết của người dịch. Hãy thường xuyên quay lại bài viết này để nhận được những cập nhật mới nhất về thủ thuật SEO cho năm 2021.

Đừng quên để lại một bình luận và chia sẻ bài viết này cho bạn bè bạn. Hãy like và chia sẻ bài viết thay cho lời động viên để tiếp thêm động lực cho chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc các tác phẩm chất lượng tiếp theo.

Bài viết có sử dụng tư liệu từ ahrefs.com
Vui lòng ghi rõ nguồn vietmoz.com và tác giả khi đăng tải lại bài viết này.

Bài viết liên quan

11 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *