Mục lục nội dung

Rich Cards là gì? – Tổng quan về Google Rich Cards

Rich Cards là gì?

Google Rich Cards la gi

Rich CardsThẻ thông tin chi tiết là một dạng kết quả tìm kiếm của Google, hiển thị chi tiết hơn nội dung của một trang web trên bảng kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Tính năng này được tung ra nhằm gia tăng trải nghiệm của người dùng Google trên thiết bị di động, đồng thời cung cấp thêm thông tin chi tiết cho người dùng về chủ đề mà họ đang quan tâm.

Chính vì được tung ra nhằm gia tăng trải nghiệm cho người dùng Google trên mobile, nên Rich Cards hiện chỉ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm thông tin trên thiết bị di động.

Hiện tại, Google mới chỉ cung cấp Rich Cards cho các truy vấn tìm kiếm có liên quan đến một Công thức – Recipe và Một bộ phim – Movie.

Ví dụ về Rich Cards Google

Sau đây là ví dụ minh họa cho tính năng này của Google.

rich-card-recipe-example

Như bạn có thể thấy trên ảnh trên, Rich Cards là một kết quả tìm kiếm của Google được trình bày dưới dạng thẻ ảnh thông tin, và có thể trượt sang trái hoặc phải. Người dùng có thể vuốt trái phải để tìm các thông tin mà mình đang quan tâm, thay vì vuốt lên xuống như trước đây.

Việc thông tin chi tiết được trình bày dưới dạng thẻ ảnh chính là một nguyên nhân khiến cho tính năng này được gọi là Rich Cards – Thẻ thông tin chi tiết.

Vai trò của Rich Cards

Bằng cách hiển thị thông tin của trang dưới dạng thẻ ảnh, kèm theo khả năng trượt ngang trái phải, Rich Cards đã làm cho bảng kết quả tìm kiếm trở nên sinh động hơn, hấp dẫn và trực quan hơn trong mắt người dùng công cụ tìm kiếm.

Bảng kết quả tìm kiếm nhờ đó cũng không còn khô khan như trước đây, điều đó cũng đem đến cho người dùng một trải nghiệm tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm mobile.

Đối với chủ sở hữu trang web, đây là một cơ hội lớn để trang web bạn được nổi bật trong bảng kết quả tìm kiếm mobile, và thu hút người dùng Click vào website bạn nhiều hơn.

Ví dụ, nếu bạn có một trang web chuyên nói về các cách chế biến món ăn, bạn có thể xây dựng nội dung theo mẫu cấu trúc của một “Recipe – Công thức chế biến” trong schema.org, có kèm theo một hình ảnh nổi bật cho từng món ăn. Nếu những hình ảnh và thông tin trên Rich Cards của bạn hấp dẫn họ, bạn sẽ có được một view ngay lập tức của người dùng.

Và tất nhiên, nếu bạn có nhiều trang nói về công thức chế biến này, thì Google sẽ hiển thị tất cả chúng trên thanh trượt Rich Cards.

Phân biệt Rich Cards và Rich Snippets

Được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu của Rich Snippet, và kế thừa thành công của tính năng này, Rich Cards cũng cung cấp cho người dùng Google những thông tin hữu ích có liên quan đến truy vấn tìm kiếm của họ.

Các thông tin hữu ích này được trích xuất dựa trên những Dữ liệu có cấu trúc – Structured Data được đánh dấu trên trang. Các dữ liệu có cấu trúc này cần được đánh dấu bằng ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu schema.org để Google có thể hiểu được và hiển thị chúng lên bảng kết quả tìm kiếm tự nhiên. Về điểm này, chúng ta có thể thấy Rich Cards hoàn toàn giống với Rich Snippets.

Do vậy, về bản chất, Rich Snippet và Rich Card là hoàn toàn giống nhau, chỉ là một cái thì được hiển thị cả trên Desktop và Mobile (Rich Snippet), còn một cái thì chỉ hiện thị trên Mobile (Rich Card).

Cách tối ưu Rich Cards

Trước khi đi vào tối ưu cho Rich Cards, đầu tiên bạn cần chắc chắn nội dung trang web của mình đang nằm trong 2 loại Recipe và Movie bởi hiện tại Google chỉ hiển thị Rich Cards khi người dùng tìm kiếm các truy vấn về 2 chủ đề này.

Sau đó, nếu nội dung của bạn thực sự liên quan đến 2 chủ đề này, bạn sẽ cần phải tìm hiểu xem Google sẽ đánh dấu những loại dữ liệu nào trên trang của bạn. Công việc này sẽ giúp cho bạn có thể bổ sung các dữ liệu còn thiếu trên trang một cách đầy đủ nhất.

Sau đây là hướng dẫn đánh dấu dữ liệu chi tiết của Google cho 2 chủ đề này:

Dựa vào mục Properties (thuộc tính) của 2 loại dữ liệu có cấu trúc này, bạn có thể biết được những nội dung nào cần đánh dấu mà trên trang mình hiện không có để tiến hành bổ xung.

Một số lưu ý khi tối ưu Rich Card

  1. Tìm hiểu trước việc đánh dấu dữ liệu Rich Cards và xác định vị trí đặt các thẻ đánh dấu phù hợp trên trang. Bởi 1 số các trang web có thể sẽ phát sinh lỗi khi được đánh dấu dữ liệu.
  2. Trước khi xuất bản các trang đã được đánh dấu dữ liệu Rich Cards, bạn có thể kiểm tra lỗi trước và xem bản demo kết quả tìm kiếm Rich Card của mình bằng công cụ: Công cụ kiểm tra lỗi Rich Cards
    Hãy dùng công cụ này để tối ưu và tinh chỉnh các dữ liệu có cấu trúc trên site để Rich Cards của bạn được đầy đủ thông tin nhất.
  3. Google khuyên bạn nên đánh dấu dữ liệu bằng JSON-LĐ.
  4. Theo dõi thường xuyên số lượng các Rich Cards của mình để phát hiện lỗi kịp thời, bằng công cụ Quản lý Rich Cards

Công cụ kiểm tra lỗi Rich Cards

Bạn có thể tự kiểm tra xem mình đã tối ưu chuẩn dữ liệu có cấu trúc hay chưa dựa theo công cụ Structured Data Testing Tool.

Bạn có thể Click vào nút Preview màu xanh như trên ảnh để có thể xem trước Rich Cards của mình sẽ xuất hiện ra sao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm Google.

Quản lý Rich Cards bằng Google Search Console

Bạn có thể quản lý các Rich Cards của mình bằng công cụ Thẻ Rich trong Google Search Console.

Sau khi bạn đã tạo thành công các Rich Cards trên site, thì chúng sẽ được xuất hiện trong bảng dữ liệu của công cụ này như ảnh trên.

Lưu ý:

  • Thường xuyên kiểm tra và chú ý tới các lỗi về đánh dấu dữ liệu được thông báo trong Search Console.
  • Nếu có lỗi phát sinh, bạn check lại bằng Công cụ kiểm tra lỗi Rich Cards ở trên.
  • Đừng quên gửi sitemaps cho Google để công cụ tìm kiếm này có thể tìm thấy được tất cả các nội dung có cấu trúc trên website.

Phát triển nội dung cho Rich Cards

Cũng từ công cụ quản lý Rich Cards bên trên, bạn cũng có thể tìm ra các Rich Cards chưa được tối ưu hoàn toàn để tiếp tục tối ưu cho chúng bằng cách tích vào mục Enchanceable Cards như hình vẽ dưới đây:

Tất cả các thẻ thông tin chi tiết chưa được tối ưu hoàn toàn sẽ được hiện ra trong mục dưới, kèm theo cả số lượng cụ thể (như trong ví dụ trên là 53,328). Và đồ thị tăng trưởng của những Rich Cards chưa tối ưu sẽ có màu vàng như hình vẽ minh họa trên.

Và bạn cũng có thể xem các thẻ thông tin chi tiết đã được tối ưu hoàn toàn tại mục Fully Enchanced Cards. (có màu xanh như trên hình ảnh minh họa)

Một số các câu hỏi thường gặp về Rich Cards

Sau đây là một số các câu hỏi thường gặp về Rich Cards, kèm theo lời giải đáp đến từ Google:

⇒ Question 1

Q: Tôi có thể giữ các đoạn mã hiện tại của tôi đánh dấu?
A: Có, bạn có thể! Chúng tôi sẽ giữ cho bạn được đăng là kết quả của hệ sinh thái phong phú phát triển.

⇒ Question 2

Q: Báo cáo dữ liệu về Dữ liệu có cấu trúc trong Search Console nói về điều gì?
A: Bảng dữ liệu có cấu trúc trong Search Console sẽ hiển thị các báo cáo cho các rich snippets.

Chúng tôi đang có kế hoạch để di chuyển tất cả các báo cáo lỗi đánh dấu dữ liệu từ bảng báo cáo này sang bảng báo cáo Rich Card .

⇒ Question 3

Q: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi sử dụng sai loại đánh dấu dữ liệu?
A: Chúng tôi sẽ sử dụng các hướng dẫn kỹ thuật và chất lượng áp dụng cho Rich Snippet để đối chiếu với Rich Cards của bạn. Nếu có lỗi phát sinh, chúng tôi vẫn sẽ thông báo cho bạn như đã làm trước đó.


Trên đây là một số các thông tin bạn cần biết về thuật ngữ SEO Rich Cards. Xem thêm các kiến thức SEO khác tại chuyên mục Kiến thức SEO.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *