Mục lục nội dung

Google bổ sung thêm rich result cho podcast trên SERP

Google bổ sung thêm rich result cho podcast trên SERP

Google đã bí mật giới thiệu một vài hướng dẫn mới về dữ liệu có cấu trúc nhằm mang lại rich result cho podcast trên kết quả tìm kiếm.

Đến nay, tính năng này chỉ có trên Google Home hay ứng dụng Google Search phiên bản 6.5 hoặc cao hơn trên các thiết bị Android. Tuy nhiên, sẽ sớm hỗ trợ Chrome trên Android.

Tính năng này lần đầu được lưu ý trên Search Engine Roundtable và Google đã đưa ra một hình ảnh để chứng minh tính năng này trên thực tế như thế nào:

Google đã đưa hình ảnh thực tế để chứng minh về podcast

Podcast có thể được đánh chỉ mục và gắn vào kết quả tìm kiếm, đây có thể là một tính năng đặc biệt hữu ích cho Google Home và các smartphone.

Ví dụ trên cho thấy tài nguyên SERP có thể được sử dụng đến mức nào khi tính năng này được triển khai đúng cách. Một ứng dụng phát podcast được gắn vào kết quả tìm kiếm cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không cần click vào một trang đích mới có thể nghe được một đoạn âm thanh hay một đoạn phim.

Làm thế nào để lập chỉ mục các podcast?

Giai đoạn đầu tiên để các podcast được lập chỉ mục và Google đã cung cấp những hướng dẫn rất rõ ràng và kỹ lưỡng về cách thực hiện rồi:

  • Hiển thị một nguồn cấp dữ liệu RSS hợp lệ mô tả podcast theo các thông số kỹ thuật RSS 2.0 cũng như các yêu cầu về nguồn cấp dữ liệu được mô tả dưới đây.
  • Nguồn cấp dữ liệu phải chứa ít nhất một đoạn tuân theo các yêu cầu quy định dưới đây.
  • Podcast phải có một trang chủ riêng có các thành phần được mô tả dưới đây. Trang chủ đó phải có một <link> trỏ đến nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn.
  • Trang chủ, nguồn cấp dữ liệu RSS và mọi tệp tin âm thanh không bị chặn phải được hiển thị với Googlebot. Nghĩa là, chúng không yêu cầu đăng nhập và không được bảo vệ bởi robots.txt hay các thẻ <noindex>.

Yêu cầu về nguồn cấp dữ liệu RSS

Bạn phải đưa ra được một nguồn cấp dữ liệu RSS mô tả podcast của bạn. Nguồn cấp dữ liệu này phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của RSS 2.0 với các thẻ bổ sung và các giá trị.

Nếu bạn sử dụng bất kỳ thẻ nào được xác định bởi Google Play hoặc iTunes. Hãy đảm bảo rằng chúng bao gồm các thuộc tính xmlns thích hợp trong  <rss> thẻ ở đầu nguồn cấp dữ liệu của bạn, như đoạn code dưới đây:

< Rss version = “2.0” xmlns: googleplay = “http://www.google.com/schemas/play-podcasts/1.0” xmlns: itunes = “http://www.itunes.com/dtds/podcast-1.0 .dtd ” >

Yêu cầu trang chủ

Podcast của bạn phải có trang chủ mô tả rõ ràng về podcast. Không những thế, phần trang chủ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  1. Trang chủ phải có đoạn code HTML như dưới đây:

<Link type = “application / rss + xml” rel = “alternate” title = “tên podcast của bạn ” href = ” URL url của podcast của bạn ” />

  • title – Tiêu đề mô tả ngắn của podcast.
  • href- URL của nguồn cấp dữ liệu podcast của RSS.
  1. Trang chủ không thể có một phần tử khác <link type=”application/rss+xml” rel=”alternate”> trên đó.
  2. Trang chủ phải có sẵn để Googlebots xác định chính xác URL nguồn cấp dữ liệu RSS.

Thêm dữ liệu có cấu trúc cho Podcast

Việc triển khai dữ liệu có cấu trúc có thể dẫn đến tăng mức độ hiện diện của SERP và tỷ lệ nhấp chuột. Tuy nhiên cách làm này cũng cung cấp hướng dẫn giá trị cho các công cụ tìm kiếm khi chúng crawl nội dung của bạn.

Dưới đây là danh sách các thẻ cần thiết trong nguồn cấp dữ liệu RSS của podcast:

Danh sách các thẻ cần thiết trong nguồn cấp dữ liệu RSS của podcast

Các thẻ phải được thêm ở cả cấp podcast và bên trong nguồn cấp dữ liệu RSS để hiển thị trên các rich result. Đây là một việc quan trọng cần cân nhắc và sẽ cần những người phát triển đầu tư thêm chút thời gian để vừa làm vừa cập nhật.

Dưới đây ví dụ về podcast do Google cung cấp và cấu trúc thông thường của một danh sách podcast sẽ có dạng như sau:

ví dụ về podcast do Google cung cấp và cấu trúc thông thường của một danh sách podcast

Tổng kết

Kết hợp với những phát triển về tìm kiếm bằng giọng nói, di động, và cá nhân hóa. Việc bổ sung thêm các podcast vào rich result của Google mang ý nghĩa chiến lược.

Dữ liệu từ Edison Research thể hiện tốc độ tăng trưởng hàng năm của podcast ở Mỹ, dự kiến còn tăng hơn nữa trong năm 2017:

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của podcast ở Mỹ

Theo đó, mọi thương hiệu bây giờ cần chú ý đến tính năng này để tạo ra các podcast. Đặc biệt là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện những thay đổi kỹ thuật và thấy chúng xuất hiện trên Google. Những người áp dụng càng sớm sẽ càng sớm đạt được kết quả thành công nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết gốc của Google về Podcast:

https://developers.google.com/search/docs/data-types/podcasts

Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *