Mục lục nội dung

Chương 1: Xây dựng liên kết là gì và vì sao nó quan trọng?

Xây dựng liên kết là gì và vì sao nó quan trọng là nội dung chính của chương 1 trong phần hướng dẫn cho người mới bắt đầu xây dựng liên kết

Dù cho bạn mới tiếp xúc với link buiding hay đã làm việc với nó được một thời gian, thì chúng tôi vẫn chắc chắn bạn sẽ tìm được thứ gì đó hữu ích trong ebook hướng dẫn này. Trong bối cảnh mà các thuật toán của Google thường xuyên thay đổi (có ích với người dùng hơn) càng ngày tầm quan trọng của việc xây dựng các liên kết chất lượng lại lớn hơn bao giờ hết.

Nhu cầu thấu hiểu và thực hành về xây dựng liên kết trong các chiến dịch là điều cần thiết nếu bạn có ý định cạnh tranh và phát triển kinh doanh trên Internet. Và điều này chắc chắn sẽ không thay đổi trong thời gian gần, vì vậy ebook hướng dẫn này được thiết kế để đưa bạn (những người yêu mến và quyết định gắn bó với SEO) đi nhanh và đúng hướng. Có rất nhiều điều được đưa vào nhưng chúng tôi đã chia mọi thứ thành những chương dễ hiểu và kèm theo rất nhiều ví dụ.

Chúng tôi hi vọng bạn sẽ cảm thấy thích thú với Hướng dẫn cho người mới bắt đầu xây dựng liên kết!

Định nghĩa của xây dựng liên kết

 

Định nghĩa của xây dựng liên kết

Xây dựng liên kết là quá trình đạt được các siêu lên kết từ những trang web khác cho mình.

Một siêu liên kết (thường chỉ được gọi là liên kết) một cách để người dùng đi lại giữa các trang trên Internet. Các công cụ tìm kiếm sử dụng liên kết để tìm ra web, chúng sẽ thu thập các liên kết trong các trang riêng lẻ trang web của bạn và chúng cũng thu thập các liên kết trong toàn bộ các trang web. (Tìm hiểu thêm về Cơ chế tìm kiếm của Google Spider)

Có rất nhiều kĩ thuật để xây dựng các liên kết, và trong khi chúng có độ khó khác nhau, các SEOer vẫn có thiên hướng cho rằng xây dựng liên kết là một trong những phẩn khó nhất trong chiến dịch SEO của họ.

Rất nhiều SEOer dành phẩn lớn thời gian của họ cố để làm việc này thật tốt. Bởi vậy, nếu bạn có thể thành thạo việc xây dựng liên kết chất lượng cao, bạn thực sự có thể đi trước cả những SEOer khác và đối thủ của mình.

Tại sao xây dựng liên kết quan trọng với SEO?

Tại sao xây dựng liên kết quan trọng trong SEOGiải phẫu một siêu liên kết
Để hiểu được tầm quan trọng của xây dựng liên kết, điều quan trọng đầu tiên là hiểu các điều cơ bản về việc liên kết được tạo ra như thế nào, các công cụ tìm kiếm nhìn thấy các liên kết ra sao và chúng đã thể hiện được gì từ đó.

 

Giải phẫu siêu liên kết
  1. Bắt đầu một đánh dấu liên kết: Được gọi là một đánh dấu nguồn tin cậy (về sau là “a”), mở ra một đánh dấu liên kết và báo cho công cụ tìm kiếm rằng có một liên kết về cái gì đó đang định theo dõi.
  2. Vị trí nguồn giới thiệu liên kết: “href” là viết tắt của “hyperlink referral” (nguồn giới thiệu siêu liên kết), và dòng chữ phía trong dấu trích dẫn chỉ ra đường dẫn URL mà liên kết hướng đến. Cái này không phải luôn luôn là một trang web; nó có thể là địa chỉ của một bức ảnh hoặc một tệp tin để tải xuống. Thi thoảng, bạn sẽ thấy vài thứ khác với một URL, bắt đẩu bằng dấu #. Những thứ này gọi là liên kết địa phương, đưa bạn tới một khu vực khác của trang mà bạn đang ở.
  3. Dòng chữ nhìn thấy/tin cậy của liên kết: Đây là một đoạn chữ nhỏ mà người dùng thấy trên trang, và họ cẩn phải nhấp vào đó nếu muốn mở liên kết. Dòng chữ thường được định dạng theo cách làm nó nổi bật hơn so với những dòng chữ xung quanh, thường là với màu xanh hoặc gạch dưới, báo hiệu cho người dùng biết đó là một liên kết có thể nhấp vào được. Một cách đơn giản khác bạn hiểu thì đây chính là Anchor text
  4. Kết thúc đánh dấu liên kết: Điều này báo hiệu kết thúc của một đánh dấu liên kết tới công cụ tìm kiếm.

Liên kết có ý nghĩa gì với công cụ tìm kiếm

Liên kết có ý nghĩa gi với Công cụ tim kiếm

Có hai cách cơ bản mà công cụ tìm kiếm sử dụng liên kết:
  1. Để tìm ra trang web mới
  2. Để giúp xác định một trang web nên xếp vị trí thế nào trong kết quả của chúng.
Một khi công cụ tìm kiếm đã thu thập được các trang trên web, chúng có thể trích nội dung của những trang này và thêm vào mục lục. Trong cách này, chúng có thể quyết rằng chúng có thấy một trang web có chất lượng vừa đủ để được xếp hạng với từ khóa thích hợp (Google tạo ra một video ngắn để lý giải quá trình). Khi quyết định điều này, công cụ tìm kiếm không chỉ nhìn vào nội dung trang, mà chúng còn nhìn vào một số liên kết chỉ đến trang từ các trang web ngoài và chất lượng những những trang web này. Nói chung, các trang web kết nối với bạn chất lượng càng cao, thì bạn càng có thể xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm.
Liên kết như là một nhân tố xếp hạng quan trọng được Google sử dụng khi bắt đầu thống trị thị trường công cụ tìm kiếm trở về cuối những năm 1990. Một trong những nhà sáng lập Google, Larry Page, sáng tạo ra PageRank cái mà Google sử dụng để đo lường chất lượng trang dựa vào các liên kết dẫn đến nó. PageRank này sau đó được sử dụng như một phẩn của thuật toán xếp hạng chung và trở thành một dấu hiệu mạnh bởi vì nó là một cách tốt để xác định chất lượng trang.
Nó rất hiệu quả bởi vì nó được dựa trên ý tưởng rằng liên kết có thể được xem như là một phiếu bầu chất lượng về trang, nó không lấy liên kết được nếu nó không xứng đáng. Lý thuyết cho rằng khi một ai liên kết đến một trang web khác, chúng thường nói rằng đó là một nguồn tốt. Nếu không thì họ sẽ không liên kết đến nó, giống như cách mà bạn sẽ không giới thiệu bạn đến một nhà hàng tồi.
Tuy nhiên, các SEOer sớm tìm ra cách để thao túng PageRank và công cụ tìm kiểu với từ khóa đã chọn. Google bắt đẩu cố gắng rất nhiều để tìm kiếm các cách phát hiện trang web mà thao tác kết quả tìm kiếm, và bắt đẩu đưa ra các cập nhật thường xuyên mà hướng riêng đến lọc ra các trang web không xứng đáng được xếp hạng.
Điều này dẫn đến việc Google bắt đẩu giảm lượng kĩ thuật xây dựng liên kết mà đã được cho là ổn trước đó, ví dụ, trình trang web của bạn đến những chỉ dẫn web mà nhận lại một liên kết. Cái này là kĩ thuật mà Google thực sự đề xuất ở một điểm, nhưng lại bị lạm dụng nhiều bởi các SEOer, vì vậy Google đã dừng đặt nhiều đánh giá từ các loại liên kết đó.
Gần đây, Google tích cực trừng trị xếp hạng các trang web mà vẫn cố lạm dụng những kĩ thuật này thường được nhắc đến như là over optimization trong xây dựng liên kết của chúng. Các câp nhât Penguin thường xuyên của Google là một ví dụ như vậy. Biết được kĩ thuật xây dựng liên kết nào để tránh và theo các chỉ dẫn của Google là một việc quan trong mà chúng ta sẽ nói sau trong cuốn hướng dẫn này.
Chúng tôi không biết thuật toán đầy đủ mà Google sử dụng để xác định kết quả tìm kiếm đó là “điều thú vị bí mật”. Mặc dù trên thực tế, sự nhất trí chung trong cộng đồng SEOer (theo khảo sát về tầm quan trọng của các yếu tố xếp hạng trên Google) là độ uy tín về liên kết sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thuật toán đó. Chúng đại diện cho hai phần của biểu đồ tròn dưới đây.

So sánh các cụm chủ đề của vấn đề xếp hạng ở Google 

Vấn đề xếp hạng của google
  • Domain-Level, Keỵvvord-Agnostic Features (ví dụ: độ dài tên domain, mở rộng, thời gian phản ứng domain HTTP, vv…)
  • Page-Level Link Features (ví dụ: PageRank, TrustRank, lượng liên kết, sự phân bố dòng chữ nguổn tin cậỵ, chất lượng nguổn liên kết, vv…)
  • Page-Level KW & Content Features (ví dụ: TF*IDF, điểm mẫu chủ để trên nội dung, số lượng/sự thích đáng nội dung, vv…)
  • Page-Level, Keỵvvord-Agnostic Features (ví dụ: Độ dài nội dung, sự đọc được, sự độc nhất, tốc độ chạỵ, vv…)
  • Domain-Level Brand Features (ví dụ: sử dụng off-line của tên hãng/domain, để cập thương hiệu, domain vể thông tin/truỵển thông/báo chí, sự liên kết cổng vào…)
  • User, Usage, & Traffic/ Query Data (ví dụ: dấu hiệu vận chuỵển/sử dụng từ trình duỵệt/thanh công cụ, số lượng/sự đa dạng…)
  • Social Metrics (ví dụ: số lượng/chất lượng của những liên kết được phản hổi vể chia sẻ Facebook, Google +1 s…)
  • Domain-Level Keỵvvord Usage (ví dụ: domain kết nối từ khóa chính xác, nối từ khóa mộtphẩn…)
  • Domain-Level, Keỵvvord-Agnostic Features (ví dụ: độ dài tên miển, mở rộng TLD, thời gian phản hổi miển HTTP, vv…)
Điều này thường được chấp nhận nếu tất cả những yếu tố khác công bằng, khối lượng và chất lượng liên kết chỉ đến một trang sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các xếp hạng. Như đã nói, với bước tiến mới đây từ Google, kèm theo sự ra mắt các cập nhật Penguin và đưa nó lên Google+, có suy đoán rằng ảnh hưởng của những liên kết này sẽ bi thuyên giảm và thay đổi với các tín hiệu xã hội như twitter hay +1s.
Cho đến bây giờ, mặc dù có một chút nghi ngờ rằng nếu bạn có những liên kết chất lượng cao đến trang web của bạn, thì bạn sẽ có xếp hạng cao hơn và nhiều lượng truy cập hơn (chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về cái gì tạo ra một liên kết có giá trị tốt ở chương 2 – Các loại liên kết). Chúng ta đã nhắc đến “chất lượng cao” một vài lẩn, bây giờ, đây là một lí giải: Tập trung vào chất lượng đang gia tăng vì Google trở nên phức tạp hơn trong việc lọc ra các liên kết chất lượng thấp. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến các SEO, bởi họ cẩn chắc chắn các kĩ thuật xây dựng liên kết họ chọn sẽ tập trung chủ yếu vào chất lượng đó.
Bạn cần biết cái gì về Noffolow

Bạn cần biết cái gì về Nofollow

Có một thuộc tính đôi khi có thể được áp dụng tới các liên kết gọi là thuộc tính “nofollow”. Nếu thêm vào, bạn sẽ không cẩn để ý đến bất kì sự khác biệt nào nếu là một người sử dụng. Nhưng nếu bạn nhìn vào mã của liên kết này, sẽ có một chút khác biệt:
Sử dụng thuộc tính noffolow
Chú ý phẩn thêm vào rel=”nofollow”. Điều này làm Google không dẫn bất kì PageRank nào qua liên kết này đến URL. Kết quả là bạn sẽ nói với Google không nên tin vào liên kết này và giảm sự cân nhắc với nó. Bởi thế, nó không giúp URL mục tiêu có thứ hạng tốt hơn.
Lí do chủ yếu một site sử dụng nofollow liên quan đến kịch bản mà ở đó, site thiếu toàn bộ điều khiển đối với những liên kết được thêm vào các trang của site. Nói cách khác, họ không muốn cho Google thấy một phiếu bẩu về sự bí mật khi chúng không biết liệu rằng chúng có thực sự bí mật không. Điều này phổ biến nhiều hơn bạn tưởng; đây là một vài ví dụ:
  • Bình luận ở blog
  • Trang Wiki chỉnh sửa được (ví dụ: Wikipedia)
  • Các bài viết trên diễn đàn
  • Yahoo Trả lời (Yahoo Answers)
  • Bình luận ở sổ kí tên (Guest book)
  • Chữ kí bài viết (Guest post)
Người dùng có thể tự do thêm các liên kết vào những nơi này, và bởi vì kích thước của chúng, điều này không thực sự có tính thực hành để điều hòa mỗi một liên kết như vậy. Vì vậy, để ngăn chặn các kẻ spam liên kết không lợi dụng trang của PageRank, trang này sẽ thường chọn áp dụng thuộc tính nofollow này tới tất cả các liên kết đăng bởi người dùng khác.
Một cách sử dụng khác của thuộc tính nofollow là để các nhà quảng cáo sử dụng trên các liên kết được trả tiền.Vì vậy, nếu bạn mua một biển quảng cáo trên một trang web mà liên kết đến bạn, Google sẽ nói rằng thuộc tính nofollow cẩn phải được thêm vào, để họ không đưa bất kì PageRank nào qua liên kết đó. Ý tưởng ở đây là bạn không nên lợi dụng những kết quả cơ bản bằng cách mua quảng cáo mà có kèm theo liên kết trên trang web khác.
Gần đây, Google đã mở rông khái niêm này đến những link được tối ưu hóa kèm theo trong các ấn phẩm báo chí, các chỉ dẫn bài viết, các bài quảng cáo. Đây là những ví dụ nơi mà việc sử dụng nofollow là hoàn toàn phù hợp.

Về phẩn công việc của bạn, bạn nên biết rằng những liên kết mà đặc tính nofollow được áp dụng có lẽ sẽ không giúp bảng xếp hạng tìm kiếm cơ bản của bạn một cách trực tiếp như các liên kết được theo dõi. Điều đó không nói lên rằng chúng không đáng giá.

Sau tất cả, những người dùng điển hình không chú ý cho dù một liên kết có bị nofollow hay không, và có thể thực sự nhấp vào và ghé thăm trang web của bạn cho dù nó có. Đó là vấn đề của việc mua các quảng cáo online. Với mục đích xây dựng liên kết, như đã nói, bạn muốn phẩn lớn liên kết của bạn được theo dõi và được Google để ý đến.

Bằng cách nào Xây dựng Liên kết tạo lợi ích cho công việc kinh doanh của tôi?

Xây dựng liên kết tạo lợi ích cho công việc kinh doanh
Như đã bàn luận, liên kết là một dấu hiệu mà công cụ tìm kiếm sử dụng để xác định thứ hạng. Bới vậy, chúng ta biết rằng tăng số lượng liên kết chất lượng cao trên trang web của bạn có thể tăng đáng kể khả năng bạn được xếp hạng cao.
Có những lợi ích khác của xây dựng liên kết mà có thể không rõ rang ngay lập tức nhưng rất đáng được cân nhắc.

Xây dựng quan hệ

Xây dựng liên kết có thể thường bao gổm cả sự vượt ra (outreach) ngoài các trang web và blog liên quan khác trong nghành của bạn. Sự vượt ra này thường liên quan đến việc quảng cáo cho một thứ gì đó bạn mới tạo ra, như là một mẩu nội dung hay một đổ họa thông tin. Mục đích thông thường của sự vượt ra này là để lấy một liên kết, nhưng còn nhiều hơn thế: Sự vượt ra có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với những người có tẩm ảnh hưởng quan trọng trong ngành, và những mối quan hệ này có nghĩa rằng việc kinh doanh của bạn trở nên đáng quan tâm và tin tưởng hơn. Chính điều đó làm nên giá trị, thâm chí nếu chúng ta quên xây dựng liên kết một thời gian, bởi vì chúng ta đang tạo ra những người truyền giáo và ủng hô chân thành cho công việc kinh doanh của chúng ta.

Gửi lượng truy cập qua nguồn giới thiệu

Chúng ta đã nói về ảnh hưởng của liên kết lên xếp hạng của bạn, vậy còn về ảnh hưởng của liên kết lên lượng truy cập qua nguồn giới thiệu? Một liên kết tốt từ một trang web được ghé thăm nhiều cũng có thể dẫn đến việc tăng lượng truy cập. Nếu đó là một trang web liên quan, có thể lượng truy cập cũng liên quan và có thể dẫn đến tăng doanh thu. Một lẩn nữa, trong tình huống này giá trị của một liên kết không chỉ về SEO mà còn là về nhiều vấn đề khác nữa. Một ví dụ điển hình trên thực tế là bài viết này bởi Michael Ellsberg trên blog của Tim Ferriss. Ông cũng có một bài viết tình huống trên Forrbes giải thích bài viết này có giá trị như thế nào đối với ông. “Có sự khác biệt lớn giữa việc lộ ra với một lượng khán giả lớn”. Ông nói
“Và với một lượng khán giả tương đối ít hơn (nhưng vẫn rất lớn) mà đam mê một cách kì lạ. Nói cách khác, những người theo dõi điên cuồng của một blog thì có xu hường nhận lời khuyên của blogger hơn là (ví dụ như) người xem chú ý đến nguồn tin cậy trên CNN, cho dù nhóm sau có số lượng nhiều hơn nhóm trước”.

Xây dựng thương hiệu

Một xây dựng liên kết tốt có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu và đặt bạn vào vị trí như một chuyên gia ở lĩnh vực của bạn. Có một vài kĩ năng xây dựng liên kết, như là tạo nội dung, cái mà có thể chỉ cho mọi người thấy chuyên môn của công ty bạn, và điều này có thể hỗ trợ đến việc xây dựng thương hiệu của bạn. Ví dụ, nếu bạn tạo ra một mẩu nội dung dựa trên dữ liệu ngành và xuất bản nó, bạn có cơ hội trở nên nổi tiếng trong ngành công nghiệp của bạn. Khi bạn tiếp cận và cố gắng lấy liên kết về cho nội dung, bạn đưa cho các chuyên gia, hỏi những người khác trong ngành để giúp truyền bá và chỉ lại cho những người khác.
Một chú ý quan trọng trong về Xây dựng liên kết là liên kết tự sinh hoặc tầm quan trọng của việc có những trang web đáng được liên kết tới.
Trước khi xây dựng liên kết, bạn cẩn có một thứ gì đó có giá trị thường đó là trang chủ trang web của bạn. Mặc dù thì bạn thường xây dựng liên kết tới những nguồn chuyên biệt như là bài viết blog, công cụ, nghiên cứu hay đồ thị. Đôi khi những tài sản này tồn tại trước cả khi bạn bắt đẩu chiến dịch xây dựng liên kết. Rồi đến lúc, bạn tạo những nguồn này chuyên biệt với mục đích Xây Dựng Liên Kết trong tâm trí.
Điều này giới thiệu khái niệm liên kết tự sinh và “xứng được xếp hạng”.Tất cả chiến dịch xây dựng liên kết đều phải bắt đẩu với một thứ gì đáng liên kết tới. Rất khó để xây dựng liên kết tới trang web ít giá trị, nhưng khi bạn bắt đẩu với thứ gì thật sự có giá trị mà mọi người thấy hữu ích hoặc đáng để chia sẻ, cố gắng trong xây dựng liên kết dễ dàng hơn nhiều.
Nguồn: moz.com
Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

2 bình luận

  1. nội dung bài này lấy từ bên http://moz.com/beginners-guide-to-link-building bê về mà cuối bài ko có 1 dòng nào về source,
    mà chỉ có :

    Tác giả bài viết: Iam Thang VietMoz
    Nguồn tin: http://vietmoz.net
    Chú ý: Bản quyền thuộc về vietmoz.net. Vui lòng trỏ link về bài viết gốc, ghi rõ nguồn http://vietmoz.net và tên tác giả viết bài nếu các bạn copy bài viết này.

    bác Lê Nam ơi, ko ổn, ko ổn rùi

    1. Có ghi ở trang gốc rồi bạn ơi: http://vietmoz.net/xay-dung-link/huong-dan-cho-nguoi-moi-bat-dau-xay-dung-lien-ket-489/

Trả lời moz Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza