Mục lục nội dung

Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO (nhiều ví dụ minh họa)

Thẻ title là gì? Làm thế nào để viết thẻ tiêu đề một cách hiệu quả? Vì sao thẻ tiêu đề lại quan trọng trong SEO? Thẻ tiêu đề có thực sự giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho SEOer?

Hãy cùng VietMoz cùng tìm hiểu về các thuật ngữ này.

Thẻ Meta là gì?

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu thẻ meta là một hay nhiều phần tử HTML. Phần tử này cung cấp thông tin về một trang web nào đó cho các công cụ tìm kiếm và những vị khách truy cập trang web đó.

Các thẻ meta này được đặt trong thẻ <head> trong phần văn bản HTML của website. Các thẻ meta bao gồm những thẻ sau đây:

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thẻ title – được coi là thẻ quan trọng nhất trên mỗi website.

Thẻ tiêu đề là gì?

Thẻ tiêu đề (title) khai báo cho con bot của google và khách truy cập biết được nội dung cô đọng và chính xác nhất về một trang bất kỳ trên website của bạn. Sau đó tiêu đề này sẽ xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên trang web, bao gồm cả tab trên trình duyệt web của bạn.

Tiêu đề xuất hiện trên các tab trên website của bạn

Tiêu đề cũng sẽ được lấy làm phần chữ neo khi chia sẻ trên các website và kênh phương tiện truyền thông xã hội khác.

Tiêu đề hiển thị trên bài viết neo trên MXH

 

Và quan trọng hơn cả là thẻ tiêu đề của bạn sẽ xuất hiện dưới dạng một liên kết màu xanh in đậm trên kết quả trả về của máy tìm kiếm.

Tiêu đề hiển thị với liên kết màu xanh trên trang tìm kiếm

Nên thêm thẻ tiêu đề vào đâu?

Bạn có thể thêm một thẻ tiêu đề vào phần <title> (tiêu đề) trong HTML trên site của bạn. Phần này trông sẽ như thế này:

<head> 
<title>Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO theo hướng dẫn của MOZ</title> 
</head>

Tuy nhiên trong hầu hết các hệ thống quản lý nội dung (CMS), bao gồm cả WordPress, bạn có thể thêm một thẻ tiêu đề trong phần cài đặt chung.

Thẻ tiêu đề trong phần cài đặt chung

Hoặc nếu bạn sử dụng một plug-in SEO (phần mềm kèm thêm). Ví dụ Yoast SEO, bạn có thể thêm tiêu đề vào mục ‘SEO title’ (tiêu đề SEO) và bạn có thể xem trước xem thẻ đó xuất hiện như nào trên các trang hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP).

Thẻ tiêu đề với plug-in Yoast SEO

Khi viết một bài viết, mục bạn viết dòng tiêu đề sẽ tự động tạo thành thẻ tiêu đề.

Tiêu đề viết trên phần Headline

Nếu thẻ tiêu đề của bạn được tự động tạo ra từ dòng tiêu đề, bạn nên thử bỏ qua tính năng này bằng cách sử dụng một plug-in (như đã đề cập ở trên) hoặc trong chính mã HTML. Dòng tiêu đề (còn gọi là thẻ h1) là một cách khác để cho Google biết về nội dung trang của bạn, bằng cách sử dụng một chuỗi từ khóa hơi khác một chút, từ đó bạn có thể tận dụng tính năng này.

Vì sao thẻ tiêu đề lại quan trọng trong SEO?

Thẻ tiêu đề là thành phần in đậm, rõ nhất trên mỗi kết quả tìm kiếm và do đó là một yếu tố quan trọng quyết định người tìm kiếm sẽ nhấp chuột vào kết quả của bạn hay không.

Thẻ tiêu đề có được xem là một tín hiệu xếp hạng không?

Theo Moz, thẻ tiêu đề “từ lâu đã được coi là một trong những thành phần SEO trên trang quan trọng nhất.” Và từ khóa càng sát với phần đầu của thẻ tiêu đề thì càng có khả năng được xếp hạng cho lệnh tìm kiếm dựa trên từ khóa đó.

Cách viết một thẻ tiêu đề hay

Từ góc độ một SEO, thẻ tiêu đề phải chứa toàn bộ các từ khóa bạn muốn xếp hạng. Và như tôi nói ở trên, từ khóa quan trọng nhất phải nằm ở phần đầu, tiếp theo là từ khóa quan trọng thứ nhì và cuối cùng là tên thương hiệu của bạn.
Moz cung cấp cấu trúc tham khảo như sau:

Từ khóa quan trọng thứ nhất – Từ khóa quan trọng thứ nhì|Tên thương hiệu

Tuy nhiên, một điều bạn nên nhớ: viết thẻ tiêu đề để người đọc.

Mặc dù thẻ phần nào nên được định dạng cho máy tìm kiếm, điều quan trọng là thẻ phải có ý nghĩa với con người và câu phải dễ đọc.

Danh sách kiểm tra (checklist) thẻ tiêu đề

Kristine Schachinger viết một danh sách kiểm tra (checklist) hoàn hảo về cách viết thẻ tiêu đề tối ưu trên bài đăng gốc của mình, từ đó tôi sao chép bài viết đó ở đây trong đó có cập nhật thêm một chút:
Độ dài: Thẻ tiêu đề nên dài 50-60 ký tự, tính cả dấu cách.
Vị trí từ khóa: Từ khóa quan trọng nhất của bạn cần phải nằm đầu tiên trên thẻ tiêu đề, còn các từ ít quan trọng nhất nằm ở cuối.
Tên thương hiệu: Nếu công ty của bạn không nằm trong cụm từ khóa quan trọng, để tên thương hiệu ở cuối thẻ tiêu đề.
Không được sao chép thẻ tiêu đề: Phải viết thẻ tiêu đề khác nhau cho mỗi trang. Không được sao chép hàng loạt thẻ tiêu đề vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến mức độ hiển thị khi tìm kiếm của bạn.
Viết thẻ tiêu đề sao cho có liên quan: Thẻ tiêu đề phải mô tả chính xác nội dung trên trang.
Không được ‘nhồi từ khóa’ vào thẻ tiêu đề: Đó là các thẻ tiêu đề được viết kém chất lượng trong đó cố xếp hạng cho mọi thứ hay lặp đi lặp lại một từ. Nhồi từ khóa là việc gây phản cảm nhất khi nói đến thẻ tiêu đề và bạn sẽ bị trừng phạt vì việc làm đó.
Đảm bảo dòng tiêu đề của bạn (h1 tag) khác với thẻ tiêu đề: Đây là cơ hội nữa để bạn đảm bảo cụm từ khóa trên trang của mình có sự khác biệt và tăng khả năng xuất hiện theo các mục đích tìm kiếm khác nhau.

Google có thể bỏ qua không sử dụng thẻ tiêu đề của bạn?

Đôi khi có. Đôi khi nếu Google không thích thẻ tiêu đề của bạn, Google sẽ viết lại thẻ tiêu đề cho các kết quả trả về của máy tìm kiếm, lấy thông tin từ siêu mô tả và nội dung trang của bạn. Xảy ra khả năng là thẻ tiêu đề của Google viết sẽ không bằng được thẻ do bạn viết do đó bạn phải đảm bảo thẻ tiêu đề do bạn viết hoàn toàn liên quan, gợi tả, giàu từ khóa nhưng dễ hiểu và có độ dài phụ hợp.

Vài ví dụ về thẻ tiêu đề chuẩn

Dưới đây là một số ví dụ về thẻ tiêu đề tuân thủ các quy tắc có trong danh sách kiểm tra của chúng tôi và do đó trông hấp dẫn hơn trên SERP.

“Best burgers in london”

Esquire có tất cả ba từ khóa ngay ở đoạn đầu thẻ tiêu đề, sau đó là đến dòng tiêu đề hấp dẫn (ai cũng thích một danh sách) và khôn khéo sử dụng ‘buns’ để tránh lặp và đảm bảo giới hạn 60 ký tự.

Mẫu thẻ tiêu đề tiêu chuẩn

“Nike trainers”

Từ khóa đầu tiên, tên thương hiệu ở cuối và Schuh đã tách cụm từ khóa bằng gạch thẳng (|), loại gạch thẳng này thường được dùng khi viết thẻ tiêu đề vì theo khuyến cáo thì nên tránh xa các loại dấu chấm câu khác. Mặc dù quy tắc này không còn đúng nữa nhưng gạch thẳng này trông vẫn ổn trên trang và giúp tách các từ một cách rõ ràng.

Mẫu thẻ tiêu đề tiêu chuẩn

“Radiohead moon shaped pool review”

Pitchfork đã tránh được một lỗi hay gặp trên trang của tôi và các website đánh giá khác do để từ ‘review’ (đánh giá) ngay ở đầu. Người tìm kiếm không bắt đầu lệnh tìm kiếm bằng từ ‘review’, mà họ bắt đầu bằng tên nghệ sĩ.

Mẫu thẻ tiêu đề tiêu chuẩn

Vài ví dụ thẻ tiêu đề không chuẩn

Và cuối cùng, với cùng cụm từ tìm kiếm như ở trên, dưới đây là các ví dụ thẻ tiêu đề không hay:

“Best burgers in london”

Từ khóa này bị chôn sâu ở tận trang bốn của Google SERP. Lý do thật dễ thấy. Tên thương hiệu và từ khóa quan trọng nhất nằm ở vị trí ngược hẳn với vị trí lẽ ra được đặt. Bản thân dòng tiêu đề cũng thiếu mô tả hay cái gì đó có sức thuyết phục một chút để khiến cho tôi muốn nhấp lên.

Mẫu thẻ tiêu đề không tiêu chuẩn

“Nike trainers”

Từ khóa này không thấy xuất hiện ở đâu. Trên thực tế, có thể nó nằm ở cuối thẻ tiêu đề, bởi vì từ khóa này dài quá và bị Google cắt bớt đi. Đồng thời hãy để ý cách viết hoa không thống nhất có chủ đích làm cho liên kết trông rất giống liên kết spam.

Mẫu thẻ tiêu đề không tiêu chuẩn

“Radiohead moon shaped pool review”

Mặc dù Mashable đáng được khen ngợi vì đã có cách xử lý dòng tiêu đề khác, các từ đứng ở đầu thẻ tiêu đề đẩy các từ khóa quan trọng vào giữa và kết quả này hiển thị ở tận trang 4 của Google. Dòng tiêu đề tuyệt vời tuy nhiên thẻ tiêu đề giống hệt nhau, nên có lẽ toàn bộ từ trên thẻ tiêu đề cần được sắp xếp lại chút.

Mẫu thẻ tiêu đề không tiêu chuẩn

Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập: Duy Harry – vietmoz.net

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

3 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza