Mục lục nội dung

Các tiêu chí xếp hạng của Google – Phần 7: Các yếu tố tạo nên website

Các yếu tố tạo nên một website tốt

Ở phần trước, Vietmoz đã chia sẻ với các bạn những thông tin về độ tin cậy, Authority và website chuyên môn mà Google dựa vào đó để đánh giá xếp hạng website của bạn.

Phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ không nói về nội dung trên trang nữa. Mà chúng tôi sẽ gửi đến các bạn thông tin chi tiết và các yếu tố tạo lên website có ảnh hưởng như thế nào đến việc xếp hạng website của Google.

1. HTTPS

HTTPS thêm một lớp bảo mật cho một giao thức tiêu chuẩn HTTP bằng cách mã hóa trên SSL và chia sẻ một khóa (key) với máy chủ. Những website sử dụng giao thức HTTPS này có độ bảo mật rất cao và rất khó tấn công.

Giao thức https có độ bảo mật rất cao

Google muốn giữ mọi người người được an toàn trên Web. Vì thế nên họ coi HTTPS làm như là một tiêu chí xếp hạng website. Dưới đây là phát biểu năm 2014 của chính Google:

“Chúng tôi bắt đầu sử dụng HTTPS như là một tiêu chí xếp hạng. Giờ đây, nó chỉ còn là một tiêu chí rất nhỏ, có mức ảnh hưởng chưa đến 1% các truy vấn tìm kiếm toàn cầu và có ảnh hưởng ít hơn so với các tín hiệu khác, như những bài viết có nội dung chất lượng cao”.

Theo Moz, từ năm 2016, các website theo chuẩn HTTPS chiếm khoảng 30% toàn bộ kết quả tìm kiếm của Google.

Tỷ lệ các website sử dụng giao thức HTTPS ngày càng tăng
Tỷ lệ các website sử dụng giao thức HTTPS ngày càng tăng

2. Tốc độ website

Kiểm tra độ lớn trang của bạn và thời gian load trang. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra site của chính Google để thực hiện việc này. Tốc độ của site là một yếu tố xếp hạng do đó càng bám sát các cải tiến do Google khuyến cáo càng tốt.

3. Thân thiện với mobile

Kể từ lần cập nhật “Mobilegeddon” lần đầu tiên thực hiện vào ngày 21 tháng 04 năm 2015. Mức độ thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng quan trọng hơn bao giờ hết trên kết quả tìm kiếm của Google.

Website thân thiện với mobile

Google khuyên bạn rằng hãy đảm bảo website của bạn thân thiện với các thiết bị di động. Tuy nhiên dưới đây là những ý chính mà bạn cần chú ý đến:

  • Không sử dụng Flash
  • Đảm bảo khung quan sát của bạn được thiết lập phù hợp
  • Sử dụng font chữ cỡ lớn
  • Chú ý dấu cách các liên kết và nút
  • Không sử dụng các pop-up hiển thị che hết cả màn hình

Ngoài ra, để kiểm tra tốc độ load trang cũng như xem website của bạn có thân thiện với các thiết bị di động hay không, bạn có thể tham khảo công cụ do chính Google cung cấp tại đây:

https://testmysite.thinkwithgoogle.com/intl/vi-vn/

4. Sitemap

Sitemap ở đây được hiểu là bản đồ trên website của bạn. Nhằm giúp con Bot của Google dễ dàng tìm kiếm và đánh chỉ mục các trang trên website của bạn một cách toàn diện. Đảm bảo website của bạn có một sitemap chính xác về cả định dạng XML và HTML. Việc này sẽ Bạn có thể tải sitemap của mình lên Search Console. Tuy nhiên hầu hết các CMS (Content Management System) như WordPress sẽ tự động xây dựng một sitemap cho bạn.

Mỗi website cần phải có sitmap

5. Schema markup (Đánh dấu sơ đồ)

Bạn có thể làm cho website của mình hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm trông hấp dẫn hơn. Bằng cách thêm Schema markup vào mã HTML của các trang. Thành phần này về bản chất không hẳn là một yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, rich snippet có thể mang lại tỷ lệ nhấp chuột cao hơn so với những kết quả không có thông tin được thêm vào.

Website của bạn sẽ xuất hiện trên Google với những ký tự bắt mắt
Website của bạn sẽ xuất hiện trên Google với những ký tự bắt mắt

Schema là một phương pháp đánh dấu được nhiều máy tìm kiếm dùng hơn trong đó có Google, và cũng khá dễ sử dụng.

Bạn có thể truy cập vào website của schema theo đường dẫn dưới đây:
https://schema.org/docs/schemas.html

6. Accelerated mobile pages (AMP)

AMP là sáng kiến mã nguồn mở của Google giúp tăng tốc độ web trên di động. Bằng cách cung cấp các phiên bản trang web load nhanh hơn so với các web hiện tại trên website của bạn.

Accelerated mobile pages

Gary Illyes – chuyên gia phân tích xu hướng của Google, phát biểu khi tham dự triển lãm SEJ tại Chicago rằng: “Hiện nay, AMP không còn là một tiêu chí xếp hạng trên thiết bị di động của Google nữa”.

Tuy nhiên, các kết quả AMP bắt đầu xuất hiện trên khắp các trang kết quả tìm kiếm SERPS dành cho di động. Chúng ta sẽ biết Google phải mất bao lâu để tùy chỉnh AMP vào thuật toán cốt lõi của mình. Hãy cùng đón chờ các cập nhật sắp tới của Google.

7. Link đến từ các website có Authority

Mặc dù chúng ta sẽ bàn về giá trị của các link đến từ website có Authority (backlink) về website của bạn ở các phần sau. Bạn cũng nên lưu ý rằng link đến từ các website có Authority có thể là một tín hiệu về độ tin cậy của website dành cho Google.

Các website ít giá trị, độ uy tín thấp và nội dung ít sẽ hiếm khi có các link về từ các website lớn hơn. Tuy nhiên, đối với các website có nội dung chất lượng, trong đó các nguồn được phân phối và liên kết hợp lý, sẽ có độ tin cậy cao.

8. Quá nhiều link trỏ ra website khác

Ngược lại, tải lên một website nếu số lượng link trỏ ra ngoài lớn (hoặc thậm chí Internal Link) thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và mức độ dễ hiểu của trang. Đặc biệt khi link trỏ đến trang web khác không có liên quan đến website của bạn.

Outbound link trên website của bạn quá nhiều sẽ không tốt

9. Số lượng trang trên site của bạn

Một website lớn có nhiều trang chất lượng tốt sẽ có Authority cao hơn so với một website có quá ít trang. Đó là chưa kể đến việc một blog đăng bài viết hàng tuần không thể có xếp hạng cao hơn một website đã hoạt động được 10 năm và đăng đến 20 bài viết mỗi ngày. Chỉ có trang đã hoạt động 10 năm này mới được Google tin cậy hơn.

10. Thời gian website dừng hoạt động

Nếu website của bạn có thời gian dừng hoạt động quá nhiều, do bảo trì hay vấn đề liên quan đến máy chủ. Chắc chắn rằng xếp hạng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng một hosting (dịch vụ máy chủ) đáng tin cậy và hãy chắc rằng các lập trình viên website của bạn biết rằng họ đang làm gì với website của mình.

Website của bạn bị chết tạm thời quá nhiều sẽ là một tín hiệu không tốt dành cho Google
Website của bạn bị chết tạm thời quá nhiều sẽ là một tín hiệu không tốt dành cho Google

Các bài cùng series:

Nguồn: searchenginewatch.com
Dịch bởi Persotran
Biên tập bởi vietmoz.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *