Mục lục nội dung

4 mẹo SEO giúp website của bạn sống sót qua năm 2014

Trong những năm qua, SEO đang ngày càng trở nên quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, mỗi ngày trôi qua SEO đã không còn là bí mật nữa. Tuy nhiên để thành công trong SEO thật không dễ dàng. Dưới đây Lê Nam xin chia sẻ với các bạn yêu SEO 4 mẹo SEO giúp các bạn sống sót qua năm 2014 đầy cam go và thử thách này.

Hãy tưởng tượng bạn đang trượt tuyết từ trên dốc cao xuống với tốc độ vô cùng nhanh và bất thình lình có một khúc cây to chắn ngang trước đường băng của bạn. SEO là một lĩnh vực có nhiều rủi ro cũng như khó khăn tương tự như thế.

Khả năng đối mặt với những sự cố bất ngờ là một trong những khả năng dễ bắt gặp nhất khi nhắc đến SEO. Như trong ví dụ trên, hành động bạn cần làm đó chính là chặt đi khúc cây đã cản trở đường đi của mình. Nếu bạn hấp tấp và hành động quá nhanh, bạn sẽ có nguy cơ bị liệt kê vào nhóm SEO mũ đen. Ngược lại, nếu quá thận trọng thì bạn sẽ tự dâng traffic tìm kiếm của mình cho các đối thủ cạnh tranh. Cả hai kết cục trên đều không mang lại lợi ích tốt cho bạn

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quản trị web và các chuyên gia SEO thường lắng nghe ý kiến của người trong ngành hơn là tập trung lắng nghe những gì mà Google và Matt Cutts nói. Sự thật là khi Matt Cutts chia sẻ một video lên mạng thì mục đích của anh ấy chính là giúp đỡ bạn. Bạn không cần phải đối đầu với SEO nữa – bạn chỉ cần lắng nghe cách thức Google “xác định” chất lượng trang web mà thôi. Sau đó, hãy đảm bảo rằng mình đã làm mọi thứ với tất cả khả năng để giúp web của bạn “chất lượng” đúng như lời hướng dẫn đó.

Sau đây tôi sẽ chia sẻ một số video mới nhất của Matt nói về những lần cập nhật thuật toán mới nhất của Google và cách vận dụng những kiến thức đó để áp dụng cho trang web của bạn phát triển tốt hơn.

Google là người quyết định chất lượng chứ không phải bạn

Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nếu bạn muốn tiếp tục duy trì thứ hạng của mình, bạn cần phải lắng nghe cách thức Google xác định chất lượng trang web, chứ không phải cách thức bản thân mình nhìn nhận vấn đề đó như thế nào. Quá nhiều quản trị web dựa vào câu nói của Matt Cutts rằng “chỉ tập trung vào việc cho ra mắt một trang web chất lượng, thì mọi thứ sẽ tự đi vào quỹ đạo quay hoàn hảo của nó”. Cứ như thế, họ giữ khăng khăng ý định tập trung vào việc thiết lập nội dung trang web dựa vào quan điểm, tầm nhìn chủ quan của mình và cho rằng như vậy là hoàn hảo nhất. Bất thình lình tất cả những suy diễn tốt đẹp về traffic tìm kiếm dự tính đột nhiên không được như mong đợi và bạn sẽ bắt đầu thắc mắc hướng đi của mình có gì sai.

(Bạn sẽ phải đối mặt với thực tế Internet trong thời buổi hiện nay. Google tạo ra các nguyên tắc. Google xác định chất lượng trang web và xếp hạng chúng cao dựa trên các nguyên tắc chất lượng do chính mình đưa ra đó.)

Bạn phải đối mặt với thực tế tình hình Internet trong thời buổi hiện nay. Google tạo ra quy định, xác định chất lượng trang web và xếp hạng chúng dựa trên những nguyên tắc mà Google tự tạo ra. Nếu bỏ ngoài tai những nguyên tắc này đồng nghĩa với bạn làm sai quy tắc và bạn sẽ bị phạt.

1. Bản cập nhật Page Layout Algorithm

Vào ngày 6 tháng 2 năm ngoái, Google đã cho ra mắt Page Layout Algorithm và được Matt Cutts chia sẻ trên Twitter vào 4 ngày sau đó. Matt đã giải thích chi tiết về điều này trên The Webmaster Central Blog, Matt đã mô tả về cách mà các quảng cáo nằm ở đầu trang đang can thiệp vào mục đích tìm kiếm thật sự của người sử dụng. Nhưng nếu bạn chú ý kĩ hơn vào những gì anh ấy nói, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức Google xác định chất lượng trang web thông qua cách bố trí của nó. (Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về thuật toán Page Layout hay còn gọi là Top Heavy trên vietmoz.net)

Matt cho biết:

“Cải tiến thuật toán mới này làm ảnh hưởng lớn đến các trang web có ít nội dung xuất hiện trên đầu trang hoặc những nội dung liên quan đến lại bị đẩy sâu xuống dưới bởi các quảng cáo ”.

Hãy chú ý đến chữ “hoặc” trong những dòng trên. Nội dung liên quan của bạn bị quá nhiều quảng cáo đẩy xuống chỉ là một yếu tố bị thuật toán này phạt, thuật toán này còn tấn công cả những trang web mà nội dung bị lấn át bởi hình ảnh, biểu ngữ quá lớn và một số các yếu tố khác. Điều này có thể dẫn đến hậu quả như giá trị trang web trở lên không được thân thiện trong “ con mắt mới”  của Google.

Vậy có phải chúng ta nên loại bỏ tất cả các quảng cáo ở đầu đúng không? Câu trả lời là không nhất thiết. Matt đã đề cập trong một bài viết rằng các quảng cáo đó dưới mức độ bình thường sẽ không gây ra bất kì rủi ro nào, nhưng để xác định được độ bình thường của google như nào thì bạn chỉ cần thử nghiệm trên trang web để biết được kết quả đúng nhất.

2. Việc nghiên cứu từ khóa đã mất tính hiệu quả?

Việc củng cố gây ấn tượng nhất được đưa vào tìm kiếm trong suốt một năm qua đó chính là cách thức Google phân tích từ khóa nhằm xác định những trang web thích hợp và có liên quan nhất. Đối với thời gian dài nhất, Google sẽ lấy một cụm từ tìm kiếm cụ thể của một người nào đó và bằng cách định vị các trang đề cập đến cụm từ đó nhiều nhất (không spam) sẽ được Google sẽ xếp hạng trang web và thuật ngữ tìm kiếm đó ở vị trí cao nhất.

Vào giữa năm 2013, Matt đã cho ra mắt một video mô tả thông tin về sự phát triển của tìm kiếm giọng nói đã ảnh hưởng đến cú pháp truy vấn như thế nào.

Chính xác phát ngôn của Matt là: “Google muốn thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm đàm thoại”. Cutts đã giải thích rằng trước đây, Google thực hiện cách tiếp cận  trực tiếp thông qua những truy vấn dài và loại bỏ dần những trang web không liên quan, thì lúc này đây Google đang tìm kiếm cách thông minh hơn nhằm hiểu đại ý của người tìm kiếm, và sau đó mở rộng những trang phù hợp với tìm kiếm của bạn.

Nhìn vào các kết quả hiện tại và so sánh với các kết quả tìm kiếm cách đây vài năm bạn sẽ thấy kết quả khác nhau . Ví dụ như một năm trước đây khi bạn tìm kiếm một từ khóa, bạn sẽ thấy kết quả hiển thị hàng loạt những trang web có cụm từ đó trên đầu page, trong URL hoặc trong tiêu đề.

Và hãy xem xem Google đã trở nên thông minh hơn thế nào. Đó chính là “ý định tìm kiếm” của Google đang cố gắng bao hàm lấy ý định của người dùng. Khi người dùng càng cố gõ nhiều chữ thì Google sẽ càng cố gắng phiên dịch chúng ra bằng những từ có đồng nghĩa nhằm giúp tôi dễ dàng tìm thấy những điều mà họ cần biết.

Vậy liệu tìm kiếm từ khóa có bị biến mất hay không? Tất nhiên là không, tìm kiếm từ khóa là cách giúp bạn hiểu những gì mọi người đang tìm kiếm trên mạng Internet. Những gì người dùng gõ vào công cụ tìm kiếm sẽ giúp họ xác định được mong muốn của chính mình. Tương tự như Google, việc khái quát, bao bọc nội dung theo cách riêng của bạn nhằm biến chúng thành câu trả lời tốt nhất cho mọi người vẫn tùy thuộc vào bản thân bạn.

Và sau khi khái quát nội dung theo cách như thế, những gì Matt mô tả về điều đó chính là, “… những gì thích hợp trên trang”.

Trong đoạn video ngày 21/11/2013 ở trên, Matt giải thích một trong những lỗi SEO hàng đầu mà tất cả các quản trị web đều mắc phải đó chính là không nhắc đến những từ tồn tại trên trang có vai trò miêu tả, thông báo cho mọi người biết về nội dung trên page đó. Đó không phải là những từ khóa cụ thể đang được mọi người tìm kiếm, nhưng chúng nên bao gồm những từ trả lời cho câu hỏi mà mọi người gõ vào ô truy vấn.

Và phát ngôn chính xác của Matt lúc đó là “hãy nghĩ về những gì người sử dụng sẽ gõ, và tập hợp chúng lại”.

Rõ ràng mà nói, vai trò của từ khóa vẫn còn tồn tại tính đến thời điểm hiện tại.

3. Guest blog tốt hay xấu?

Một trong những khoảnh khắc thú vị xảy ra gần đây trong năm 2014 đó chính là bài blog của Matt ra mắt hồi tháng 1 với tiêu đề “Sự phân rã và sụp đổ của guest blog đối với SEO”.
Tôi nghĩ có nhiều người trong số chúng ta sẽ tìm kiếm các ý kiến khác nhau trong các bình luận khi Matt nói như đinh đóng cột rằng hiện nay một số yếu tố SEO phổ biến đã không còn tồn tại. Từ khóa, xây dựng liên kết là ví dụ điển hình. Và bây giờ, ngay cả guest blog cũng không thoát khỏi. Tất cả là vì Matt cho biết:

“Đừng mãi dính vào vấn đề đó. Guest blog đã chấm dứt, nó đã có quá nhiều spam”.

Không may thay, họ cũng bỏ qua cả câu nói sau đó của anh:

“Nói chung, tôi không khuyên bạn chấp nhận một bài viết guest blog nếu bạn không sẵn sàng xác minh cá nhân người nào đó, hoặc nếu bạn không biết rõ về họ”.

Nói tóm lại, những gì Matt phàn nàn đó chính là chiến thuật của những blogger. Họ cho ra mắt những bài viết với độ dài từ 400 đến 500 từ, sau đó, phân phối bài guest post đó đến hầu hết các trang web sẵn sàng nhận bài viết đó miễn phí. Nếu bạn dành thời gian xem các video của Matt Cutts về vấn đề này, bạn sẽ thấy anh ấy giảng giải rõ ràng hơn nhiều.

Vậy quan điểm của Google đối với các liên kết guest blog sẽ thế nào? Matt cho biết có vài cách giải thích câu hỏi này. Trước tiên đó chính là

“không phải trường hợp guest blog nào cũng tốt, cũng hợp lệ, cũng tuyệt vời và đa số, sự thật là như thế”.

Matt cho biết loại guest blog bản thân mình không thích nhìn , đó chính là khi mọi ngườixoay bài viết của mình như chong chóng và sau đó phân phát, gửi chúng đến nhiều blog khác nhau. Tuy nhiên, đau đớn là khi bạn guest blog nhằm phục vụ mục đích thu về cho trang web mình một lượng lớn các liên kết nội bộ, thì đó cũng chính là khi chúng ta không có nhiều khả năng ham muốn đếm các liên kết này nữa”.

“Loại liên kết chúng ta muốn đếm, đó chính là các bài viết chất lượng cao được mọi người tìm kiếm và sử dụng chúng, sau đó đưa ra những loại nhận xét, đánh giá”

Guest blog vẫn còn tồn tại, tuy nhiên, đối với những ai bỏ công sức phân phát bài viết của mình và với những ai thiết lập liên kết, đây chỉ là hành động của quá khứ. Guest blog ngày nay đó chính là “tiếp xúc, xây dựng thương hiệu, và tiếp cận cộng đồng”.

4. Nofollow – tốt hay xấu?

Nhân tố SEO cuối cùng đã thực sự thay đổi vào năm 2013 đó chính là việc sử dụng, hoặc sử dụng sai liên kết nofollow. Kể từ thời điểm Google chú ý nhiều hơn đến cách các trang web liên kết đến các trang web khác nhằm mục đích hưởng nhiều lợi ích từ các trang web có thẩm quyền và đáng tin cậy, ngày càng có nhiều trang web bắt đầu bổ sung “Nofollow” cho các liên kết ngoài.

Trong một video năm 2011, Matt giải thích rằng Google sẽ không xử phạt những trang web chọn cách sử dụng nofollow, nhưng anh đã bắt đầu nói bóng gió về khả năng “bị loại trừ khỏi cuộc đối thoại” giữa đám đông của chúng.

“Hiện nay, nếu họ chọn cách không tham gia vào cuộc đối thoại, thì mọi người sẽ không còn liên kết đến họ nhiều nữa, hoặc họ sẽ tự nhận định rằng họ vẫn chưa đưa ra những kết quả tốt nhât cho người sử dụng”.

Đây là một bình luận thú vị, khi bạn xem xét về cách Matt thường khuyên mọi người cố gắng thực hiện mọi thứ có thể, bằng hết sức mình nhằm giúp trang mình trở nên hữu ích, giá trị hơn trong mắt người sử dụng”. Nếu anh ta cho rằng Google xem xét việc sử dụng rộng rãi các liên kết nofollow là một hành động gây thiệt hại đến trải nghiệm người dùng, lúc đó bạn có thể rút ra cho mình những kết luận riêng.

Theo như mô tả của Matt, một chính sách sáng suốt đó chính là “chính sách sắc thái” được anh miêu tả, có thể giúp bạn bắt đầu mà không cần sử dụng những liên kết nofollow cho tất cả các liên kết ngoài của mình nhưng vẫn phải cẩn thận remove (xóa bỏ) nofollow trên tất cả những liên kết trỏ đến trang bạn tin tưởng và xem đó là nguồn thông tin độc quyền. Bạn có thể hoàn thành điều đó bằng cách sử dụng các plugin tự động như WP External Links.

SEO trong tương lai

Năm 2013 đã đánh dấu sự chuyển tiếp tuyệt vời trong lĩnh vực SEO, từ kiến trúc và định dạng trang sơ sài đã chuyển thành mức độ tiếp cận toàn diện hơn nhằm đảm bảo chất lượng nội dung được nâng cao. Điều này được áp dụng trực tiếp cho các truy vấn đang được mọi người gõ vào công cụ tìm kiếm và cách họ tham gia vào các hoạt động tiếp thị truyền thống, cũng như các hoạt động xây dựng cộng đồng.

Tin tốt lành đó chính là vào mùa xuân năm 2013, Matt sẽ chia sẻ một số bí mật ẩn sâu bên trong của Google và một trong những điều tuyệt vời nhất anh hứa hẹn sẽ mang lại đó chính là Google Webmaster Tools có thể giúp đỡ các quản trị web xử lí sự cố trang web họ. Ít nhất thì điều đó sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách thức xếp hạng vị trí của họ trong khuôn mẫu “trang web chất lượng cao” được Google đưa ra.

Bản cập nhật của Google có gây khó dễ cho bạn hay không? Bạn đã làm thế nào để phục hồi sau lần cập nhật đó? Hãy chia sẻ suy nghĩ và những trải nghiệm của bạn về thuật toán của Google trong phần comment dưới đây.

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam là CEO & Founder của VietMoz, anh thành lập VietMoz Academy năm 2012. Với hơn 11 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, anh Nam từng là huấn luyện viên SEO của rất nhiều trang web nổi tiếng như Vietnamnet, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza